Phát triển thị trường khoa học và công nghệ – Bài 1: Hoàn thiện hành lang pháp lý
Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 ban hành tại Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Chính phủ, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam phát triển cả về “chất” và “lượng” trong thời gian tới.
Nông dân An Giang đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. Ảnh minh họa: Công Mạo/TTXVN
Đi sâu phân tích, làm rõ vấn đề này, phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết, đề cập việc hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy nguồn cung – cầu; lồng ghép Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia vào các chương trình, đề án của từng bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh kết nối phát triển thị trường, tăng cường năng lực tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ…
Bài 1 – Hoàn thiện hành lang pháp lý
Thực hiện Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020, thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam đã từng bước hoàn thiện, phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế. Hiện cả nước có hơn 800 tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; các tổ chức kiểu mới cũng phát triển mạnh mẽ với 69 cơ sở ươm tạo; các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, trong đó khu vực tư nhân đã mang đến “làn sóng” mới cho cộng đồng khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam…
Việc triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình đã thu hút và huy động được sự quan tâm, tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Đồng thời, thông qua thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, sự gắn kết giữa các viện-trường-doanh nghiệp đã phát huy tác dụng, tạo được mối liên kết, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Giai đoạn 2000-2010 là giai đoạn đầu của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của đất nước. Đây là giai đoạn nền móng cho việc hình thành các thể chế về thị trường khoa học và công nghệ. Giai đoạn này, thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam mới hình thành và phát triển ở mức rất sơ khai. Lượng giao dịch trên thị trường khoa học và công nghệ không đáng kể và đơn điệu, chủ yếu diễn ra giữa đối tác nước ngoài và Việt Nam.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 890/QĐ-TTg thành lập Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tiếp đó, một loạt các chính sách, chương trình phục vụ phát triển thị trường khoa học và công nghệ đã được ban hành, trong đó có Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã ban hành 14 văn kiện (Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Chính phủ), 4 Luật, 6 Nghị định và 12 thông tư quy định về cơ chế, biện pháp ứng dụng, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn cung-cầu công nghệ, giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ và phát triển tổ chức trung gian; chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo; công nhận quyền tài sản, quyền sở hữu đối với các kết quả nghiên cứu khoa học; sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo; ưu đãi, miễn giảm thuế cho khởi nghiệp sáng tạo… nhằm thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Có thể nói hành lang pháp lý liên quan đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến nay tương đối đầy đủ. Đặc biệt, ngày 13/7/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1158/QĐ-TTg ban hành “Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030″, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết: Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang cùng với các bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thị trường khoa học và công nghệ, thúc đẩy các giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường khoa học và công nghệ; cơ chế liên thông thị trường khoa học và công nghệ với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động. Bộ đẩy mạnh hợp tác viện nghiên cứu, trường đại học – doanh nghiệp; chính sách thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả chuyên gia khoa học và công nghệ là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam…
Nâng cao chất lượng, thúc đẩy nguồn cung – cầu
Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho rằng: Giai đoạn 2011-2020 là giai đoạn thị trường khoa học và công nghệ đã định hình và vận hành đúng quy luật. Hiện cả nước đã có hơn 800 tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ như: Sàn giao dịch công nghệ, trung tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; tổ chức thẩm định, giám định công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các tổ chức kiểu mới cũng phát triển mạnh mẽ, với 69 cơ sở ươm tạo (Business Incubator – BI). Các tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Business Accelerator – BA), đặc biệt trong khu vực tư nhân, mang đến làn sóng mới cho cộng đồng khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam.
Hiện đã có 28 chương trình thúc đẩy kinh doanh được triển khai, tăng thêm 3 chương trình so với năm 2020 và gấp gần 6 lần số lượng năm 2016. Nhiều kết quả nghiên cứu từ khu vực viện nghiên cứu, trường đại học chuyển giao cho doanh nghiệp với doanh thu lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 được thực hiện, góp phần quan trọng để thị trường khoa học và công nghệ từng bước phát triển, hoàn thiện theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Để đạt mục tiêu đề ra, Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 tập trung thúc đẩy nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ thông qua việc điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, năng lực giải mã, hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cầu công nghệ và xuất bản báo cáo phân tích nhu cầu công nghệ của một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Chương trình thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp – viện nghiên cứu, trường đại học theo hướng đặt hàng công nghệ hoặc hình thành dự án nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ tổ chức, cá nhân đánh giá, định giá, thẩm định giá công nghệ; tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận, thử nghiệm công nghệ; khai thác, phát triển tài sản trí tuệ…
Cùng với thúc đẩy nguồn cầu, việc phát triển nguồn cung thị trường khoa học và công nghệ cũng đã được quan tâm thúc đẩy, thông qua cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường.
