Phát triển thị trường khoa học và công nghệ – Bài cuối: Đẩy mạnh kết nối phát triển thị trường
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ là nhu cầu bức thiết ở mỗi quốc gia.
Nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) thử nghiệm định lượng Protein trong vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Việc kết nối phát triển thị trường phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đặc biệt cần có một mô hình chuỗi liên kết, đi vào chiều sâu để kết nối, phát huy tối đa vai trò của các nhân tố trong thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy phát triển sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số sàn giao dịch công nghệ cấp vùng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức trung gian để thị trường khoa học và công nghệ phát triển mạnh trong thời gian tới.
Đẩy mạnh kết nối phát triển thị trường
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Để Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 đạt mục tiêu đề ra, cần đẩy mạnh việc kết nối phát triển thị trường khoa học và công nghệ; đồng thời tiếp tục tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ không chỉ từ nhà nước mà còn từ xã hội, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường kết nối viện-trường-doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, nơi biến các kết quả nghiên cứu từ viện-trường thành sản phẩm, hàng hóa. Đặc biệt, vấn đề liên kết, chuyển giao tri thức hiệu quả là yếu tố then chốt, quyết định giúp phát triển thị trường khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Nhằm góp phần phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần tham gia thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kết nối các thành phần và xúc tiến các hoạt động để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ, Bộ Khoa học và công nghệ đã hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thúc đẩy phát triển mô hình các tổ chức trung gian, tạo cơ hội để các nhà đầu tư tìm kiếm các sáng chế, kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa trên mọi lĩnh vực để ứng dụng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo khảo sát tại các doanh nghiệp do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện, gần 90% doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới theo phương thức đầu tư vào công nghệ mới, nâng cấp hoặc chỉnh sửa công nghệ hiện có, còn hoạt động chuyển giao từ các tổ chức khoa học và công nghệ đến doanh nghiệp rất thấp.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang cùng với các bộ, ngành, địa phương thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, triển khai các giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số theo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.
Triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030, Bộ đặt ra mục tiêu đẩy mạnh số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực ASEAN và toàn cầu. Đồng thời, Bộ đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thị trường khoa học và công nghệ quốc tế; đẩy mạnh tổ chức các sự kiện xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ quy mô vùng, quốc gia và quốc tế; đầu tư, phát triển sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số sàn giao dịch công nghệ cấp vùng có vai trò đầu mối nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức trung gian để thị trường khoa học và công nghệ phát triển mạnh trong thời gian tới.
Video đang HOT
Phát triển và nâng cao năng lực tổ chức trung gian
Để đạt được mục tiêu phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế về thị trường khoa học và công nghệ; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ…
Hiện có khoảng gần 2.000 cán bộ làm việc trong các tổ chức trung gian là các trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ, sàn giao dịch công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu… đội ngũ này được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy hoạt động giao dịch của các sàn giao dịch công nghệ, cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ vùng, khu vực duyên hải Bắc Bộ, nhằm thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Sàn giao dịch công nghệ tập trung vào các lĩnh vực như: Nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, thủy sản, cơ khí chế tạo, điện tử, na-nô, y dược cho các viện, trường, doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực trọng điểm, then chốt, có tiềm năng thế mạnh của Việt Nam, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khu vực cũng như quốc tế.
Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần, tổ chức trung gian tham gia thị trường. Hiện nay, những mô hình về tổ chức trung gian đang tạo nên những cơ hội để các nhà đầu tư tìm kiếm các sáng chế, kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa trên mọi lĩnh vực để ứng dụng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng: Hiện tổ chức trung gian chưa đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ kết nối, hỗ trợ hai bên cung-cầu và các bên khác trong các giao dịch liên quan đến công nghệ, tài sản trí tuệ. Các sàn giao dịch công nghệ hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn, chưa phát huy tối đa vai trò của các nhân tố trung gian trong thị trường khoa học công nghệ. Vì vậy, thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức trung gian và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thị trường khoa học và công nghệ… hướng tới mục tiêu đến năm 2025, hình thành và phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ với 80 tổ chức trung gian và 3 mạng lưới các tổ chức trung gian chuyên sâu cho 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2030, giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ bình quân đạt 30% và đạt trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực…
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ - Bài 1: Hoàn thiện hành lang pháp lý
Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 ban hành tại Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Chính phủ, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam phát triển cả về "chất" và "lượng" trong thời gian tới.
Nông dân An Giang đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. Ảnh minh họa: Công Mạo/TTXVN
Đi sâu phân tích, làm rõ vấn đề này, phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết, đề cập việc hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy nguồn cung - cầu; lồng ghép Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia vào các chương trình, đề án của từng bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh kết nối phát triển thị trường, tăng cường năng lực tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ...
Bài 1 - Hoàn thiện hành lang pháp lý
Thực hiện Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020, thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam đã từng bước hoàn thiện, phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế. Hiện cả nước có hơn 800 tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; các tổ chức kiểu mới cũng phát triển mạnh mẽ với 69 cơ sở ươm tạo; các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, trong đó khu vực tư nhân đã mang đến "làn sóng" mới cho cộng đồng khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam...
