Phát triển trường mầm non ngoài công lập – tận dụng nguồn lực xã hội hóa
Phát triển các trường mầm non ngoài công lập là cần thiết, không chỉ chia sẻ gánh nặng với trường công mà còn đáp ứng tốt nhu cầu nuôi dạy trẻ chất lượng từ nguồn lực xã hội hóa.
Trường mầm non NCL chia sẻ gánh nặng cho các trường công. Ảnh minh họa
Giúp giảm tải trường công lập
Mạng lưới trường lớp mầm non tuy đã phát triển mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, đặc biệt trường, lớp ở khu vực thành phố, thị xã, khu đô thị đông dân cư và khu công nghiệp. Việc hình thành hệ thống trường mầm non tư thục đã và đang cho thấy sự cần thiết của mô hình này.
Tại nhiều địa phương cho thấy việc quan tâm phát triển đến hệ thống các trường mầm non ngoài công lập đã và đang là một hướng đi đúng, phù hợp với sự phát triển chung của kinh tế – xã hội.
Ở Quảng Ninh, đến nay các huyện thị và thành phố trên toàn tỉnh đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trường, lớp, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến trường, lớp mầm non. Quy mô, mạng lưới cơ sở GDMN được duy trì ổn định và không ngừng phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trên địa bàn.
Video đang HOT
Phát triển các trường MNNCL đáp ứng nhu cầu nuôi dạy trẻ của người dân
Loại hình GDMN được phát triển đa dạng. Trường, lớp ngoài công lập phát triển mạnh tại các thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và khu vực đông dân cư. Tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển đã thu hút được các nhà đầu tư phát triển cơ sở GDMN có chất lượng tầm cỡ quốc tế. Với 10/14 địa phương có trường mầm non ngoài công lập, thành phố Hạ Long là địa bàn có tỷ lệ trường ngoài công lập đứng đầu trong tỉnh.
Nằm trong vũng lõi đồng bằng sông Hồng, theo NGƯT Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định: Tính đến tháng 5/2019, toàn tỉnh có 261 trường mầm non, trong đó có 4 trường mầm tư thục và 121 nhóm, lớp độc lập (70 nhóm, lớp đã được cấp phép đạt 57,85%). Đến 31/7/2019, toàn tỉnh đã sáp nhập 43 trường, giảm 22 trường, đến nay còn 244 trường (240 trường MN công lập, 04 trường MN tư thục).
Nam Định nhận thấy việc phát triển hệ thống trường này là cần thiết. Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng quản lý các nhóm trẻ tư thục. Những biện pháp quyết liệt và triệt để trên cũng nhằm quan tâm phát triển hệ thống các trường MN ngoài công lập, để hệ thống này đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đề ra, thực sự giúp giảm tải cho các trường công lập.
Huy động nguồn lực phát triển GD mầm non ngoài công lập
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho biết: Chúng tôi đã khảo sát nắm tình hình hoạt động có những trợ giúp phù hợp, Sở GD&ĐT đã tiến hành kiểm tra cơ sở GDMN độc lập tư thục tại huyện Nghĩa Hưng, TP Nam Định, Nam Trực… và tiến hành thống kê rà soát các cơ sở GDMN độc lập tư thục và báo cáo thực trạng, tham mưu với UBND tỉnh quản lý loại hình mầm non tư thục. UBND tỉnh cũng đã có công văn chỉ đạo sâu sát và yêu cầu có những quan tâm để phát triển đáp ứng yêu cầu thực tế.
Mỗi ngày đến trường với trẻ là một ngày vui
Đến nay, nhìn chung hệ thống các trường MNNCL trên địa bàn tỉnh Nam Định đều đi vào hoạt động ổn định, chất lượng đạt yêu cầu đề ra. Đặc biệt do có sự trợ giúp của phòng chuyên môn nên các cơ sở này không có hiện tượng GV yếu kém về nghiệp vụ dẫn đến những sai sót trong quá trình nuôi dạy trẻ. Sau khi kiểm tra, Sở cũng kiên quyết yêu cầu giải thể các nhóm, lớp mẫu giáo độc lập tư thục chưa được cấp phép, không đủ điều kiện hoạt động.
Thực tế Nam Định cho thấy, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND địa phương tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực để phát triển GDMN, chú trọng phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện, đặc biệt ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ.
Tham mưu để có cơ chế, chính sách phát triển GDMN ngoài công lập theo hướng xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ đặc biệt ở những địa phương có khu công nghiệp và đông dân cư, khuyến khích thành lập trường mầm non tư thục ở những nơi có điều kiện. Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập và tỷ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục ở các cơ sở GDMN ngoài công lập. Hỗ trợ, nâng cao chất lượng và tăng cường quản lý các nhóm lớp độc lập tư thục.
