Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, yêu cầu công tác thủy lợi là đổi mới căn bản, bền vững để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của hệ thống công trình thủy lợi nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh.
Đập dâng Văn Phong thuộc hợp phần khu tưới Văn Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định), luôn bảo đảm nước tưới ổn định cho hơn 23.000 ha đất nông nghiệp.
Phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi
Năm 1945, khi đất nước vừa giành được độc lập, Chính phủ đã ban hành các sắc lệnh về bảo vệ đê điều, hộ đê phòng lụt, bảo vệ quản lý hệ thống nông giang, mở rộng diện tích tưới – thủy lợi, coi đây là biện pháp hàng đầu để bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp. Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, đến nay, chúng ta đã xây dựng được hệ thống thủy lợi tương đối hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ cấp nước, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế, góp phần phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, do kết cấu hạ tầng thủy lợi được xây dựng qua nhiều giai đoạn, trong đó có nhiều công trình thủy lợi được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, lại thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên cho nên số lượng công trình thủy lợi xuống cấp và hư hỏng hằng năm khá lớn, công trình do dân quản lý ít được tu sửa. Hiện công trình thủy lợi lớn, công trình liên vùng đã được tập trung đầu tư và chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho lúa, dân sinh; công trình phục vụ cấp nước cho cây trồng cạn, nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm đúng mức. Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi vẫn chủ yếu phụ thuộc ngân sách nhà nước. Một số hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, phần lớn hệ thống kênh mương nội đồng chưa được hoàn thiện. Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động không hiệu quả còn chiếm tỷ trọng khá lớn.
Trong khi đó, tác động từ biến đổi khí hậu, với diễn biến mưa lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, xâm nhập mặn… diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và dân sinh. Gần 70% dân số có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai, ô nhiễm liên quan đến nước. iển hình như năm 2019, cùng thời điểm, khi khu vực Nam Trung Bộ xảy ra hạn hán nghiêm trọng, thì miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ lũ lụt, ngập úng gây thiệt hại lớn. Năm 2020, diễn biến bất thường của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, hoạt động phát triển kinh tế – xã hội đất nước, đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tạo sức ép lớn lên công tác thủy lợi, tác động làm suy giảm nguồn nước, sụt lún đất, lấn chiếm không gian cho tiêu thoát nước, gây sạt lở bờ sông, bờ biển. Mức độ ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn, các khu tập trung dân cư rất nghiêm trọng. ặc biệt, việc các quốc gia ở thượng nguồn các sông quốc tế triển khai đầu tư xây dựng, hoặc có kế hoạch xây dựng các hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông, dự báo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến vùng hạ du tại Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Dự kiến lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm 97% ở thời điểm năm 2040, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh.
Video đang HOT
Bảo đảm an ninh nguồn nước
Với mục tiêu phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, đồng thời, chủ động phòng, chống và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn các lưu vực sông; góp phần xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai, trong thời gian tới, ngành thủy lợi cần tập trung triển khai vào thực hiện các nội dung của Luật Thủy lợi, Chiến lược Thủy lợi Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Muốn vậy, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường thực thi pháp luật về thủy lợi: Nâng cao nhận thức của xã hội về hoạt động thủy lợi, tăng cường thực thi pháp luật, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thủy lợi bảo đảm đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi từ Trung ương đến địa phương bảo đảm đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với quản lý khai thác; sắp xếp tổ chức đơn vị sự nghiệp thủy lợi, tổ chức thủy lợi cơ sở tinh gọn, theo hướng cung cấp dịch vụ đa dạng, tự chủ tài chính, phát huy vai trò chủ thể của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. ào tạo nâng cao năng lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động thủy lợi, hình thành đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trong công tác thủy lợi ở Trung ương và địa phương.
