Phát triển năng lực Tiếng Anh thực hành cho học viên trung tâm GD thường xuyên
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành gửi tới các đơn vị, cá nhân cho ý kiến góp ý.
Ảnh minh họa
Theo đó, Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được biên soạn dành cho các đối tượng học tập tại các cơ sở giáo dục thường xuyên trên cả nước như trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ – tin học, trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên.
Chương trình giúp người học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh, giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ hướng tới để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
Chương trình bao gồm 6 bậc trình độ được xây dựng dựa trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), theo hướng tiếp cận phát triển năng lực giao tiếp cho người học thông qua hệ thống các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới hình thức các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phù hợp với ngữ cảnh và tình huống giao tiếp cụ thể, trong đó kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành năng lực giao tiếp.
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu, mối quan tâm và khả năng của người học nhằm đạt được các yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình.
Chương trình được thiết kế đảm bảo tính linh hoạt và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng học tập đa dạng của các đối tượng người học, đảm bảo tính thiết thực và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng Anh ở các địa phương. Chương trình có thể được triển khai theo nhiều hình thức như học trên lớp, tự học có hướng dẫn, tự học bên ngoài lớp học theo phương thức đa dạng (học trực tiếp, học trực tuyến, học kết hợp).
Chương trình được thực hiện với nhiều đối tượng người học đa dạng. Do đó, khi thực hiện chương trình, giáo viên là người tư vấn, tìm hiểu nhu cầu của người học khi sử dụng tiếng Anh để từ đó lựa chọn phương pháp, tài liệu phù hợp.
Video đang HOT
Giáo viên có vai trò phát triển tính tự chủ cao hơn ở người học, trang bị cho người học phương pháp học, biết cách đánh giá và khai thác học liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp họ tìm ra và phát huy phong cách học tập của bản thân.
Các buổi học tập trung vào tự đánh giá và thiết lập mục tiêu, kỹ thuật quản lý việc học giúp người học phát huy tối đa nỗ lực học tập. Giáo viên phải giúp họ phát triển các kỹ năng học tập và chiến lược học tập hiệu quả để họ có thể tiếp tục học tập ngoài giờ học trên lớp qua các kênh trực tuyến hoặc sử dụng tiếng Anh như một phương tiện phục vụ các mục tiêu đa dạng. Bên cạnh các chiến lược học tiếng Anh, người học cũng cần được hướng dẫn xây dựng những thói quen học tập như sự kiên trì và suy ngẫm, rút kinh nghiệm…
Để đảm bảo mỗi chương trình giảng dạy và đánh giá người học đều hướng đến mục tiêu dài hạn, người học chủ động xác định nhu cầu học tập và thiết lập mục tiêu, phát huy quyền tự chủ và tham gia học tập tích cực với tư cách là đối tác trong quá trình học tập và đánh giá, tận dụng các cơ hội học tập trong và ngoài lớp học, lập kế hoạch cho các hoạt động trong lớp hoặc thực hiện nhiệm vụ tự học một cách thiết thực.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của khóa học và nhu cầu của người học, Chương trình này kết hợp các hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá định kỳ theo chuẩn đầu ra kỳ vọng với định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ giao tiếp của người học thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh.
17 trường được cấp chứng chỉ Tiếng Anh theo khung năng lực 6 bậc
Bộ GD-ĐT đồng ý cho Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Như vậy, hiện cả nước có 17 trường được cấp chứng chỉ Tiếng Anh theo khung lực 6 bậc.
Ảnh minh họa
Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đăng tải công khai đề án tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trên cổng thông tin điện tử của trường, của Bộ và các phương tiện thông tin đại chúng.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy chế thi; Cấp phát, quản lý chứng chỉ theo đúng quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT. Cần đảm bảo người sử dụng chứng chỉ có thể tra cứu thông tin về chứng chỉ trên website chính thức của trường.
Bộ cũng yêu cầu trường báo cáo kế hoạch tổ chức thi, thời gian, địa điểm của từng đợt thi, tổng hợp và đánh giá kết quả thi sau mỗi đợt thi gửi về bộ phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo.
Như vậy, tính đến thời điểm này cả nước có 17 đơn vị được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm:
1. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
2. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế
3. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội
4. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng
5. ĐH Thái Nguyên
6. Trường ĐH Cần Thơ
7. Trường ĐH Hà Nội
8. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
9. Trường ĐH Vinh
10. Học viện An ninh nhân dân
11. Trường ĐH Sài Gòn
12. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
13. Trường ĐH Trà Vinh
14. Trường ĐH Văn Lang
15. Trường ĐH Quy Nhơn
16. Trường ĐH Tây Nguyên
17. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
5 trường đại học tại TP.HCM được tổ chức thi tiếng Anh 6 bậc Tính đến nay, cả nước có 17 trường đại học được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM trong giờ học. Ảnh: NT Thông tin từ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Bộ GD&ĐT vừa có văn bản cho...