Phát triển văn hóa, giáo dục: Trọng tâm là văn hóa đọc
Sau một thời gian đi vào cuộc sống, Pháp lệnh Thư viện năm 2000 đã bộc lộ nhiều bất cập, do đó Luật Thư viện đã được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 21/11/2019, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Xe thư viện lưu động được trang bị rất nhiều sách báo, máy tính và nhiều phương tiện hiện đại.
Trước đó, ngày 15/3/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó khẳng định quan điểm phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước…
Quyết tâm phát triển văn hóa đọc
Nếu Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 quy định thư viện chỉ bao gồm 2 loại hình là thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành, đa ngành, thì Luật Thư viện bổ sung nhiều loại hình thư viện ngoài công lập như: Thư viện quốc gia Việt Nam; thư viện công cộng; thư viện chuyên ngành; thư viện lực lượng vũ trang; thư viện đại học; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
Cha mẹ Việt đang dần tạo cho con thói quen đọc sách.
Như vậy, có thể thấy với việc quy định nhiều loại hình như vậy đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.
Cũng với mục tiêu này, ngày 25/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Và lần đầu tiên, ngày 21/4 hàng năm được đưa vào Luật Thư viện trở thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm phát triển một xã hội có thói quen, văn hóa đọc.
Cũng theo Luật Thư viện, việc phát triển văn hóa đọc được thực hiện thông qua các hoạt động như: Tổ chức các hoạt động nhằm hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc sách, khai thác thông tin cho trẻ em tại các thư viện trường học và thư viện công cộng; phát triển kỹ năng thông tin cho người sử dụng thư viện trong tìm kiếm, đánh giá, khai thác và sáng tạo thông tin, tri thức; đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với các thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, kiến thức từ các thư viện số dùng chung qua thiết bị điện tử di động; sử dụng các dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin thư viện.
Nói về tầm quan trọng của văn hóa đọc với sự phát triển của một quốc gia, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng nhấn mạnh: “Ham đọc sách để chấn hưng văn hóa đọc của người dân Việt Nam, để mỗi người dân Việt Nam đều học cả đời, đọc sách cả đời. Chấn hưng văn hóa đọc cũng chính là chấn hưng cái gốc của một dân tộc”.
“Trong thời đại công nghệ thông tin, CMCN 4.0… Nhưng, loài người nói chung, dân tộc ta nói riêng muốn vươn lên thì nhất định phải nâng cao dân trí, tăng cường phổ biến tri thức, phải học nhiều hơn, đọc nhiều hơn.
Xa xưa đọc trên đá, trên trúc, tới đây đọc điện tử, nhưng đọc và sách sẽ mãi còn lại. Điều quan trọng là chúng ta phải khơi dậy cảm hứng để mọi người Việt Nam dành thời gian nhiều hơn cho việc đọc, việc học”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết 5 năm Ngày Sách Việt Nam tổ chức ngày 18/4/2029.”
Những con số “biết nói”
Ở nước ta, văn hoá đọc đã có những bước phát triển vượt bậc, thể hiện ở những con số sau đây: Trước năm 1975, cả hai miền Bắc và Nam xuất bản hàng năm được khoảng chưa đầy 4.000 tên sách, Ngày nay hàng năm xuất bản khoảng xấp xỉ 25.000 tên sách, tăng gấp 6 lần, gần đây tốc độ gia tăng hàng năm khoảng 10%. Cả nước hiện nay đang xuất bản khoảng gần 400 tên báo, tạp chí, nhiều báo có số lượng xuất bản mỗi số lên tới 500.000 bản.
Ngày nay, hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Trong nhóm thư viện phục vụ công chúng rộng rãi còn phải kể tới 10.000 tủ sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000 điểm bưu điện văn hoá xã.
Tại các vùng nông thôn Việt Nam đã có khoảng 3 vạn điểm đọc sách báo cho người dân. Quy mô của các thư viện tỉnh và huyện ngày càng được mở rộng về số lượng bản sách, nhân viên phục vụ, trụ sở thư viện và kinh phí hoạt động…
Video đang HOT
Các thư viện tỉnh đang trong giai đoạn tự động hoá, chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử/thư viện số.