Xây dựng tầm nhìn, kịch bản phát triển trên cơ sở xem xét tác động từ biến đổi khí hậu, phát triển ở thượng nguồn các lưu vực sông quốc tế, phát triển nội tại vùng quy hoạch, giải quyết các tác động cực đoan như hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi có trọng tâm, trọng điểm theo hướng đồng bộ, hiện đại, áp dụng công nghệ mới. Trong đó, tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi lớn, công trình chuyển nước liên tỉnh, liên vùng, liên lưu vực, công trình kiểm soát mặn – ngọt, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, sửa chữa nâng cấp các công trình hiện có để đáp ứng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, công trình gắn với chương trình mục tiêu cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư, chương trình xây dựng nông thôn mới. Lưu ý phát triển hệ thống công trình thủy lợi phải bảo đảm sự liên kết đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác như giao thông, điện, du lịch… Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình liên tỉnh, liên vùng, công trình thủy lợi khó huy động các nguồn lực xã hội; công trình thủy lợi kết hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai; công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
ổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn, tổ chức cộng đồng quản lý; triển khai thực hiện cơ chế giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; phát huy nội lực và vai trò chủ thể của người dân trong công tác thủy lợi; nâng cao chất lượng dịch vụ thủy lợi, mức bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng; ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
Tiếp tục tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, bảo đảm chất lượng nguồn nước cấp. Tăng cường hợp tác quốc tế xây dựng mối quan hệ hiệu quả với các nước trong lưu vực Mê Công (đặc biệt cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia), bảo đảm an ninh nguồn nước.
Cảnh báo 1.200 hồ, đập mất an toàn
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận định với hơn 1.000 hồ, đập hư hỏng, xuống cấp và 200 hồ, đập hư hỏng, xuống cấp nặng, nguy cơ mất an toàn rất cao
Sáng 17- 8, tại TP Hà Nội, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường (KH-CN-MT) của Quốc hội (QH) tổ chức hội nghị giải trình về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập". Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển chủ trì hội nghị.
Nhiều hồ quá nên duy tu không kịp
Theo báo cáo giam sat cua Ủy ban KH-CN-MT, trong tổng số gần 7.000 đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, có hơn 1.000 hồ, đập hư hỏng, xuống cấp và 200 hồ hư hỏng, xuống cấp nặng. Trong điều kiện thiên tai diễn biến bất thường như hiện nay thì nguy cơ mất an toàn là rất cao.
Báo cáo nêu rõ mặc dù các tỉnh đều quan tâm bố trí nguồn vốn để duy tu bảo dưỡng công trình nhưng do số lượng hồ, đập bị hư hỏng lớn nên vẫn còn nhiều hồ, đập chưa được sửa chữa, không bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ. Điển hình, ở Thanh Hóa còn 50% số hồ xuống cấp cần phải tu sửa, trong đó có 90 hồ trong tình trạng hư hỏng nặng, 78 hồ mất an toàn; Hà Tĩnh có 90 hồ hư hỏng, xuống cấp, 57 hồ có nguy cơ mất an toàn cao; Hòa Bình có 544 hồ chứa thì 192 hồ hư hỏng, xuống cấp.
Cùng với nguy cơ mất an toàn hồ, đập, tại hội nghị, nhiều đại biểu (ĐB) QH đặt vấn đề trách nhiệm quản lý, điều tiết xả lũ hồ, đập. Ông Mai Sỹ Diến, Phó trương Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, dẫn ra tình trạng một số hồ chứa xả nước gây ngập lụt cho vùng hạ du. Khi xảy ra thiệt hại về người và tài sản mới tổ chức cứu hộ, cứu nạn, rồi vận động quyên góp, hỗ trợ người chết... ĐB Mai Sỹ Diến đề nghị Bộ Công Thương giải trình trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và báo cáo Chính phủ về vấn đề này.
Hô thủy điên Hòa Binh xả lũ
Thay mặt Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời vấn đề trên, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết Bộ Công Thương (cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển các dự án thủy điện) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiêp - Phat triên nông thôn (NN-PTNT) và các địa phương, chủ hồ đập để lập bản đồ quy hoạch ngập lụt vùng hạ du các hồ chứa thủy điện.
