Phát triển vùng DTTS: Tìm lời giải cho những con số
Mới đây, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị công bố Kết quả Điều tra lần thứ 2 về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS (Điều tra 53 DTTS).
Những con số được công bố cho thấy, còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết để vùng DTTS và miền núi tiến gần với mặt bằng chung của cả nước.
Cuộc Điều tra 53 DTTS lần thứ 2 được thực hiện từ ngày 1 đến 31/10/2019 tại 5.468 đơn vị hành chính cấp xã; 503 đơn vị hành chính cấp huyện, 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. So với cuộc điều tra lần thứ nhất (năm 2015), cuộc Điều tra 53 DTTS lần thứ 2 ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào điều tra nên chất lượng số liệu được nâng cao, quá trình xử lý thông tin được rút ngắn.
Theo kết quả Điều tra 53 DTTS, tính đến tháng 10/2019, 97,2% số thôn vùng DTTS
đã được sử dụng điện lưới quốc gia
Bên cạnh những đổi thay tích cực trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, thực trạng đói nghèo… những con số điều tra đã chỉ ra “mảng tối” trong bức tranh chung của vùng DTTS. Đó là, đến nay, tại vùng DTTS và miền núi, đường giao thông tại 6.337 thôn, bản vẫn là đường đất, đường tạm, đi lại rất khó khăn; 809 thôn, bản chưa có điện; vẫn còn 1.884 trường học bán kiên cố và đơn sơ; tỷ lệ hộ nghèo DTTS đã giảm nhưng số hộ DTTS có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% lại tăng từ 7 dân tộc (năm 2015) lên 13 dân tộc (năm 2018). Trong đó, có các dân tộc như: La Hủ, Cống, Mảng, Xinh Mun, Vân Kiều, Ơ Đu, Mông, Khơ Mú… Có nhóm dân tộc tuổi thọ trung bình chỉ đạt 54,9 tuổi.
Đánh giá về những con số mà cuộc Điều tra 53 DTTS thu thập được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến cho rằng: Việc tiếp cận dịch vụ xã hội của đồng bào DTTS được cải thiện; nhiều lĩnh vực có kết quả tăng trưởng tích cực… là minh chứng cho thấy, sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội; đảm bảo an sinh vùng DTTS và miền núi. So với 5 năm về trước, vùng DTTS đã từng bước “thay da đổi thịt”, đời sống của đồng bào 53 DTTS nhìn chung được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, “mảng tối” còn tồn tại trong đời sống đồng bào vùng DTTS và miền núi đang đặt ra cho những người làm công tác dân tộc nhiều trăn trở về việc xây dựng được các chính sách phù hợp, hiệu quả …
Video đang HOT
Nếu như trước đây vì thiếu những số liệu điều tra chính xác, công tác dân tộc tại nhiều nơi, nhiều lĩnh vực gặp không ít khó khăn; hiệu quả không như mục tiêu đặt ra; thì với cuộc Điều tra 53 DTTS lần thứ 2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến khẳng định: Kết quả cuộc điều tra là căn cứ có tính pháp lý để đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2015 – 2020 và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Đồng thời, là cơ sở, nền tảng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2030, kế hoạch 5 năm 2021 – 2025…
Thống nhất với nhận định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến – bà Sitara Syed – Phó trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam lưu ý: Các dữ liệu có được sau cuộc điều tra là công cụ hết sức quan trọng và cần thiết để xây dựng các chính sách lớn cho vùng DTTS và miền núi. Các dữ liệu này cần được phổ biến rộng rãi; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBDT, các tổ chức nghiên cứu quốc gia và các tổ chức phát triển quốc tế để có thể tìm lời giải cho những con số chưa đạt như mong muốn.
Đến từ Ngân hàng Thế giới – ông Obert Pimhidzai – chuyên gia kinh tế – cho rằng: Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, khi mà đồng bào vùng DTTS đang gặp những bất lợi về địa lý, địa hình, tỷ lệ hộ nghèo cao. Do đó, các chương trình đặc thù, dành riêng cho đồng bào là rất cần thiết. Việt Nam cần tiếp tục tập trung và đảm bảo nguồn lực cho những địa phương đặc biệt khó khăn, đồng thời, tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách ở các khu vực này. Ngân hàng Thế giới tiếp tục cam kết sẽ cùng UBDT phân tích các dữ liệu của cuộc điều tra sâu hơn. Từ đó, đánh giá lại kết quả thực hiện trong quá khứ, tính đến các chính sách trong tương lai; xem xét xem chính sách nào cần nhân rộng, chính sách nào cần loại bỏ.
Cơ sở nền tảng để hoạch định chính sách dân tộc
Mới đây, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức công bố kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 dân tộc thiểu số (DTTS).