Ngày xuân, nhiều gia đình cho con đi mua sách.
Đó là chưa kể tới các hệ thống thư viện khác như: thư viện trường phổ thông, thư viện trường đại học, thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện quân đội… có mặt tại hầu khắp các cơ quan chủ quản.
Tuy nhiên, văn hoá đọc của người Việt còn có những mặt hạn chế nhất định như: chưa hình thành được một chiến lược phát triển văn hoá đọc và các kế hoạch phát triển văn hoá đọc trên bình diện quốc gia, nhằm liên kết, phối hợp các thành phần, các lực lượng của văn hoá đọc, mặc dù mục tiêu đã được Đảng, Chính phủ vạch ra rất rõ ràng là xây dựng một xã hội học tập, một xã hội ham đọc.
Sự phân bố tài liệu đọc giữa thành thị và nông thôn mất cân đối: hệ thống thư viện công cộng mới phủ kín tỉnh và huyện, còn vùng nông thôn rộng lớn là xã, thôn mới chỉ phát triển rất ít và nghèo nàn về nội dung; sách và báo-tạp chí xuất bản được tiêu thụ chủ yếu mới chỉ ở các thành phố lớn, tỉnh lỵ và huyện lỵ.
Công tác xuất bản có xu hướng cho ra đời các bộ sách dày trên nhiều lĩnh vực, thực chất chỉ nhằm vào những người đọc có thu nhập cao trong xã hội… Tuy số lượng sách hàng năm đã đạt khoảng 26.000 tên, nhưng có tới 80% là sách giáo khoa giáo trình.
Một khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách, và 26% hoàn toàn không đọc sách. Trong khi người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan (Trung Quốc) đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần, Hàn Quốc 3 giờ/tuần,… thì người Việt Nam trung bình đọc chưa tới 1 giờ/tuần.
Hiện người Việt thụ hưởng 4,2 cuốn sách mới mỗi năm, nhưng trong đó 2,3 cuốn là sách giáo khoa, đồng nghĩa mỗi người mỗi năm chỉ thực sự thụ hưởng gần 2 cuốn sách mỗi năm. Đây là tỉ lệ rất thấp trên thế giới. Malaysia là một nước gần Việt Nam, nhưng mỗi người dân trung bình được thụ hưởng 12 cuốn sách mỗi năm, gấp 4 lần Việt Nam.
Chưa dừng lại ở đó, một khảo sát mới đây của một tờ báo nhắm vào đối tượng là giới trẻ cho thấy kết quả đáng quan ngại. 98% giới trẻ cho biết họ không hề đọc quyển sách nào trong tuần qua; 80% bạn trẻ không đụng đến sách suốt một năm qua và chỉ 12% bạn trẻ trong nhóm 20-30 tuổi cho biết bản thân có đọc sách, truyện khác ngoài sách chuyên môn. Điều này cho thấy văn hóa đọc của người Việt đang còn quá thấp.
Số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho thấy tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng thư viện công cộng rất thấp, chỉ 0,057 dân số, tương đương khoảng 564.000 người/ 90 triệu dân. Nếu so với mục tiêu phấn đấu 85% người dân (trong đó 90% là học sinh, sinh viên) sử dụng thư viện theo đề án mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/3/2019, độ vênh là vô cùng lớn. Trong khi, mỗi ngày trung bình những người trẻ dành đến hai giờ đồng hồ để lướt Facebook.
Với những con số như vậy, đương nhiên, Việt Nam hoàn toàn không có tên trong danh sách 61 nước có số lượng người đọc sách cao trên thế giới.
“Chúng tôi đi khảo sát nhiều trường học tại TP HCM và nhiều tỉnh thành, điều đáng buồn là số trường học quan tâm đến chất lượng giờ đọc sách của học sinh còn rất ít, nhiều thư viện chưa tạo được sức hút nếu không nói là quá nhàm chán, nhiều đầu sách không phù hợp với học sinh” – ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho biết.
Chở văn hóa đọc đi muôn nơi
Những năm gần đây, Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động để phát triển văn hóa đọc. Sau 5 lần tổ chức, “Ngày Sách Việt Nam” ngày càng phong phú về nội dung cũng như số lượng người tham gia.
Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2019 do Vụ Thư viện, Bộ VH-TT&DL và Trung tâm Hợp tác trí tuệ Việt Nam (VICC) phối hợp tổ chức. Hơn 100 nghìn học sinh đang theo học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các loại hình giáo dục ở 44 tỉnh, thành phố trên cả nước đã tham gia hưởng ứng cuộc thi.
Triển khai từ đầu năm 2016, “Dự án xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện” mang tên “Ánh sáng tri thức” do Vụ Thư viện, Bộ VH-TT&DL phối hợp Quỹ Thiện tâm đã trao 5 xe tặng các tỉnh: Sơn La, Quảng Nam, Gia Lai, Nghệ An, An Giang. Năm 2018, dự án tặng 8 xe tại 8 tỉnh: Lạng Sơn, iện Biên, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam ịnh, Quảng Bình, Lâm ồng và Cà Mau… Năm 2019, dự án tiếp tục trao tặng 31 xe thư viện cho 31 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mỗi xe được trang bị hơn 4.500 cuốn sách, một máy chủ, sáu máy tính xách tay, một ti-vi, một bộ máy chiếu – màn hình chiếu, một máy phát điện, một ổn áp, một loa tăng âm, một trăm ghế nhựa và năm dù cỡ lớn…
Sau khi nhận xe, thư viện các tỉnh đã tích cực đưa xe ô tô thư viện lưu động đến phục vụ trong trường học, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến các đồn biên phòng, trại giam… Các xe ô tô thư viện lưu động đã tạo ra sân chơi có ý nghĩa cho trẻ em như “ọc sách vì ngày mai”, đồng thời thực hiện các buổi tuyên truyền và phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình, nói không với ma túy… Với người khiếm thị, những chuyến xe thư viện lưu động mang lại cơ hội cho họ được nghe sách nói, chạm vào những cuốn sách nổi cũng như được hỗ trợ về công nghệ để tiếp cận kiến thức.
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy:
“Luật Thư viện được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với ngành Văn hóa và thư viện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc, đảm bảo cho người dân có điều kiện tiếp cận thư viện và tri thức tốt hơn, thực hiện việc học tập suốt đời thuận lợi ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
Các hoạt động thư viện cũng sẽ đi sâu, đi sát với đời sống của người dân nhờ Luật. Dù mới được Quốc hội thông qua nhưng ngay từ bây giờ, công tác tuyên truyền Luật phải dần được thực hiện nghiêm túc để khi Luật chính thức có hiệu lực, nhận thức của công chúng về Luật sẽ rõ ràng. Ý thức tuân thủ Luật cũng sẽ được nâng cao”.
Bà Vũ Dương Thúy Ngà – Vụ trưởng Vụ Thư viện:
“Luật Thư viện được xây dựng hướng đến thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động thư viện. Luật Thư viện cũng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện; khuyến khích xã hội hóa các hoạt động thư viện; kiện toàn, củng cố, chuẩn hóa thư viện công lập và khuyến khích phát triển thư viện ngoài công lập.
Ngoài ra, Luật cũng sẽ giúp chuẩn hóa hoạt động thư viện, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thư viện số và đẩy mạnh liên thông thư viện. Bên cạnh đó, với Luật, người dân cũng có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các hoạt động thư viện với hành lang pháp lý cao nhất, thực hiện phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Luật Thư viện được xây dựng dựa trên các nguyên tắc hoạt động thư viện. Người sử dụng làm trung tâm là một trong những nội dung cơ bản của Luật”.
Ông Bùi Xuân Trường – Sở VH-TT&DL Hòa Bình:
“Mong muốn Nghị định quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Thư viện sau khi được ban hành khuyến khích các thư viện không ngừng mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng các thư viện tự giới hạn mình trong khuôn khổ nhất định, kén bạn đọc”.
Ông Lê Hoàng- Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam:
“Bộ GD&ĐT cần sớm nghiên cứu để đưa giờ đọc sách thành tiết học chính khóa trong chương trình phổ thông. Môn Thư viện, môn Văn hóa đọc cần được thành hình trong thời gian sớm nhất có thể vì các nước trong khu vực đã làm điều này từ rất lâu. Chúng tôi đi khảo sát nhiều trường học và cảm thấy vui khi nhiều trường đã tự thiết kế giờ đọc sách cho học sinh trong trường.
