Phát triển nghề nuôi biển theo hướng an toàn và hiệu quả
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tỉnh đầu tư phát triển mạnh nuôi biển theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.
Nuôi các lồng bè trên vùng biển An Thới, huyện Phú Quốc (Kiên Giang).
Trong năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu sẽ nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950 ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, sò lông, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100 ha, đạt 70.000 viên ngọc.
Ngành thủy sản tỉnh bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển hợp lý, nuôi cá an toàn, bền vững, hiệu quả. Cụ thể là các xã Lại Sơn (Kiên Hải), Tiên Hải ( Hà Tiên), Gành Dầu (Phú Quốc) hoàn thành việc bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển, có ít nhất 50% hộ dân nuôi cá lồng bè tại xã đảo được giao khu vực biển và cấp mã số nhận diện lồng bè nuôi theo quy định. Các xã Sơn Hải (Kiên Lương), Thổ Châu (Phú Quốc), An Sơn và Nam Du (Kiên Hải) xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững.
Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, tỉnh hỗ trợ người dân nuôi biển tiếp cận các nguồn vốn vay từ qũy hỗ trợ nông dân, vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng trên địa bàn để khôi phục sản xuất sau thời gian khó khăn do đại dịch COVID-19. Tỉnh hỗ trợ người dân chuyển đổi từ hình thức nuôi cá lồng bè truyền thống, gần bờ chuyển sang nuôi biển công nghiệp, xa bờ, tạo giá trị sản xuất lớn.
Ngành thủy sản tập huấn kỹ thuật nuôi, nhất là nuôi biển công nghiệp, triển khai các mô hình nuôi biển ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, liên kết chuỗi sản xuất, sử dụng thức ăn công nghiệp dần thay thế thức ăn cá tạp, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững.
Tỉnh ưu tiên mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về vật liệu mới, kết cấu lồng nuôi bằng nhựa HDPE, lồng lưới chịu lực… sử dụng thiết bị máy móc phụ trợ, chiếu sáng trên bè cá bằng năng lượng mặt trời, nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, mô hình nuôi biển giảm rác thải nhựa bảo vệ môi trường…
Cùng với đó, ngành chức năng tỉnh quản lý, vận hành tốt các trạm quan trắc môi trường nước tự động tại các vùng nuôi biển tập trung để cung cấp dữ liệu chất lượng nước, cảnh báo sớm tình trạng ô nhiễm, bất thường của môi trường nước vùng nuôi, đồng thời dự báo diễn biến của môi trường nước để có biện pháp ứng phó kịp thời, hữu hiệu.
Ngành chức năng tăng cường công tác kiểm dịch giống thủy sản phục vụ nuôi biển, hướng dẫn hộ nuôi các biện pháp phòng trị hiệu quả một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và những bệnh thường xảy ra gây hại cá như: hoại tử thần kinh-VNN, bệnh mù mắt trên cá bóp, bệnh lở loét trên cá mú… Mặt khác, các ngành chuyên môn phối hợp tìm hiểu nguyên nhân, mùa vụ xảy ra các hiện tượng “sinh vật lạ”, “tảo nở hoa” gây hại cho cá nuôi và khuyến cáo, hướng dẫn hộ nuôi các biện pháp phòng tránh.
Ngoài ra, ngành chức năng tỉnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi biển, lồng ghép các nguồn lực nâng cao năng lực hoạt động cho tổ hợp tác, hợp tác xã về kinh doanh, hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu tập thể cá biển.
Cách làm món gỏi sò huyết chua cay thơm ngon, lạ miệng, ăn là ghiền
Bạn mê mẩn các món ăn của xứ chùa vàng, vậy hãy cùng vào bếp ngay với công thức chế biến món gỏi trộn sò huyết chua cay thơm ngon đặc trưng theo kiểu Thái sau đây nhé.
Nguyên liệu làm Gỏi sò huyết
Sò huyết 500 g
Miến khô 90 g
Hành tây 1 củ
Video đang HOT
Ớt sừng 1 trái
Ớt hiểm xanh 2 trái
Ớt hiểm đỏ 1 trái
Chanh 2 quả
Cà chua bi 50 g
Hành tím 1 củ
Tỏi 1 củ (2 tép)
Đường thốt nốt 50 g (hoặc đường cát)
Sả 1 cây
Lá chanh 1 g
Tắc 20 gr
Cà rốt nhỏ 1 củ
Nước cốt me 2 muỗng canh
Cách chọn sò huyết ngon
Bạn nên chọn những con sò huyết có kích thước vừa để chế biến món ăn ngon. Nếu chọn con nhỏ thì chế biến thịt sò sẽ bị teo nhỏ lại, còn đối với sò to thì thịt sẽ bị dai ăn không ngon.Để chọn sò tươi thì bạn để ý đến những rổ đựng có nhiều con sò thè phần lưỡi ra ngoài. Nhưng nếu có thời gian thì bạn nên lựa từng con để chất lượng món ăn tốt nhất.Bên cạnh đó sò còn sống là những con cầm chắc tay, không quá nhẹ cũng không quá nặng và đặc biệt là không có mùi hôi khó chịu. Dụng cụ thực hiện:
chảo chống dính, thau, chén,...