Theo ông Vượng, cả nước có 429 công trình thủy điện, tổng dung tích trữ nước các hồ chứa thủy điện là 56 ti m3/70 ti m3 nước ở các hồ chứa (chiếm khoảng 86%). Nếu vận hành tốt các hồ chứa thủy điện này thì sẽ giúp cắt giảm lũ trong mùa mưa lũ và bảo đảm nguồn nước trong mùa hạn. Còn nếu vận hành không tốt, sẽ nảy sinh những rủi ro rất lớn cho an toàn vùng hạ du.
"Tuy nhiên, vẫn có trường hợp do mưa lớn, lũ về nhiều nên để bảo đảm an toàn hồ, đập thì phải xả lũ, gây ra ngập lụt phía hạ du. Điều này trong một số trường hợp chúng ta phải chấp nhận" - ông Vượng nói.
Cần có nghi quyết về an ninh nguôn nước
Về vấn đề an ninh nguồn nước, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN-MT, nhân manh đây là vấn đề của toàn thế giới, được nhiều quốc gia quan tâm, nỗ lực giải quyết. Ở Việt Nam, để bảo đảm an ninh nguồn nước, QH đã ban hành hành lang pháp lý với các đạo luật như: Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy lợi, Luật Phòng chống thiên tai...
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng Việt Nam không thuôc nhóm giàu tài nguyên nước và đang đối mặt với nhiều thách thức về an ninh nguồn nước. Tổng dung tích hồ, đập trữ nước của nước ta hiện khoảng 70,5 tỉ m3, dung tích chứa tính trên đầu ngươi bình quân chỉ khoảng 440 m3. Năng lưc cơ sở ha tầng cua chúng ta mới chỉ đap ứng để khai thác, sư dung đươc khoảng 81 ti m3/năm (chiếm khoảng 10% lương nước măt) cho tất cả nhu cầu về sư dung nước. Trong đo, trên 80% đươc sư dung cho nông nghiêp, khoảng 65 ti m3/năm.
Bên cạnh đo, viêc các quôc gia ở thương nguôn các sông triển khai đầu tư xây dưng hoăc có kế hoach gia tăng sư dung nước, xây dưng các hô thuy điên, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vưc sông, tác động tiêu cực và dự báo gây hậu quả nghiêm trong đến vùng ha du tai Viêt Nam, đăc biêt là vùng ĐBSCL, đông bằng sông Hông. Ngoài ra, việc khai thac nước dưới đất thiếu quy hoach, khai thac qua mức đa gây ra nhiều hê luy như sut, lún đất, đăc biêt là vùng ĐBSCL...
Trước thực trạng trên, Bô trương Bộ NN-PTNT nói giải quyết an ninh nguồn nước và an toàn đập, hô chứa nước phải đươc thưc hiên theo cach tiếp cận quản lý tổng hơp, đa muc tiêu, liên ngành. Trên cơ sở đó, cần đanh gia lai toàn diên cac lưu vưc sông để có giải pháp quản lý tổng hơp tài nguyên nước môt cách hiêu quả, xây dưng cac "kho" chứa, trữ nước lớn cho cac vùng khan hiếm nước.
Trên cơ sở kết quả giám sát chuyên đề và thưc tiễn đăt ra, Bô NN-PTNT đề xuất Ủy ban Thương vu QH nghiên cứu trình QH ban hành Nghi quyết về "An ninh nguôn nước và an toàn đập, hô chứa nước" làm cơ sở để Chính phu và cac đia phương triển khai thưc hiên.
Bình Định: Dân bắt cá tôm tươi rói trên đập nước bao la kiếm vài trăm ngàn mỗi ngày Đập dâng Văn Phong là công trinh thuy lơi lớn; từ ngày có đập, người dân ở xung quanh hai bờ đập từ thôn Phú Lạc (xã Bình Thành), thôn Hòa Sơn (xã Bình Tường), đến các thôn Tả Giang, Hữu Giang (xã Tây Giang), kể cả thôn Phú Mỹ (xã Tây Phú), huyện Tây Sơn (Bình Định) có thêm chốn đánh bắt...