Phát triển tài chính toàn diện
Năm 2025 sẽ có ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác là một trong những mục tiêu được đưa ra trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Thông tin từ Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, diễn ra sáng 10/9 tại Hà Nội, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức.
Đã có 89 triệu tài khoản cá nhân
Theo NHNN, năm 2020, dự kiến cả nước có khoảng 89 triệu tài khoản cá nhân, tương đương 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, 30% khách hàng chưa có tài khoản còn lại là những khách hàng khó mở rộng, tiếp cận nhất, đây cũng là đối tượng rất cần tới tài chính toàn diện. Tuy nhiên, việc phủ sóng tài chính toàn diện đang gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ, tại vùng sâu, vùng xa, nơi người dân sống xa chi nhánh ngân hàng đến cả trăm km và thu nhập chỉ 500.000 đồng/tháng thì không thể hy vọng họ sẽ bỏ chi phí nửa tháng thu nhập để đến chi nhánh mở tài khoản. Thế nhưng, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng đến tận từng xã cũng rất khó.
Thúc đẩy tài chính toàn diện đang là chiến lược lớn của NHNN. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, sự hỗ trợ của công nghệ và hành lang pháp lý vô cùng quan trọng. Chiến lược tài chính toàn diện sẽ khó đạt mục tiêu nếu người dân không được mở tài khoản trực tuyến, không có hệ thống tài khoản đa cấp độ, không có hệ thống đại lý ngân hàng – cánh tay nối dài của nhà băng – để làm điểm nạp và rút tiền
Video đang HOT
Vậy tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm là gì? Đó là bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu, nhằm thông qua đó góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững.
Theo mục tiêu của NHNN đưa ra, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính (chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và đại lý ngân hàng, ngoại trừ điểm cung ứng dịch vụ tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội); Ít nhất 25% – 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng; Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% – 25% hàng năm. Đặc biệt dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%.
Trình đề án tiền di động (Mobile Money)
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, đã yêu cầu tất cả các đơn vị trực thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức tài chính vi mô cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược, đảm bảo đúng yêu cầu và lộ trình đề ra.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, nhấn mạnh chiến lược tài chính toàn diện sẽ khó đạt mục tiêu nếu người dân không được mở tài khoản trực tuyến, không có hệ thống tài khoản đa cấp độ, không có hệ thống đại lý ngân hàng – cánh tay nối dài của ngân hàng – để làm điểm nạp và rút tiền…
Ông Dũng kỳ vọng, trong tháng 9 này, NHNN sẽ trình được các Nghị định liên quan đến các vấn đề lớn như: đại lý ngân hàng, tiền điện tử, thanh toán quốc tế, Mobile Money. Bên cạnh đó, eKYC (xác thực điện tử) chính là “vé gửi xe” để mở rộng tài khoản cá nhân, cơ sở để thúc đẩy tài chính toàn diện.
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán, để góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, có ba nội dung phải xử lý: eKYC, điện toán đám mây, tín dụng cho khách hàng cá nhân. Do đó, NHNN đang gấp rút hoàn thiện Thông tư hướng dẫn, khả năng sẽ ban hành trong tháng 9 này.
Sớm ban hành hướng dẫn về eKYC, Mobile Money, tiền điện tử để thúc đẩy tài chính toàn diện
Thúc đẩy đẩy tài chính toàn diện đang là chiến lược lớn của ngành Ngân hàng, nhưng chiến lược này sẽ khó đạt mục tiêu nếu không giải quyết được các vướng mắc về công nghệ và pháp lý.
Phó Thống đốc NHNN phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.Dịu
Sáng 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững. Theo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi đầu năm, mục tiêu của Chiến lược là ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030; ít nhất 25-30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20-25% hàng năm...
Thúc đẩy đẩy tài chính toàn diện đang là chiến lược lớn của NHNN. Vì thế, vào tháng 7 vừa qua, để thực hiện các mục tiêu trên, NHNN đã ban hành kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đã yêu cầu tất cả các đơn vị trực thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức tài chính vi mô cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược, đảm bảo đúng yêu cầu và lộ trình đề ra.
Theo NHNN, năm 2020, dự kiến cả nước có khoảng 89 triệu tài khoản cá nhân, tương đương 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 180%.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, việc phủ sóng tài chính toàn diện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, 30% khách hàng chưa có tài khoản còn lại là những khách hàng khó mở rộng, tiếp cận nhất, đây cũng là đối tượng rất cần tới tài chính toàn diện.
Đồng quan điểm, nhiều đại biểu tại Hội nghị cho rằng, chiến lược này cần sự hỗ trợ của công nghệ và hành lang pháp lý để nhanh chóng đạt mục tiêu.
Ông Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh, chiến lược tài chính toàn diện sẽ khó đạt mục tiêu nếu người dân không được mở tài khoản trực tuyến, không có hệ thống tài khoản đa cấp độ, không có hệ thống đại lý ngân hàng - cánh tay nối dài của ngân hàng - để làm điểm nạp và rút tiền...
Ông Dũng kỳ vọng, trong tháng 9 này, NHNN sẽ trình được các Nghị định liên quan đến các vấn đề lớn như: đại lý ngân hàng, tiền điện tử, thanh toán quốc tế, Mobile Money. Bên cạnh đó, eKYC (xác thực điện tử) chính là "vé gửi xe" để mở rộng tài khoản cá nhân, cơ sở để thúc đẩy tài chính toàn diện.
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán, để góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, có ba nội dung phải xử lý: eKYC, điện toán đám mây, tín dụng cho khách hàng cá nhân. Do đó, NHNN đang gấp rút hoàn thiện Thông tư hướng dẫn, khả năng sẽ ban hành trong tháng 9 này.
Thúc đẩy triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia Phó Thống đốc yêu cầu các đơn vị thường xuyên tự rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, xác định khả năng đạt được nhiệm vụ được giao để có giải pháp phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Ngày 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị...