Phát triển khoa học, công nghệ gắn với thương mại hóa sản phẩm
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng thành phố trở thành một trung tâm khoa học và công nghệ (KH-CN) của cả nước và khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, thành phố đã triển khai nhiều chính sách thúc đẩy phát triển KH-CN, nhất là đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu KH-CN, làm đòn bẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Thống kê tiềm lực KH-CN của TP Hồ Chí Minh cho thấy, so với cả nước, thành phố hiện có nguồn lực KH-CN chiếm hơn 25%; số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động chiếm khoảng 50%; số lượng DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và DN KH-CN lần lượt chiếm 42% và 15%. Trong đó, có các khu nghiên cứu KH-CN lớn như: Khu công nghệ cao, Khu nông nghiệp công nghệ cao, Khu công nghệ phần mềm Quang Trung, Trung tâm công nghệ sinh học, Viện Khoa học công nghệ tính toán thành phố, 125 phòng thí nghiệm, 270 tổ chức KH-CN… Các nhà chuyên môn nhận định: Đây là cơ sở, nền tảng quan trọng để KH-CN thành phố phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Theo Sở KH-CN thành phố Hồ Chí Minh, thời gian tới, thành phố chú trọng nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và năng lực sáng tạo để tiếp thu và vận dụng các thành tựu KH-CN, làm chủ công nghệ tiên tiến trở thành động lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và nâng cao chất lượng sống của người dân, bảo đảm phát triển bền vững và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.
Để cụ thể hóa chiến lược phát triển ấy, thành phố đưa ra các mục tiêu cụ thể: Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KH-CN trình độ cao đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức KH-CN phát huy trình độ, năng lực sáng tạo. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và các ngành sản xuất dựa trên đổi mới công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ có giá trị gia tăng cao; lấy DN làm trung tâm của hoạt động KH-CN, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học, viện, trung tâm, các tổ chức nghiên cứu với DN. Chú trọng phát triển khoa học dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển nhanh các ngành dịch vụ trên cơ sở ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, tiến tới xây dựng thành công nền kinh tế tri thức ở thành phố và cả nước…
Thực tế cho thấy, thời gian qua, sự phát triển của KH-CN ở thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó, mặt yếu nhất là thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu KH-CN ra thị trường. Phó Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Kỳ Phùng cho rằng: “Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo KH-CN của thành phố, trong đó có thương mại hóa các sản phẩm KH-CN vẫn chưa đủ sự kết nối cộng đồng giữa các thành phần để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội”.
Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Nguyễn Văn Trình, hằng năm, thành phố dành 20% ngân sách (khoảng 2.000 tỷ đồng) chi cho công tác nghiên cứu, phát triển KH-CN, nhưng chỉ giải ngân được con số rất nhỏ, chủ yếu cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Phần lớn các DN đều có quỹ nghiên cứu phát triển KH-CN nhưng chưa được quan tâm sử dụng; DN chưa có sự kết nối đặt hàng các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, thành phố giao Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SHTP) hỗ trợ các sản phẩm đang được nghiên cứu triển khai đưa ra thị trường ứng dụng. Đến nay, một số sản phẩm được thương mại hóa thành công. Mới nhất, SHTP đã hỗ trợ thương mại hóa, đưa ra thị trường bảy sản phẩm thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, na-nô, bán dẫn và tự động hóa. Tuy nhiên, so với các sản phẩm khoa học mà các viện, trường, trung tâm KH-CN nghiên cứu tạo ra, việc thương mại hóa mới chỉ như “muối bỏ bể”…
Trưởng ban Quản lý SHTP Lê Hoài Quốc cho biết, gắn kết giữa nghiên cứu – phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo DN công nghệ cao và thương mại hóa là một trong bốn mục tiêu quan trọng thành phố đặt ra cho SHTP. Đến nay, SHTP đạt được một số kết quả bước đầu khá quan trọng như: Sản lượng công nghiệp công nghệ cao tăng nhanh và bền vững trong các năm gần đây; tạo dựng môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và triển khai, đào tạo, ươm tạo DN công nghệ cao và khởi nghiệp; hình thành chuỗi giá trị gia tăng từ nghiên cứu và triển khai, thương mại hóa sản phẩm công nghệ mới, công nghiệp hỗ trợ đến sản xuất công nghệ cao, đã tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển KH-CN của thành phố.