Chương trình tập trung thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ; nhập khẩu, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển, có tiềm năng tác động lớn và lan tỏa, trước hết là đối với một số lĩnh vực công nghiệp, ngành hàng xuất khẩu chủ lực; hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; đẩy mạnh hình thành và phát triển một số tổ chức trung gian có vai trò đầu mối, cung cấp các dịch vụ công có tính hệ thống về thị trường khoa học và công nghệ… Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ cũng được tăng cường.
Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất cần những dự án có tính kết nối và liên kết vùng
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa kinh tế, địa chiến lược quan trọng, hội đủ những yếu tố, tiềm năng, thế mạnh của kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.
Để vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển cần đầu tư hệ thống giao thông, tạo sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng, liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là TP Hồ Chí Minh với đồng bằng sông Cửu Long.
Giai đoạn hai của dự án Cảng quốc tế Long An được khẩn trương xây dựng. Ảnh: Bùi Giang/TTXVN
"Vựa lúa và thủy sản"
Theo bà Tô Ái Vang, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, trong nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích gần 4 triệu héc-ta, dân số 17,5 triệu người, hằng năm sản xuất trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây xuất khẩu, 95% lượng gạo và 60% lượng cá của cả nước. Đây là trung tâm sản xuất nông nghiệp, giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, vùng ĐBSCL đã có những chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế - xã hội có bước phát triển nhanh, sinh kế, đời sống của nhân dân, từng bước được cải thiện. Thời gian qua, một số cơ chế, chính sách đã được rà soát, bổ sung, quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL đang được khẩn trương hoàn thành.
Mặc dù có những lợi thế riêng biệt, song đến nay, sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn chưa ổn định, thu nhập của người nông dân vẫn còn bấp bênh. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai đang ngày càng diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường.
Về kinh tế biển, ĐBSCL với hơn 700 km bờ biển và trên 360.000 km2 vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế. Biển có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biển và tiềm năng về tài nguyên và năng lượng tái tạo có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển.
Tuy nhiên, hiện nay biển đang có nhiều thách thức, như ô nhiễm môi trường biển và cạn kiệt nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chưa quan tâm đúng mức về phát triển nguồn nhân lực biển để trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển, nhằm khai thác, phát triển kinh tế biển, mở ra không gian phát triển mới cho ĐBSCL để thực sự hướng ra biển và giàu lên từ biển.
Tổng mức đầu tư cho vùng ĐBSCL không phải là nhỏ
Để phát kinh tế nông nghiệp bền vững, bà Tô Ái Vang cho rằng Chính phủ sớm phê duyệt ban hành quy hoạch vùng ĐBSCL, vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2045. Tăng cường đầu tư hệ thống giao thông, tạo sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng, liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là TP Hồ Chí Minh với ĐBSCL. Thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương trong vùng. Nguồn vốn đầu tư công cho các công trình, dự án có tính kết nối và liên kết vùng.
"Cần ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển ĐBSCL, ưu tiên các lĩnh vực, như năng lượng tái tạo, hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường. Nghiên cứu và phát triển các thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa những tiềm năng sẵn có của vùng. Sớm ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hoạt động theo Quyết định 825 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025 nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu", bà Tô Ái Vang kiến nghị.
Có ý kiến cho rằng tỷ lệ phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các tỉnh ĐBSCL thời gian qua chưa tương xứng, chưa công bằng. Ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho rằng nhận định này không đúng.
Theo đại biểu Lê Thanh Vân, trong giai đoạn 2016-2020 tỷ trọng ngân sách của Trung ương đầu tư cho các tỉnh ĐBSCL chiếm 17% vốn ngân sách, tỷ lệ này không phải là nhỏ. "Bên cạnh đó Trung ương cũng đã đầu tư các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, rồi các công trình đầu tư công của Trung ương vào địa phương... cộng lại thì không hề nhỏ", đại biểu Lê Thanh Vân cho biết.