Học phí mầm non ngoài công lập ở Hà Nội gần 400 triệu đồng mỗi năm
Trường Quốc tế Đa cấp Anh - Hà Nội (BIS) và Quốc tế Hà Nội (HIS) là hai trong số những trường ngoài công lập thu học phí bậc mầm non cao nhất, lên đến gần 400 triệu đồng.
Tại trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội (UNIS Hanoi), học phí bậc mầm non năm học 2020-2021 là 7.900 USD cho lớp Discovery học nửa ngày. Mức thu đối với lớp Discovery học cả ngày là 11.500 USD, mầm non 1 là 14.665 USD và 19.085 USD cho lớp mầm non 2. Các khoản thu bắt buộc khác gồm phí ghi danh (1.000 USD), phí xây dựng (1.500-3.000 USD). Ảnh: Unishanoi.
Trường Quốc tế ParkCity Hanoi (ISPH) cung cấp chương trình học tập cho học sinh từ 3 đến 18 tuổi. Trường chưa công bố học phí năm học 2020-2021 trên website. Năm 2019-2020, học phí bậc mầm non là 275,8 triệu đồng (đóng nguyên năm), 303,4 triệu đồng (đóng theo kỳ). Ngoài ra, trường thu 3,7 triệu đồng phí đăng ký tuyển sinh. Trường thu 18,65 triệu đồng phí ghi danh. Học sinh cần nộp 46,6 triệu đồng/năm phí xây dựng trường và 35 triệu đồng phí đặt cọc. Ảnh: Parkcityhanoi.
Trường Quốc tế Đa cấp Anh - Hà Nội (BIS) dạy từ bậc mầm non đến lớp 13. Ở bậc mầm non, hai năm đầu, phụ huynh có thể cho con học nửa ngày với học phí 190,9-200,6 triệu đồng. Nếu chọn chương trình học cả ngày, học phí tăng dần qua các năm từ 258,3 triệu đồng (năm 1), 271,7 triệu đồng (năm 2) lên 384,6 triệu đồng (năm 3). Phụ huynh cho con vào BIS học mầm non còn cần đóng 3,5 triệu phí đăng ký tuyển sinh, 23,6 triệu phí tuyển sinh, và 23,6 triệu tiền đặt cọc. Ảnh: Nordangliaeducation.
Trường Quốc tế Đa cấp Anh Việt Hoàng gia (BVIS) thu học phí bậc mầm non năm học 2020-2021 từ 202,6-274,4 triệu đồng. Ngoài ra, các khoản thu bắt buộc khác với học sinh mầm non gồm 3,5 triệu phí đăng ký tuyển sinh, 23,6 triệu phí tuyển sinh, và 35,4 triệu đồng tiền đặt cọc. Ảnh: Nordangliaeducation.
Trường Quốc tế Hà Nội (HIS) thu học phí 383,04 triệu đồng cho bậc mầm non. Bên cạnh đó, phụ huynh đóng thêm 4,5 triệu đồng phí kiểm tra đầu vào, 24 triệu đồng phí nhập học và 30 triệu đồng phí giữ chỗ (đóng cuối năm học nếu phụ huynh muốn cho con học tiếp vào năm sau). Ảnh: Mapio.
Trường Song ngữ Quốc tế Horizon (HIBS) ở Hà Nội cung cấp chương trình quốc tế cho học sinh mẫu giáo. Học phí năm học 2020-2021 là 199,5 triệu đồng. Ngoài ra, các khoản phí khác gồm phí kiểm tra đầu vào 600.000 đồng, phí nhập học 25 triệu đồng, tiền ăn 21 triệu đồng. Ảnh: HIBS.
Trường Quốc tế Singapore ở Gamuda Gardens dạy bậc mầm non với học phí 130,98 triệu đồng nếu học cả ngày, 104.933.000 đồng học nửa ngày có ăn trưa. Học sinh sẽ nộp 95.165.000 đồng học nửa ngày không ăn trưa và 189.200.000 đồng cho lớp dự bị tiểu học. Ngoài ra, học sinh mầm non cần đóng 11 triệu đồng phí đặt cọc. Khoản thu này đối với lớp dự bị tiểu học là 16 triệu đồng. Ảnh: Kiddihub.
Đặc trưng của hệ thống giáo dục Thụy Điển Theo quy định của luật giáo dục tại Thụy Điển, tất cả trẻ em và thanh thiếu niên đều có quyền lợi học tập giống nhau, không phân biệt giới tính, nơi sinh sống hoặc các điều kiện về xã hội hoặc kinh tế. Chính yếu tố này khiến Thụy Điển được mệnh danh là quốc gia của nền "giáo dục tương lai"...