Video đang HOT
SHTP đang tiếp tục kết nối và tăng cường các quan hệ hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với DN trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng theo xu hướng chung của thế giới. Một trong những hoạt động gắn kết giữa nghiên cứu phát triển, thương mại hóa và sản xuất công nghệ cao nổi bật của SHTP trong những tháng cuối năm 2018 là tổ chức ba hội nghị quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới (na-nô), thiết kế, chế tạo hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), rô-bốt và trí tuệ nhân tạo.
SHTP đang khẩn trương hoàn tất các khâu chuẩn bị để tổ chức hội nghị quốc tế “Ứng dụng công nghệ nano và vật liệu mới” diễn ra vào cuối tháng 8 này. Dự kiến, hội nghị sẽ thu hút sự tham gia của 12 diễn giả là những nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực công nghệ và vật liệu nano đến từ Nhật Bản, Mỹ, Xin-ga-po… Đây là cơ hội tốt để KH-CN thành phố tiếp cận những công nghệ mới nhất trên thế giới về lĩnh vực robotics và trí tuệ nhân tạo (AI); kết nối thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu với các DN công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm; góp phần định hướng phát triển công nghệ robotics và AI cho thành phố trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 hiện nay…
Theo Tri Thuc Tre
Xã hội phi tiền mặt: Hành trình chỉ mới bắt đầu
Theo nhận định của Visa, thanh toán không tiếp xúc đang tăng trưởng khả quan tại Việt Nam với mức tăng tăng 44%/tháng trong khoảng từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2018 mặc dù thị trường chỉ mới làm quen với công nghệ này gần đây. Dù vậy, tính đến cuối quý I/2018, tiền mặt và séc chiếm đến 90% chi tiêu cá nhân tại Việt Nam.
Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu về cải tiến và ứng dụng các kênh thanh toán hàng hóa và dịch vụ mới theo hướng số hóa. Thanh toán trực tuyến đang tăng trưởng nhanh, dù vậy, chúng ta vẫn còn cách xa thời điểm mà tiền mặt không còn xuất hiện trong ví của người tiêu dùng. Hành trình tiến tới xã hội phi tiền mặt mở ra cơ hội rất lớn cho những đột phá trong lĩnh vực thanh toán.
Không hề quá lời khi nói rằng Châu Á - Thái Bình Dương có một phẩm chất vượt trội về thanh toán phi tiền mặt. Độ chấp nhận thanh toán phi tiền mặt của khu vực tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Tại các thị trường Châu Á mới nổi, thanh toán phi tiền mặt tăng trưởng với tốc độ 22%. Trong khi đó, theo nhận định của Visa, thanh toán không tiếp xúc đang tăng trưởng khả quan tại Việt Nam mặc dù thị trường chỉ mới làm quen với công nghệ này gần đây. Một nghiên cứu của Visa đã cho thấy rằng thanh toán không tiếp xúc qua thẻ Visa ở Việt Nam đã tăng 44%/tháng trong khoảng từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2018.
Những nền kinh tế phát triển trong khu vực cũng nhanh nhạy không kém trong việc nắm bắt những phương thức thanh toán mới. Ví dụ, tại Australia, thanh toán không tiếp xúc hiện chiếm 2/3 giá trị thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ.
Cuộc thảo luận về thanh toán phi tiền mặt tại Châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc đề cập khá nhiều đến các ví điện tử cho phép người dùng thanh toán hàng hóa và dịch vụ thông qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, các loại hình và phương thức thành toán phi tiền mặt lại thay đổi theo từng thị trường. Thanh toán bằng mã QR không phải ở vị thế độc tôn bởi vì công nghệ kết nối không dây trong giao dịch ngân hàng hay thẻ trả trước cũng đang có ưu thế nhất định.
Các chính phủ trong khu vực đã nhanh chóng nhận ra rằng họ cần hỗ trợ và xúc tiến các phương thức thanh toán mới này, và phản hồi bằng cách tạo ra các giải pháp hiện đại để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có lẽ một trong số những ví dụ thuyết phục nhất là sáng kiến thành lập Unified Payments Interface (UPI) của chính phủ Ấn Độ. Đây là một nền tảng cho phép người tiêu dùng sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh để thực hiện thanh toán thông qua bất kỳ ngân hàng nào tham gia vào mạng lưới. Được triển khai vào tháng 4/2016, UBI đã ký kết với 97 ngân hàng và xử lý các giao dịch với tổng trị giá 270 tỷ rupee (tương đương 4 tỷ đô la).
