Phát triển năng lực học sinh: Cơ hội để giáo viên soi lại mình
Để dạy và tạo ra năng lực cá nhân cho học sinh (HS) thông qua các bộ môn khoa học, người thầy nhất định phải thay đổi phương pháp dạy học, được huấn luyện kỹ hơn về đổi mới phương pháp, tiếp thu cách dạy theo cảm nhận, trải nghiệm sáng tạo của phương pháp dạy giá trị sống, kỹ năng.
GV cần chuyển đổi chính mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ảnh: T.G
Giáo viên còn mắc sai lầm
Có thể thấy, đội ngũ nhà giáo hiện nay còn nhiều bất cập nghề nghiệp. Nhiều người không được đào tạo chính quy từ trường sư phạm về tay nghề, năng lực chưa đủ để phát triển phẩm chất năng lực người học.
Số đông nhà giáo còn mắc bệnh nghề nghiệp như chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào tri thức có sẵn trong sách giáo khoa (SGK), không gắn với thực tiễn đời sống. Nhiều thầy cô luôn cho mình là đúng, coi thường ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, khó chịu với những thắc mắc của HS. Họ không chịu lắng nghe và luôn đổ lỗi cho HS, cha mẹ học sinh và nhà trường, đồng nghiệp còn bản thân luôn cho là hoàn hảo.
TS Nguyễn Tùng Lâm – Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cũng chỉ ra: Không ít GV chưa thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục bởi coi thường những đợt tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ của từng trường hoặc cơ quan quản lý tổ chức.
Những chuẩn mực của một giờ lên lớp đối với nhiều GV chỉ được quan tâm thực hiện khi thao giảng hoặc có thanh tra, người dự giờ. Bản thân là người thầy nhưng họ không hiểu được phương pháp giáo dục, kinh nghiệm giáo dục tiên tiến nên dễ tùy tiện và mắc sai lầm trong quá trình giáo dục…
Trong khi đó, mục tiêu của đổi mới giáo dục là hướng đến việc phát triển nguồn lực con người trung thực, nhân văn, tự chủ và sáng tạo. Để thực hiện giáo dục phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, (CTGDPT) mới hướng tới hình thành và phát triển những phẩm chất của HS phù hợp với mỗi cấp bậc học.
Như vậy, để giúp người học phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, nhất định đội ngũ GV phải đổi mới phương pháp dạy học. Cùng đó, ngoài việc trang bị kiến thức cho HS, GV phải tạo ra môi trường để các em được trải nghiệm, sáng tạo.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/ INT
Điều kiện tiên quyết
Đổi mới, nâng cao năng lực cho GV và cán bộ quản lý (CBQL) trường học được xem như điều kiện tiên quyết để phát triển năng lực học trò.
TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Học viện Quản lý Giáo dục cho rằng: Muốn phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất HS, GV cần thực hiện dạy học kết hợp nhiều phương pháp, đặt hoạt động dạy học trong mối quan hệ với thế giới thực, tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, sáng tạo.
Dạy học liên hệ thực tiễn, bắt đầu từ thực tiễn, nhưng phải chú ý phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực khái quát hóa cho HS, để giúp các em khi đứng trước các vấn đề mới có thể chủ động tìm được cách giải quyết phù hợp.
Để thực hiện dạy học phát triển năng lực cho HS cũng đòi hỏi GV phải phát triển những năng lực nhất định (xây dựng kế hoạch dạy học; Đảm bảo kiến thức môn học, chương trình môn học; Vận dụng các phương pháp dạy học; Sử dụng các phương tiện dạy học; Xây dựng môi trường học tập; Quản lý hồ sơ dạy học; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS…).
TS Vương Bích Thủy – Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng cũng khẳng định: Trong dạy học hướng đến phát triển năng lực của người học, vai trò của người thầy đã có sự thay đổi cơ bản. Thầy giáo không còn là người truyền thụ kiến thức có sẵn mà phải là người bạn đồng hành giàu tri thức và kinh nghiệm, cùng với SV trải nghiệm trên con đường tìm kiếm tri thức.