Việc triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình đã thu hút và huy động được sự quan tâm, tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Đồng thời, thông qua thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, sự gắn kết giữa các viện-trường-doanh nghiệp đã phát huy tác dụng, tạo được mối liên kết, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Giai đoạn 2000-2010 là giai đoạn đầu của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của đất nước. Đây là giai đoạn nền móng cho việc hình thành các thể chế về thị trường khoa học và công nghệ. Giai đoạn này, thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam mới hình thành và phát triển ở mức rất sơ khai. Lượng giao dịch trên thị trường khoa học và công nghệ không đáng kể và đơn điệu, chủ yếu diễn ra giữa đối tác nước ngoài và Việt Nam.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 890/QĐ-TTg thành lập Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tiếp đó, một loạt các chính sách, chương trình phục vụ phát triển thị trường khoa học và công nghệ đã được ban hành, trong đó có Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã ban hành 14 văn kiện (Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Chính phủ), 4 Luật, 6 Nghị định và 12 thông tư quy định về cơ chế, biện pháp ứng dụng, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn cung-cầu công nghệ, giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ và phát triển tổ chức trung gian; chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo; công nhận quyền tài sản, quyền sở hữu đối với các kết quả nghiên cứu khoa học; sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo; ưu đãi, miễn giảm thuế cho khởi nghiệp sáng tạo... nhằm thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Có thể nói hành lang pháp lý liên quan đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến nay tương đối đầy đủ. Đặc biệt, ngày 13/7/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1158/QĐ-TTg ban hành "Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030", được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết: Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang cùng với các bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thị trường khoa học và công nghệ, thúc đẩy các giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường khoa học và công nghệ; cơ chế liên thông thị trường khoa học và công nghệ với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động. Bộ đẩy mạnh hợp tác viện nghiên cứu, trường đại học - doanh nghiệp; chính sách thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả chuyên gia khoa học và công nghệ là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam...
Nâng cao chất lượng, thúc đẩy nguồn cung - cầu
Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho rằng: Giai đoạn 2011-2020 là giai đoạn thị trường khoa học và công nghệ đã định hình và vận hành đúng quy luật. Hiện cả nước đã có hơn 800 tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ như: Sàn giao dịch công nghệ, trung tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; tổ chức thẩm định, giám định công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các tổ chức kiểu mới cũng phát triển mạnh mẽ, với 69 cơ sở ươm tạo (Business Incubator - BI). Các tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Business Accelerator - BA), đặc biệt trong khu vực tư nhân, mang đến làn sóng mới cho cộng đồng khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam.
Hiện đã có 28 chương trình thúc đẩy kinh doanh được triển khai, tăng thêm 3 chương trình so với năm 2020 và gấp gần 6 lần số lượng năm 2016. Nhiều kết quả nghiên cứu từ khu vực viện nghiên cứu, trường đại học chuyển giao cho doanh nghiệp với doanh thu lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 được thực hiện, góp phần quan trọng để thị trường khoa học và công nghệ từng bước phát triển, hoàn thiện theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Để đạt mục tiêu đề ra, Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 tập trung thúc đẩy nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ thông qua việc điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, năng lực giải mã, hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cầu công nghệ và xuất bản báo cáo phân tích nhu cầu công nghệ của một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Chương trình thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp - viện nghiên cứu, trường đại học theo hướng đặt hàng công nghệ hoặc hình thành dự án nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ tổ chức, cá nhân đánh giá, định giá, thẩm định giá công nghệ; tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận, thử nghiệm công nghệ; khai thác, phát triển tài sản trí tuệ...
Cùng với thúc đẩy nguồn cầu, việc phát triển nguồn cung thị trường khoa học và công nghệ cũng đã được quan tâm thúc đẩy, thông qua cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường.
Chương trình tập trung thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ; nhập khẩu, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển, có tiềm năng tác động lớn và lan tỏa, trước hết là đối với một số lĩnh vực công nghiệp, ngành hàng xuất khẩu chủ lực; hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; đẩy mạnh hình thành và phát triển một số tổ chức trung gian có vai trò đầu mối, cung cấp các dịch vụ công có tính hệ thống về thị trường khoa học và công nghệ... Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ cũng được tăng cường.
Sầu riêng Ri6 của Việt Nam 'phủ sóng' thị trường Australia Sau hơn hai năm liên tục quảng bá và phát triển thị trường, sầu riêng của Việt Nam đang "gặt quả ngọt" tại Australia, được người tiêu dùng ưa chuộng và tìm kiếm. Ảnh minh họa: Hoài Thu/TTXVN Công ty Bato Ausales, có trụ sở tại bang Victoria, vừa thông báo đã bán hết 7 tấn sầu riêng Ri6 đông lạnh nguyên quả...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?

Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ
Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn kịp thời khoảng 50 'quái xế' chuẩn bị đua xe trên QL53
Pháp luật
08:20:40 28/04/2025
Mua trọn gói combo bom tấn với khuyến mãi khủng, game thủ tiết kiệm được hơn 4 triệu
Mọt game
08:16:41 28/04/2025
Hy vọng mới cho hoà bình ở Ukraine
Thế giới
08:15:29 28/04/2025
"Cha đẻ" ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hoà Bình: Tưởng khó thành hit ai ngờ lan toả quốc dân, không xếp hạng bản thân với Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
08:07:12 28/04/2025
Dấu chấm hết của 1 siêu sao: Sự nghiệp lụi tàn vì bị lộ nguyên vòng 1, visual hiện tại biến dạng nhận không ra
Nhạc quốc tế
08:04:03 28/04/2025
Màn hình Always On là kẻ thù gây hao pin điện thoại?
Thế giới số
08:02:15 28/04/2025
Sao Việt 28/4: Hoàng Thùy Linh tái hiện hình ảnh Mị, Trấn Thành bị vợ 'tố'
Sao việt
07:43:51 28/04/2025
Sức mạnh ấn tượng của Xiaomi 16 lộ diện
Đồ 2-tek
07:40:50 28/04/2025
Bản chất thật của Lâm Tâm Như: Có thanh thuần vô hại như vẻ bề ngoài?
Sao châu á
07:36:47 28/04/2025
Chuyển khoản nhầm cho shipper 16K, người phụ nữ thao tác lấy lại tiền thì mất sạch 400 triệu đồng: Thủ đoạn lừa đảo tinh vi liên quan đến ship hàng
Netizen
07:01:46 28/04/2025