Tiền mặt vẫn là vua
Mặc dù đạt nhiều bước tiến, vẫn còn một còn đường dài phía trước để cả khu vực thật sự tiến đến cái gọi là xã hội phi tiền mặt. Giữa cơn sốt những lời tán dương dành cho các giải pháp thanh toán số hóa, tiền mặt vẫn là phương thức thống lĩnh trong thanh toán hàng hóa ở hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Số liệu do Visa cung cấp tính đến quí I/2018 cho thấy tiền mặt và séc chiếm đến 55% chi tiêu cá nhân trong khu vực. Tại Việt Nam, con số này ước tính lên tới 90%. Bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng vẫn chiếm tới 89% các giao dịch mua hàng trực tuyến tại quốc gia này.
Ngoài ra, thách thức còn nằm ở chỗ thiếu một sự nhất quán về các loại hình thanh toán phi tiền mặt trong khu vực. Ví dụ, chúng ta có thể dễ dàng thanh toán bằng mã QR tại Trung Quốc nhưng sẽ gặp khó khăn để tìm thấy giải pháp này tại Úc. Điều này cho thấy tăng trưởng hiện chỉ mới giới hạn trên nền tảng khách hàng nội địa.
Việc triển khai công nghệ thanh toán phi tiền mặt tại Châu Á vẫn gặp phải những thách thức khi hoạt động trên bình diện xuyên quốc gia và tuân thủ luật pháp địa phương. Mặc dù tăng trưởng của các ví điện tử ở Châu Á đang là hiện tượng, chỉ một vài doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ cho người dùng ở hơn một quốc gia, chưa nói đến phạm vi quốc tế.
Tương lai tươi sáng
Thực tế sử dụng tiền mặt phổ biến là một thách thức, nhưng Châu Á - Thái Bình Dương cũng đứng trước những triển vọng phấn khởi đến từ những giải pháp ứng dụng số hóa trong thanh toán.
Các giải pháp mới luôn gắn với trực tuyến. Gần đấy nhất, HSBC đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán học phí du học. Trong thời gian tới, một số ngân hàng ngay sau khi duyệt hồ sơ vay thẻ tín dụng sẽ giao thẻ trực tiếp vào ví điện tử của khách hàng, thay vì qua đường bưu điện.
Một khi các thách thức về phát triển những hệ thống có thể hoạt động xuyên quốc gia và các đơn vị tiền tệ khác nhau được giải quyết, các công ty và nhà cung cấp dịch vụ thành công của khu vực sẽ ở vào vị thế hoàn hảo để xuất khẩu công nghệ và vươn lên dẫn đầu thế giới.
Các chính phủ và những nhà làm chính sách đang tích cực hành động để thúc đẩy việc chuyển đổi sang xã hội phi tiền mặt. Ví dụ tại Indonesia, quốc gia này đang muốn hướng tới khối lượng giao dịch thương mại điện tử trị giá 130 tỷ đô la vào năm 2020. Chính phủ Úc đã đệ trình khống chế mức trần 10.000 đô la Úc (khoảng 7.500 đô la Mỹ) trong giao dịch tiền mặt khi thanh toán hàng hóa và dịch vụ kể từ tháng 7/2019.
Chính phủ Việt Nam cũng hướng tới một xã hội phi tiền mặt với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán thấp hơn 10% và tăng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng lên 70% vào năm 2020.
Mặc dù triển vọng tươi sáng, Châu Á - Thái Bình Dương chỉ mới bắt đầu hành trình hướng tới xã hội phi tiền mặt.
Theo : Tri Thức Trẻ
Mai Nguyên khai trương hai cửa hàng đồ công nghệ và sản phẩm âm thanh Bose Chiều 18/8, Công ty TNHH Công nghệ di động Mai Nguyên chính thức khai trương cửa hàng Mai Nguyên mới và trung tâm trải nghiệm sản phẩm Bose tại TTTM Saigon Centre ở địa chỉ 65 Lê Lợi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên, Mai Nguyên đầu tư cửa hàng kinh doanh tổng hợp đồ công nghệ, âm...