Trong hành trình đầy sáng tạo đó, người thầy phải có đầy đủ năng lực chuyên môn để giảng dạy tốt và hướng dẫn SV tự học, có nhân cách trong sáng để giúp cho người học nhận ra phẩm chất và năng lực của mình. Đặc biệt, người thầy còn phải khiêm tốn, kiên nhẫn để chia sẻ, lắng nghe và học hỏi những điều tốt đẹp từ chính người học, để từ đó biết cách điều chỉnh hoạt động dạy của mình.
Cũng theo TS Vương Bích Thủy, mục đích lớn nhất và quan trọng nhất của quá trình dạy học là hướng người học đến việc tự chiếm lĩnh và sáng tạo ra những tri thức mới. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu giảng viên ĐH phải dạy cách học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không mâu thuẫn với quan niệm truyền thống về vị trí chủ đạo, vai trò quyết định của người thầy mà đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với sự nỗ lực của họ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Người thầy không thể chỉ nói những gì họ biết mà phải hướng dẫn HS, SV khả năng tiếp cận tri thức hiện đại, những điều mà bản thân người thầy có thể gặp giới hạn. Vì vậy, để vượt qua khó khăn này bên cạnh việc tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, người thầy phải tích cực tự học và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học…
Yêu cầu thực hiện dạy học tập trung vào phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học đòi hỏi không chỉ thầy cô giáo mà cả CBQL trường học những năng lực mới. Họ phải thực sự là tấm gương về đạo đức và sự sáng tạo. Quản lý trường học cần được đổi mới để tạo dựng môi trường trường học thân thiện, tích cực, có tính đột phá trong quá trình thực hiện đổi mới. – TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Hà Anh
Theo giaoducthoidai
Nghệ thuật trong dạy học
Các chuyên gia cho rằng, dạy học là một nghệ thuật, giáo viên là nghệ sĩ, sân khấu là bục giảng, còn học sinh là những khán giả đặc biệt. Ở đó, các em không chỉ đơn thuần là xem, nghe mà còn thẩm thấu, lĩnh hội những kiến thức mới, thậm chí là tương tác, phản biện với thầy, cô giáo của mình.
Dạy học cần nghệ thuật. Ảnh: Sỹ Điền
Hấp dẫn, lôi cuốn
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, mỗi nhà giáo cần hiểu và nắm được quy luật của nghề dạy học, phải thấu hiểu được học trò của mình. Vì nói đến nghệ thuật là phải nói đến tính hấp dẫn, lôi cuốn.
TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh, dạy học vốn không phải bộ môn nghệ thuật mà là môn khoa học tác động đến con người nên nó càng mang tính nghệ thuật bao nhiêu, hiệu quả giáo dục càng cao bấy nhiêu. Trong nghề dạy học, người ta chú ý một số yếu tố cơ bản để dạy học trở thành nghệ thuật như: Thứ nhất, công cụ truyền đạt của thầy cô là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể. Giáo viên cần làm chủ các ngôn ngữ này, biến nó trở nên hấp dẫn, lôi cuốn. Đặc biệt, ngôn ngữ hình thể: Từ ánh mắt, nụ cười đến những cái khoát tay đều phải ăn nhịp và tạo sức hút. Tuy nhiên điều này chưa nhiều giáo viên quan tâm.
Thứ hai, giáo viên không chỉ phải nắm vững kiến thức khoa học mà cái chính là phải biết tổ chức giờ dạy của mình để phát huy tính chủ động sáng tạo của học trò. Lối truyền thụ một chiều, kiểu cũ không còn phù hợp. Cần biết nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề chứ không chỉ chăm chăm nói cho đủ. Đây là sự phối hợp nhịp nhàng. Thầy nói ít và khơi mở để trò có cơ hội tham gia, bộc lộ khả năng tiếp thu và vận dụng các tri thức giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
" Nghệ thuật dạy học là để nhấn mạnh đến yếu tố nghệ thuật trong dạy học chứ không phải là bộ môn nghệ thuật. Mỗi bộ môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng: Hội họa là đường nét, màu sắc; Âm nhạc là âm thanh, ca từ; Văn học là ngôn ngữ thông qua hình tượng nhân vật... Nghệ thuật dạy học là làm tốt nhất tất cả các công việc của giờ dạy để đạt đến trình độ nghệ thuật và văn hóa. Giáo viên cần thực hiện những điều cơ bản của hoạt động dạy học một cách nghệ thuật nhất để đạt hiệu quả cao nhất" - TS Nguyễn Tùng Lâm trao đổi.
Giáo viên cần tìm ra các phương pháp dạy học nhằm thu hút học sinh tham gia vào bài học.
Giáo viên không chỉ dẫn dắt học sinh
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, dạy học cần truyền được cảm hứng cho người học và đặc biệt, theo yêu cầu của giáo dục mới, người học phải chiếm lĩnh các kiến thức khoa học để phát triển nhân cách của mình một cách tự nhiên nhất, tự giác nhất. Và tri thức đến với học sinh như tác phẩm nghệ thuật thu hút được người xem. Khi nhấn mạnh đến nghệ thuật dạy học là đòi hỏi trình độ năng lực giáo viên cả về khoa học cơ bản lẫn khoa học sư phạm, phải được sử dụng thành thạo và quan trọng là phù hợp, được học sinh hoan nghênh, hưởng ứng.
Bày tỏ tâm đắc với quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm, cô Nguyễn Thị Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trao đổi, không chỉ là người dẫn dắt học sinh tìm ra tri thức mới mà trong quá trình dạy học, giáo viên cần đổi mới, sáng tạo trong dạy học nhằm gây hứng thú, hấp dẫn học sinh tìm tòi, khám phá tri thức.
Ngoài ra, trong quá trình dạy học, giáo viên cần đưa ra những tình huống mở để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó, nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của mình. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực tự học, giải quyết vấn đề, kết hợp với học nhóm. Mục đích là để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, tri thức mới.
Cho rằng, đổi mới, sáng tạo trong dạy học không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn là nhu cầu tự thân đối với giáo viên, cô Nguyễn Thị Hòa cho biết: Thực tế cho thấy, hiện nay khả năng tiếp thu của học sinh rất nhanh nhạy, chính vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải đổi mới, sáng tạo tìm ra các phương pháp dạy học thu hút học sinh tham gia vào bài học, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Mặt khác, hiện nay, việc dạy - học không còn thụ động, một chiều; Học sinh có thể trao đổi, tương tác với giáo viên. Vì thế, nếu giáo viên không tự đổi mới sẽ khó bắt nhịp với yêu cầu của thực tiễn.
"Giáo dục chúng ta cũng mong muốn như các môn nghệ thuật khác là, tác động đến nhân cách người học. Giáo dục càng hấp dẫn, hiệu quả càng cao. Dạy học cần nghệ thuật, vì trước hết với bất cứ việc gì cần có hiệu quả cao đều cần sự tinh xảo và mang tính chuyên nghiệp. Để đạt được điều đó đều cần có nghệ thuật". - TS Nguyễn Tùng Lâm
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Lắp camera trong lớp học: Áp lực lên giáo viên lẫn học sinh Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đồng thời là Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), không thể khẳng định chất lượng giáo dục ở các lớp có lắp camera sẽ được nâng cao hơn so với các lớp không lắp camera. Giáo viên cần sự cộng tác,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ngân Baby: Hot girl bể cá sóng gió 1 thời, nổi tiếng nhờ thị phi, mẹ mất sớm
Netizen
17:03:59 01/04/2025
ViruSs giàu cỡ nào?
Sao việt
16:59:10 01/04/2025
Họp báo nước mắt "hại" Kim Soo Hyun: 1 brand quyết không dung thứ, Disney+ ra quyết định quan trọng
Sao châu á
16:53:39 01/04/2025
Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
Tin nổi bật
16:49:53 01/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có 4 món này ăn bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
16:46:22 01/04/2025
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Sức khỏe
16:40:39 01/04/2025
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng
Nhạc việt
15:30:38 01/04/2025
Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga
Thế giới
15:20:02 01/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn
Trắc nghiệm
14:53:54 01/04/2025
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
14:33:14 01/04/2025