Thế nhưng, đó là những trường chấp nhận “xé rào” và thật sự tâm huyết, số này không đủ để tạo được thói quen đọc sách cho cộng đồng. Tại các quốc gia phát triển, tiết đọc sách là giờ học bắt buộc và vận hành rất bài bản, trong khi chúng ta chưa hề có điều này. Theo tôi phải bổ sung để giúp trẻ có môi trường tiếp cận với sách từ sớm”.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh:
“Việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức từ gia đình đến trường học. Ba mẹ không đọc sách, không tìm nguồn sách phù hợp, thư viện trường nghèo nàn đầu sách, chương trình học “thiếu vắng” giờ đọc sách… là những nguyên nhân chính khiến trẻ em Việt ít mặn mà với văn hóa phẩm.
Thực trạng này rất đáng báo động và cần sớm có hướng giải quyết. Nếu không giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách từ sớm thì càng lớn lên việc này càng khó khăn. Dúi cuốn sách vào tay một đứa trẻ 13, 14, 15 tuổi trước nay suốt ngày chỉ quen cắm mắt vào game trên máy tính, ép em đọc, vì những lý do cao cả “khám phá kho báu tri thức” hay “nâng cao văn hóa đọc” như người lớn vẫn hay nói là một việc quá muộn màng, vì vậy quá nhọc nhằn, giống như ép một người chuyển máy bay khi máy bay đang ở trên không”.
Thùy Dương
Theo baophapluat
Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa đọc
Xã hội hóa là một xu hướng và là một nguyên tắc quan trọng để phát triển văn hóa, giáo dục nói chung và thư viện nói riêng.
Việc thu hút các cá nhân và tổ chức tham gia xây dựng phát triển văn hóa đọc và sự nghiệp thư viện giúp huy động những đóng góp của xã hội vào phát triển sự nghiệp thư viện.
Cần xã hội hóa từ thư viện
Theo báo cáo của đại diện Thư viện Quốc gia tại Hội thảo "Các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa đọc" do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 20/9, giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa đọc phải gồm các nội dung: Xã hội hóa trong truyền thông, quảng bá thư viện, tổ chức chuyên môn, nâng cấp cơ sở vật chất, phòng chuyên môn, nguồn lực thông tin... Để thực hiện được những nội dung trên, các thư viện trong cả nước phải tăng cường công tác truyền thông; vận động và kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng chung tay góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thư viện.
Thư viện là ngôi trường thứ hai rèn luyện văn hóa đọc cho sinh viên sau giảng đường. Xã hội hóa trong hoạt động thư viện là một trong những giải pháp tối ưu hỗ trợ thư viện phát triển đa dạng nguồn tài liệu, đào tạo nguồn nhân lực hay đầu tư trang thiết bị ngoài nguồn kinh phí từ nhà trường. Nhiều thư viện thực hiện xã hội hóa trong chuyển giao chuyên môn thông qua các hình thức tự đào tạo lẫn nhau qua các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, hội thảo...
Mô hình thư viện thôn Đông Dương, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Bà Phạm Thu Hạnh - Trưởng phòng Nghiệp vụ phong trào cơ sở Thư viện Hà Nội cho biết: Những năm qua, hệ thống thư viện Hà Nội có khoảng hơn 1 nghìn thư viện, tủ sách cơ sở thường xuyên được củng cố và phát triển mới. Mỗi thư viện khi mới thành lập đều được Thư viện Hà Nội hỗ trợ sách và các tài liệu chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, Thư viện Hà Nội thường xuyên mở các đợt khảo sát, kiểm tra hoạt động của các thư viện để có sự điều chỉnh kịp thời, đồng thời qua đó nắm được tình hình hoạt động của mỗi thư viện để có những định hướng phát triển cụ thể.
Xã hội hóa trong hoạt động thư viện là nhu cầu tất yếu, khách quan của quy luật phát triển xã hội đồng thời là chủ trương của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát triển đất nước thời kỳ đổi mới và hội nhập. Vì vậy để công tác xã hội hóa thư viện đạt kết quả tốt cần có sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng xã hội thì sách mới đến được với đông đảo độc giả.
Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh xã hội hóa, văn hóa đọc nói chung và ngành thư viện Việt Nam đã được hỗ trợ nhiều mặt như phát triển vốn tài liệu, nguồn lực thông tin, tăng cường cơ sở vật chất và công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ người làm công tác thư viện và hình thành mạng lưới thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trong cả nước.
Ngành thư viện đã xúc tiến một số dự án như trang bị xe ô tô lưu động đa phương tiện cho các địa phương để mang sách đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Dự án mới triển khai nhưng số lượng người được thụ hưởng tăng rất nhanh. Dự án nâng cao việc sử dụng máy tính công cộng, trang bị sách cho trường học, thư viện cộng đồng... giúp người dân có thêm nguồn tài liệu phong phú.
Sự chung tay của xã hội
Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Vũ Dương Thúy Ngà khẳng định: Sự chung tay của xã hội đóng góp về trí tuệ, về công sức, tài chính sẽ thúc đẩy văn hóa đọc phát triển. Đó là một nhiệm vụ, đồng thời cũng là một giải pháp để đẩy mạnh sự phát triển của văn hóa đọc. Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh xã hội hóa, văn hóa đọc nói chung và ngành thư viện Việt Nam đã có được sự hỗ trợ nhiều mặt như phát triển vốn tài liệu, nguồn lực thông tin, tăng cường cơ sở vật chất và công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ người làm công tác thư viện và hình thành một mạng lưới thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trong cả nước.
Trong những năm gần đây, chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động thư viện nói riêng của Đảng và Nhà nước đã và đang có những tác động tích cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước. Thông qua đó, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, để thúc đẩy xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa đọc, cần thực hiện nhiều nội dung. Từ định hướng trong Đề án "Phát triển văn hóa đọc cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", ngành Thư viện đã xúc tiến một số dự án như: Trang bị xe ô tô lưu động đa phương tiện cho các địa phương để mang sách đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tuy mới triển khai nhưng số lượng người được thụ hưởng rất nhiều; dự án nâng cao việc sử dụng máy tính công cộng, trang bị sách cho trường học, thư viện cộng đồng... để có thêm nguồn tài liệu phong phú.
Xã hội hóa các hoạt động thư viện được xem là biện pháp tích cực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà công tác thư viện, nhất là thư viện cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đang gặp khó khăn về kinh phí, chế độ chính sách đầu tư nhằm phát triển văn hóa đọc.
Để thúc đẩy văn hóa đọc phát triển, tạo môi trường cho người dân học tập suốt đời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ký kết chương trình phối hợp công tác với Bộ Thông tin truyền thông về tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm bưu điện văn hóa xã giai đoạn 2013-2020; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện.
Bên cạnh đó, Vụ Thư viện còn phối hợp với các cơ quan tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tăng cường hợp tác, đẩy mạnh xã hội hóa thúc đẩy văn hóa đọc; vận động, quyên góp và nhận tài trợ hàng ngàn cuốn sách có giá trị, trang thiết bị thư viện từ các tổ chức, cơ quan, cá nhân... Vụ Thư viện làm đầu mối nhận và trao tặng lại các nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức để hỗ trợ các thư viện, tủ sách ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Nhờ sự tài trợ từ các nguồn xã hội hóa, bộ mặt thư viện Việt Nam đã có sự thay đổi, cơ sở vật chất và việc triển khai công nghệ mới được tăng cường.
Trong những năm gần đây, chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động thư viện nói riêng của Đảng và Nhà nước đã và đang có những tác động tích cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước. Thông qua đó, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập. Trong Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", việc đẩy mạnh xã hội hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ giải pháp quan trọng.
Theo lao động thủ đô
Phát triển văn hóa đọc: Cần những "cú hích" mạnh hơn Mặc dù vẫn còn đó những trăn trở về sự xuống dốc trong văn hóa đọc song bằng những tín hiệu đáng mừng sau hai năm thực hiện, triển khai "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", công chúng có thể tin tưởng vào sức sống mãnh liệt của văn hóa đọc trong đời...