Kết quả của cuộc điều tra đã phần nào khắc họa được "bức tranh" KT-XH vùng DTTS, đây là cơ sở để Đảng và Nhà nước hoạch định chính sách dân tộc những năm tiếp theo.
Vùng đồng bào DTTS đã có nhiều sự thay đổi tích cực trong những năm qua. Ảnh: Cẩm Linh
Ghi nhận bước phát triển mới
Theo số liệu được công bố, trên phạm vi cả nước, có 5.468 xã vùng DTTS và miền núi, chiếm 49% tổng số xã của toàn quốc. Những nỗ lực đưa điện đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của Đảng và Nhà nước trong hơn 4 năm qua đã được thể hiện rõ qua sự cải thiện về tỷ lệ thôn thuộc các vùng DTTS được tiếp cận điện lưới quốc gia. Năm 2019, 98,6% số thôn thuộc các xã vùng DTTS và miền núi đã được tiếp cận điện; trong đó, tỷ lệ thôn được sử dụng điện lưới quốc gia chiếm 97,2%, tăng 4,2% so với năm 2015.
Tỷ lệ hộ DTTS vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2019 là 19,7%. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp các hộ DTTS có nguồn lực phát triển kinh tế, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo động lực để thoát nghèo.
Khoảng cách trung bình từ trung tâm xã vùng DTTS và miền núi đến trung tâm huyện là 16,7km. Phần lớn các đường giao thông từ trung tâm xã DTTS đến trung tâm huyện đã được cứng hóa với tỷ lệ km được cứng hóa (trải nhựa hoặc bê tông) đạt 95,2%; gần 90% các thôn thuộc vùng DTTS đã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa. Hầu hết các xã vùng DTTS và miền núi đã có trạm y tế, chiếm 99,5%, tương đương với kết quả điều tra năm 2015. Cả nước có gần 21.600 trường học và 26.500 điểm trường vùng DTTS tương ứng tăng hơn 3.800 trường và giảm 2.300 điểm trường so với năm 2015.
Mặt khác, cuộc điều tra ghi nhận, các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam được thực hiện rất hiệu quả. Từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trên phạm vi cả nước liên tục giảm. Mặc dù vậy, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn khá cao ở các hộ DTTS (35,5%), cao gấp 3,5 lần tỷ lệ chung của toàn quốc. Tỷ lệ hộ DTTS nghèo và cận nghèo ở khu vực biên giới là 48,4%, cao gấp 1,4 lần khu vực khác (34,4%); khu vực nông thôn là 39,4%, cao xấp xỉ 4 lần khu vực thành thị (11%).
Gần như toàn bộ các hộ DTTS đã có nhà ở (đạt 99,8%); trong đó 95% số hộ có nhà riêng, 5% hộ ở nhà thuê, mượn. Phần lớn các hộ DTTS đều sống trong các ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố, chiếm tỷ trọng 79,2%.
Giai đoạn 2015-2019, tỷ trọng lao động DTTS có việc làm theo khu vực kinh tế có sự dịch chuyển khá tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Cơ sở nền tảng để hoạch định chính sách dân tộc
Tại buổi công bố, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khẳng định, điều tra, thu thập thông tin về KT-XH 53 DTTS là cuộc điều tra rất quan trọng, được điều hành bởi các nhà chuyên môn giàu kinh nghiệm. Kết quả điều tra cung cấp toàn diện thông tin về dân số và phân bố dân cư; thực trạng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế; thực trạng đói nghèo; tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; y tế và vệ sinh môi trường nông thôn; về cán bộ, đảng viên; di cư tự do; tôn giáo, tín ngưỡng; an ninh nông thôn... của vùng DTTS và miền núi.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, kết quả điều tra cho thấy, trong 5 năm qua, Đảng và Nhà nước (trực tiếp là Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ), các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đặc biệt, dành nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh ở vùng DTTS và miền núi đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Vùng DTTS và miền núi đã có bước phát triển mới, đời sống của đồng bào được nâng lên rõ rệt.
"Kết quả điều tra 53 DTTS là nguồn thông tin, số liệu quan trọng giúp Đảng, Quốc hội và Chính phủ điều hành, hoạch định chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS, trong đó, đặc biệt là các chính sách liên quan trực tiếp đến người DTTS. Kết quả cuộc điều tra này là căn cứ có tính pháp lý để đánh giá kết quả thực hiện các chính sách dân tộc giai đoạn 2015-2020 và chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020; chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2030, kế hoạch 5 năm 2021-2025, chuẩn bị văn kiện phục vụ đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số từ 15% số hộ trở lên Theo thông tin từ Ủy ban Dân tộc, Chính phủ đã đưa nội dung về Đề án tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS) vào Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 10-3-2020 của Chinh phu tại Phiên hop Chinh phu thương ky thang 2-2020. Trong đo, Chinh phu cơ ban thông nhât vơi đê nghi cua Uy ban Dân...