Phạt, truy thu Traphaco gần 1 tỷ đồng
Công ty CP Traphaco đã bị ngành thuế Hà Nội xử phạt, truy thu, nộp tiền chậm nộp tổng số tiền 922.203.961 đồng.
Cục Thuế TP Hà Nội vừa ra Quyết định số 74302 về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Dược Traphaco. Quyết định được ký bởi ông Nguyễn Vân Hồ, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội.
Theo quyết định xử phạt, Traphaco đã khai sai dẫn đến tăng số tiền thuế được hoàn, thiếu số thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó, công ty còn khai sai các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo quy định.
Ngoài ra, Traphaco còn sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền được miễn giảm.
Với các hành vi trên, Công ty CP Traphaco đã bị ngành thuế Hà Nội xử phạt, truy thu, nộp tiền chậm nộp tổng số tiền 922.203.961 đồng.
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường của CTCP Traphaco
Trong một diễn biến liên quan, Đại hội đồng cổ đông bất thường của CTCP Traphaco (HOSE: TRA) đã thông qua việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 dù đã sắp đi hết chặng đường.
Video đang HOT
Cụ thể, Traphaco sẽ điều chỉnh giảm doanh thu từ 2.160 tỷ đồng xuống còn 1.850 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm từ 205 tỷ đồng xuống còn 170 tỷ đồng, tương ứng giảm 17%.
Sở dĩ Traphaco điều chỉnh chỉ tiêu cả năm 2019 do tình hình 6 tháng không mấy khả quan, thậm chí giảm sút rõ rệt khi lợi nhuận sau thuế từ mức 109 tỷ đồng của 6 tháng 2018 xuống còn 65 tỷ đồng. Tương ứng chỉ mới thực hiện được hơn 38% kế hoạch đã điều chỉnh.
Về tình hình thực tế của Traphaco, ban lãnh đạo Công ty cho biết có một số thay đổi lớn như thoái vốn tại một số công ty liên kết và chuyển đổi hình thức hợp đồng dịch vụ với khách hàng lớn, dẫn đến đổi doanh thu kế toán. Còn về lợi nhuận, việc đầu tư nhà máy mới làm tăng chi phí tài chính và giảm lợi nhuận tài chính và khấu hao nhà máy, tác động tới lợi nhuận kế toán.
Lãnh đạo Traphaco cho biết, Công ty đang xem xét thay đổi chiến lược phát triển 2017 – 2020 phù hợp với thực tế xu hướng thị trường, xây dựng kế hoạch năm 2020 khả thi và đảm bảo tăng trưởng.
Traphaco cho biết, thị trường kênh bán hàng nhà thuốc tăng trưởng chậm, trong khi đây là kênh chiếm 92% doanh thu của Công ty. Ngoài ra, do thông tư đấu thầu thuốc chậm ban hành so với dự kiến, thời điểm áp dụng phải cuối năm 2019, nên Công ty không tận dụng được các lợi thế.
Tại Đại hội, cổ đông cũng đã thông qua việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2016 – 2020 đối với ông Marcus John Pitt, thay thế cho vị trí này là ông Ji Chang Won (người Hàn Quốc).
Ngọc Hà
Theo Baodatviet.vn
Âm vốn chủ sở hữu, DongA Bank muốn phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn
"Để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, đảm bảo DongA Bank có giá trị thực của vốn điều lệ đạt mức vốn tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định là 3.000 tỷ đồng, DongA Bank phải thực hiện việc bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo đáp ứng quy định của pháp luật", tờ trình của DongA Bank cho biết.
Âm vốn chủ sở hữu, DongA Bank muốn phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn
Ngày 12/10 tới, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 sau nhiều năm trì hoãn khi phải vào diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước.
Theo tài liệu đại hội cổ đông, DongA Bank đã thuê Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY) đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ của DongA Bank tại thời điểm 31/12/2018.
Số liệu đã kiểm toán của EY cho thấy, tính đến ngày 31/12/2018, kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank có lỗ lũy kế, nguồn vốn chủ sở hữu bị âm.
"Do đó, để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, đảm bảo DongA Bank có giá trị thực của vốn điều lệ đạt mức vốn tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định là 3.000 tỷ đồng, DongA Bank phải thực hiện việc bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo đáp ứng quy định của pháp luật", tờ trình của DongA Bank cho biết.
Về hình thức chào bán cổ phần, ban lãnh đạo ngân hàng này cho hay căn cứ vào tình hình hoạt động hiện nay, DongA Bank chỉ có thể thực hiện tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ.
Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại, DongA Bank không thể thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu được vì không đáp ứng các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11.
Do đó, DongA Bank chỉ có thể chọn hình thức phát hành còn lại là chào bán cổ phần riêng lẻ.
DongA Bank dự kiến sẽ chào bán cho đủ số lượng cổ phần để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ ngân hàng đáp ứng tối thiểu bằng mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng). Giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phần.
Được biết, vốn điều lệ trước khi phát hành của ngân hàng này là 5.000 tỷ đồng, tương ứng với 500 triệu cổ phần.
DongA Bank sẽ ưu tiên phát hành cho cổ đông hiện hữu. Trường hợp cổ đông hiện hữu đăng ký mua cổ phần không đủ số lượng chào bán theo phương án này thì sẽ phát hành cho nhà đầu tư bên ngoài đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.
Số lượng nhà đầu tư tham gia đợt chào bán là dưới 100 người (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp), trong đó, tổng số cổ phần sở hữu sau khi mua thêm phải đáp ứng các quy định sau về giới hạn sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng. Số cổ phần chào bán cho nhà đầu tư tham gia đợt chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày DongA Bank hoàn thành đợt chào bán (trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần đã chào bán của cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp).
"Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phần sẽ được sử dụng để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tài chính để DongA Bank tăng cường năng lực cạnh tranh, tiếp tục phát triển bền vững", ban lãnh đạo DongA Bank cho biết.
Nếu đại hội đồng cổ đông không thông qua phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ; hoặc không có cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư bên ngoài đăng ký mua cổ phần; hoặc cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư bên ngoài có đăng ký mua cổ phần nhưng không mua đủ số lượng cổ phần cần chào bán; hoặc cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư bên ngoài đã đăng ký mua cổ phần nhưng không nộp đủ tiền và đúng thời hạn, HĐQT DongA Bank sẽ báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt DongA Bank, Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước xem xét tái cơ cấu ngân hàng theo phương án khác theo quy định của pháp luật.
Minh Tâm
Theo Vietnamfinance.vn
Bất ổn có bào mòn sức khỏe doanh nghiệp? Năm 2018 là một năm thắng lớn của nhiều doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, nhưng sang năm 2019 thì khác. Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức, khó khăn, thậm chí bất ổn trước các biến động toàn cầu. Khi thế giới trở nên bất thường và bấp bênh... Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng...