Phát triển năng lực cho học sinh bằng thiết kế bài giảng
Để chuẩn bị tốt cho việc đổi mới chương trình GD phổ thông. Sáng ngày 19/1, Phòng GD&ĐT Cẩm Khê (Phú Thọ) tổ chức tập huấn “ Thiết kế bài học phát triển năng lực học sinh Tiểu học”. Ông Phùng Quốc Lập – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ chủ trì tập huấn.
Quang cảnh buổi tập huấn
Tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giai đoạn hiện nay; đồng thời nâng cao kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lí và giáo viên.
Tại lớp tập huấn ông Nguyễn Tân Sơn – Trưởng Phòng GD&ĐT Cẩm Khê chia sẻ, năng lực là sự kết hợp các khả năng, phẩm chất, thái độ của HS để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Phát triển năng lực HS là một nhiệm vụ quan trọng đối với tất cả các trường phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học. Năng lực HS bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ nhưng kiến thức, kĩ năng, thái độ đó phải qua vận dụng, qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo của chính các em thì mới trở thành năng lực…
Video đang HOT
Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hữu Hợp truyền đạt các nội dung cho các giáo biên và cán bộ quản lý
Phát biểu tại lớp tập huấn, Phó Giám đốc Sở Phùng Quốc Lập đã ghi nhận thành tích đã đạt được trong những năm học qua của ngành GD Cẩm Khê. Ngành GD Cẩm Khê đã đi đúng hướng. Có nhiều hoạt động thể hiện đúng Nghị quyết 29/TW về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
“Qua lớp tập huấn này CBQL và các giáo viên hiểu được dạy học phát triển năng lực cho HS đòi hỏi giáo viên phải tổ chức quá trình học tập cho đạt được mục tiêu phát triển năng lực của HS. Việc phát triển năng lực là quá trình lâu dài được tiến hành qua mỗi hoạt động của từng tiết học, từng bài học. Khi đó giáo viên cần đảm bảo mọi thành tố, yếu tố của quá trình dạy học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá) thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau và đều hướng đến phát triển năng lực cho HS” – ông Lập nhấn mạnh.
Tại lớp tập huấn các giáo viên và cán bộ quản lý đã được Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hữu Hợp – Giảng viên chính khoa GD Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội truyền đạt một số vấn đề về: Năng lực và dạy học phát triển năng lực HS tiểu học; Thiết kế bài học phát triển năng lực HS tiểu học.
Nam Khánh
Theo giaoducthoidai
Bài tập về nhà
Đề Toán lớp 3 cô giáo cho, về nhà mọi thành viên đều chật vật toát mồ hôi, vẫn thấy khó. Học sinh tiểu học vốn đang học theo phương pháp số học, nên khi người lớn áp dụng phương pháp đại số, đặt phương trình, giảng giải thế nào học sinh lớp 3 cũng không hiểu và không chấp nhận..., sợ mai đến lớp cô mắng!
Ảnh minh họa
Chủ trương không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học đã được Sở GDĐT Hà Nội quán triệt từ vài năm học trở lại đây. Thậm chí trong Nhiệm vụ năm học 2018- 2019, việc giao bài tập về nhà với học sinh tiểu học còn bị Sở "nghiêm cấm"! Nhưng trên thực tế thì giáo viên vẫn giao bài tập về nhà cho học sinh. Bài tập trong SGK thì phù hợp với những kiến thức các con đã học trên lớp, song vì áp lực thành tích mà không ít giáo viên đã giao những phiếu bài tập rất khó, thậm chí quá khó so với nhận thức của các con. Mà lẽ ra giáo viên nên phân loại những học sinh khá- giỏi để giao dạng bài tập đánh dấu sao(*). Bị giao bài khó, lại sợ cô, nên cả buổi tối con trẻ cứ loay hoay vò đầu bứt tai.
Chưa hết, trong khi học sinh tiểu học thành phố hiện học bán trú gần như cả tuần, nhiệm vụ năm học của Sở GDĐT Hà Nội cũng yêu cầu rõ: Với cấp tiểu học những trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày thực hiện thời lượng tối đa không quá 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần. Đối với trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày phải đảm bảo thời lượng không quá 7 tiết/ngày, trong tuần không quá 35 tiết. Các tiết học chính khóa phải được xếp ở buổi học thứ nhất (buổi sáng) của các ngày học trong tuần. Các trường đảm bảo thời lượng tối thiểu có 1 tiết/ngày học sinh tự học có hướng dẫn vào buổi chiều... Như thế, lẽ ra việc làm bài tập đã được các giáo viên hướng dẫn các con vào buổi chiều tại lớp. Thời gian từ sau 5 giờ chiều tan lớp hàng ngày, trẻ cần được vận động ngoài trời, vui chơi, hoặc tham gia công việc gia đình...
Nhưng điều đáng nói, dù con em mình đã học bán trú cả ngày trên lớp, hiện nhiều phụ huynh vẫn nhận được những tin nhắn mệnh lệnh kiểu như: Gia đình hướng dẫn và kèm con làm Bài tập toán, Bài tập tiếng Việt từ trang...đến trang. Phụ huynh băn khoăn lắm với câu hỏi: Quỹ thời gian "bán trú" đã được sử dụng ở trường như thế nào? Tại sao sau 3 năm Bộ GDĐT ban hành chủ trương không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, nhiều em hàng ngày vẫn phải thức khuya ôn lại bài và lo lắng với bài tập được giao.
Theo daidoanket
Tuần lễ học tập suốt đời: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục Sáng 1/10, tại Trường tiểu học Phù Việt, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cùng Phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà tổ chức lễ phát động "Tuần lễ hưởng hứng học tập suốt đời năm 2018". Ban tổ chức gửi thông điệp Tuần lễ học tập suốt đời. Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Quang Cảnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà nhấn mạnh: Tuần...