Lấy ví dụ về vốn đầu tư cho một công trình ở ĐBSCL, ông Lê Thanh Vân lý giải: Do nền đất yếu, hay sụt lún cộng với điều kiện vận tải và nguyên vật liệu không có tại chỗ nên chi phí đầu tư cho một công trình ở ĐBSCL thường cao hơn các nơi khác.
"Đáng lý nếu đầu tư 10 đồng ở những nơi thuận lợi chúng ta có thể làm được 2 công trình, nhưng ở ĐBSCL do đặc điểm về địa lý về kết cấu hạ tầng cho nên chỉ làm được khoảng 0,7 công trình. Như vậy là thấp hơn so với tổng đầu tư", ông Lê Thanh Vân phân tích.
Cũng theo ông Vân, trong giai đoạn tới Trung ương tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư cho ĐBSCL cao hơn. Nếu như giai đoạn trước vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư khoảng 1.000.000 tỷ đồng (tương ứng 17%) cộng với các khoản hỗ trợ khác thì trong giai đoạn tới sẽ nâng lên 1.500.000 tỷ đồng (bằng 19,36%) cộng với gần 2 tỷ đô la của các nhà tài trợ quốc tế cam kết bằng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho ĐBSCL.
"Dự kiến nguồn kinh phí này sẽ phân bổ cho ĐBSCL chống biến đổi khí hậu tương ứng khoảng 46.000 tỷ đồng, chiếm gần 27% tổng mức đầu tư. Như vậy là rất lớn và hiện nay theo kế hoạch đầu tư công trung hạn thì đầu tư cho ĐBSCL đang đứng số một trong chi ngân sách", đại biểu Llee Thanh Vân cho hay.
Kinh tế biển được xác định có vị trí, vai trò và tầm quan trọng theo tinh thần Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông đường vành đai ven biển. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ cần tiếp tục đầu tư tuyến đường ven biển vùng ĐBSCL.
Lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL mong muốn Chính phủ giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư tại ĐBSCL gắn với quy hoạch vùng và địa phương nhằm phát triển hành lang kinh tế ven biển, xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành phát triển đô thị, phát triển các trung tâm kinh tế biển, hình thành các khu kinh tế quốc phòng vùng ven biển, vùng biên giới biển đáp ứng yêu cầu phát triển và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Ban hành cơ chế liên kết giữa các vùng biển, ven biển, vùng ven biển với vùng nội địa, địa phương có biển với địa phương không có biển với các ngành, các lĩnh vực. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển.
Đồng Nai: Người dân đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ sau lệnh giãn cách Sau khi Đồng Nai quyết định áp dụng giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ kể từ 00h ngày 9/7, người dân đổ xô đi mua thực phẩm. Theo đó, chiều 8/7, người dân tại TP.Biên Hòa đổ xô ra các chợ truyền thống, siêu thị và các cửa hàng như Bách Hóa Xanh để...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công
Có thể bạn quan tâm

'Lạc lối' trong thế giới mùa hạ với những chiếc váy bí
Thời trang
18:26:12 05/05/2025
Bắt giữ khẩn cấp người đàn ông tát cảnh sát giao thông ở Thái Bình
Pháp luật
18:25:19 05/05/2025
Mourinho thua Solskjaer, chỉ trích Giải Thổ Nhĩ Kỳ thiếu công bằng
Sao thể thao
18:24:44 05/05/2025
Siêu thảm đỏ Baeksang 2025: Song Hye Kyo xuống tóc lên đồ "chặt chém" lấn át cả IU - Suzy, Hyun Bin - Byeon Woo Seok hóa hoàng tử dẫn đầu dàn nam thần
Sao châu á
18:03:43 05/05/2025
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
Sao việt
17:58:47 05/05/2025
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
Netizen
17:42:40 05/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều chuẩn mùa hè, đơn giản mà ngon
Ẩm thực
17:06:10 05/05/2025
Con gái NSƯT Võ Hoài Nam gây ấn tượng ở tập 1 Điểm hẹn tài năng
Tv show
17:02:45 05/05/2025
Đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất của Beaksang 2025 - Cuộc đụng độ của các vị thần diễn xuất
Hậu trường phim
16:51:24 05/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 34: Đại công khai chia tay An
Phim việt
16:48:10 05/05/2025