Cách chế biến Gỏi sò huyết
1
Sơ chế các nguyên liệu
- Đầu tiên bạn cần ngâm sò huyết với nước vo gạo để sò huyết nhả hết chất bẩn. Nếu không chuẩn bị được nước vo gạo, bạn cũng có thể ngâm sò với 1 ít nước muối pha loãng rồi cắt thêm vài khúc ớt vào là sò sẽ sạch bẩn.
- Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho 1 ít dầu ăn hoặc dầu mè vào nước ngâm sò thì sò cũng sẽ sạch bẩn và cát.
- Sau khoảng thời gian từ 20 - 30 phút thì bạn chà xát vỏ sò huyết với 1 ít muối, có thể dùng bàn chải đánh răng hay các vật dụng vệ sinh khác để dễ dàng làm sạch vỏ của sò huyết.
- Bạn đun sôi nước trên bếp và cho vào khoảng 2 muỗng cà phê giấm ăn, sau đó cho sò huyết vào và trụng sơ khoảng 30 giây - 1 phút cho sò mở miệng ra là được.
- Hành tím và củ hành bạn bỏ phần vỏ và cắt thành từng khoanh mỏng theo chiều ngang của củ.
- Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt hoặc bào thành từng sợi nhỏ. Sả cây cũng đem rửa sạch rồi cắt thành từng lát. Ớt sừng bỏ phần hạt rồi cắt thành từng sợi nhỏ.
- Đem rửa sạch lá chanh rồi cắt nhuyễn thành từng sợi. Tắc rửa sạch phần vỏ ngoài rồi cắt thành từng lát theo chiều ngang của quả.
- Cà chua bi rửa sạch rồi cắt làm đôi. Rửa sạch phần vỏ chanh rồi cắt thành 8 miếng nhỏ bằng nhau.
- Phần miến mua về bạn đem ngâm với nước lạnh khoảng 10 - 15 phút, sau đó dùng kéo cắt miến ngắn lại để dễ sử dụng.
- Tiếp theo trụng sơ miến qua nước sôi khoảng 1 - 2 phút cho miến mềm. Nhưng bạn không được trụng quá lâu để miến không bị mềm nhũn ra.
- Vớt miến ra và cho ngay vào 1 thau nước lạnh, đảo sơ để miến nguội và cho ra rổ để ráo nước. Cho vào miến 1 ít dầu ăn và trộn đều, cách này sẽ giúp cho miến không bị dính khi chế biến.
2
Làm nước trộn gỏi
- Cho 2 tép tỏi đã bóc sạch vỏ vào cối, cho thêm ớt xanh và 1 trái ớt hiểm rồi giã nhỏ. Sau đó cho thêm 50g đường thốt nốt và tiếp tục giã cho các nguyên liệu có thể đều vào nhau.
- Tiếp theo bạn cho thêm 30 ml nước mắm ngon và 50 ml nước cốt me vào cối, rồi dùng muỗng trộn đều là hoàn thành phần nước trộn gỏi.
- Bạn có thể thay đổi liều lượng của các nguyên liệu làm nước sốt để phù hợp với khẩu vị của mình nhé.
3
Tiến hành trộn gỏi
- Cho sò huyết đã trụng sơ ra 1 cái tô lớn, xếp lần lượt các nguyên liệu đã sơ chế ở trên là ớt, cà rốt, lá chanh, hành tím, hành tây, sả, chanh và cà chua bi lên trên mặt tô sò huyết.
- Rưới đều nước sốt lên tô, dùng đũa trộn thật đều để nước sốt thấm đều vào các nguyên liệu.
- Sau đó cho thêm phần miến đã trụng vào chung và tiếp tục dùng đũa trộn đều là được. Khi dùng bạn chỉ cần cho ra dĩa và thưởng thức thôi.
4
Thành phẩm
Món gỏi sò huyết đặc trưng kiểu Thái này sẽ là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu. Vị cay nồng của ớt hòa với vị chua của me, chanh và tắc cùng với màu sắc bắc mắt. Món ăn có thể ăn cùng bánh phồng tôm, chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và xuýt xoa với công thức này đấy.
Cách làm vẹm xanh đút lò bơ chanh thơm lừng, hấp dẫn, cực ngon miệng Vẹm xanh đút lò là một món nướng vô cùng ngon miệng, thơm lừng, hấp dẫn. Cùng vào bếp xem ngay cách chế biến món vẹm xanh đút lò ăn vào là nghiện với các bước cực kỳ đơn giản ngay sau đây nhé! Nguyên liệu làm Vẹm xanh đút lò bơ chanh Vẹm xanh 1 kg Hạnh nhân 60 g Bơ thực...