Phát triển giáo dục thường xuyên theo hướng mở
Bước vào năm học mới 2020-2021, Sở GD&ĐT đã đặt ra mục tiêu trọng tâm với giáo dục thường xuyên (GDTX) là duy trì và phát huy vai trò linh hoạt theo hướng “hệ thống giáo dục mở” của các cơ sở GDTX để đáp ứng các yêu cầu mới về xây dựng xã hội học tập (XHHT), đảm bảo việc học tập suốt đời (HTSĐ) cho mọi đối tượng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Tiết học tin học của học viên Trung tâm HN&GDTX tỉnh.
Hoạt động đi vào chiều sâu
Nhìn lại năm học 2019-2020, có thể thấy, công tác GDTX của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các địa phương đã tích cực duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau THCS, công tác giáo dục hướng nghiệp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cộng tác viên trong các cơ sở GDTX ngày càng nâng cao về chất lượng.
Các loại hình đào tạo từ xa phát triển. Tỷ lệ xóa mù chữ có nhiều chuyển biến. Một số Phòng GD&ĐT đã tích cực phối hợp với trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ tổ chức có hiệu quả các lớp xóa mù chữ. Riêng năm 2019, toàn tỉnh tổ chức được 16 lớp xóa mù chữ cho 428 học viên tại 3 địa phương là: Hạ Long, Bình Liêu, Tiên Yên. Đi cùng với đó, hoạt động của hệ thống TTHTCĐ cũng ngày càng đi vào chiều sâu, được nhân dân đánh giá cao.
Toàn tỉnh hiện có 177 trung tâm HTCĐ ở 177 đơn vị hành chính cấp xã. Chương trình đào tạo tại đây cơ bản đáp ứng yêu cầu người học, từ đó, giúp người học cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật KHCN mới trong sản xuất. Riêng năm học 2019-2020, ở các địa phương trong tỉnh đã có trên 185.000 lượt người theo học tại các Trung tâm HTCĐ.
Video đang HOT
Đặc biệt, năm học vừa qua, Trung tâm HN&GDTX tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện cũng đã tích cực đổi mới hoạt động quản lý, phương pháp giảng dạy. Các trung tâm đều tăng cường tổ chức và nâng cao hiệu quả mô hình dạy văn hóa cấp THPT theo chương trình GDTX kết hợp với học nghề hoặc học trung cấp.
Đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực người học
Theo Sở GD&ĐT, số lượng học viên học THPT theo chương trình GDTX năm học 2019-2020 là 6.716 học viên, trong đó có 6.665 học viên ở độ tuổi phổ thông. Số lượng học viên trong độ tuổi THPT theo học chương trình GDTX kết hợp học trung cấp là 6.544 học viên. Tỷ lệ học viên khối GDTX toàn tỉnh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt 93,96% (tăng 2,21% so với năm học trước).
Để nâng cao chất lượng, hiện nay, các trung tâm cũng tăng cường rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục các môn học đảm bảo thực hiện đúng quy định của chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời phù hợp với việc đổi mới phương pháp, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, cũng như tình hình, điều kiện thực tiễn của đơn vị.
Tiết học của cô và trò Trung tâm HN&GDTX tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Tiến Lộc, Giám đốc Trung tâm HN&GDTX tỉnh cho biết: Trung tâm đang rất chú trọng động viên, khuyến khích giáo viên tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học viên. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đào tạo, Trung tâm còn thường xuyên triển khai tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học của các tổ chuyên môn; tích cực triển khai dạy học lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các môn học phù hợp, linh hoạt, hiệu quả.
Cùng với đó, hiện nay, nhiều trung tâm còn đang chú trọng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học viên. Cụ thể là kết hợp kiểm tra, đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ; cho điểm, nhận xét, đánh giá qua các sản phẩm học tập của học viên qua các bài kiểm tra và các bài thực hành. Đối với kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra học kỳ, các trung tâm đều xây dựng ma trận đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm chi tiết.
Lớp thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi do TTHTCĐ phường Mạo Khê, TX Đông Triều tổ chức.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống GDTX, được biết, thời gian tới, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, từ đó góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của việc xây dựng XHHT, HTSĐ. Duy trì và phát huy vai trò linh hoạt theo hướng “hệ thống giáo dục mở” của các cơ sở GDTX để đáp ứng các yêu cầu mới về xây dựng XHHT, đảm bảo việc HTSĐ cho mọi đối tượng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Quảng Bình: Chuyển đổi số thúc đẩy Học tập suốt đời
Ngày 28/9, tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1730/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020.
Hướng dẫn học sinh Mầm non vẽ tại lớp học (Ảnh tư liệu)
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các cơ sở tổ chức bằng những hình thức, nội dung phù hợp với tình hình thực tế của địa phương cũng như tuân thủ quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ, các hoạt động thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
Triển khai xây dựng mô hình học tập; treo băng rôn, khẩu hiệu tại cơ sở giáo dục và những nơi công cộng; tổ chức đoàn xe lưu động tuyên truyền về chủ đề, hoạt động của Tuần lễ.
Bên cạnh đó, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức Tuần lễ theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm lan tỏa thông điệp, đưa chủ đề của Tuần lễ vào cuộc sống thiết thực; triển khai chương trình học tập trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy, học và hoạt động thư viện; tạo điều kiện để cơ sở giáo dục xây dựng, thu thập, khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở hữu ích (sách, báo, bài giảng điện tử...).
Khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia diễn đàn, câu lạc bộ trực tuyến, giao lưu, chia sẻ về sách, văn hóa đọc, nghiên cứu khoa học..., góp phần xây dựng cộng đồng học tập trực tuyến ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng; tổ chức lớp tập huấn.
Hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin trên mạng Internet an toàn, hiệu quả cho học sinh, sinh viên, phụ huynh, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn; tạo diễn đàn, cuộc thi về chủ đề công dân học tập, công dân toàn cầu giúp học sinh, sinh viên và người dân tìm hiểu về kỹ năng, năng lực thiết yếu của công dân trong thời đại số hóa, toàn cầu hóa...
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương khuyến khích thư viện công cộng, thư viện nhà trường, thư viện của trung tâm học tập cộng đồng trong cùng một khu vực cộng đồng dân cư hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện, tăng cường hoạt động khuyến đọc, triển khai mô hình đọc sách chia sẻ tri thức liên thế hệ, luân chuyển sách, báo, tài liệu giấy và tài liệu số với nhau.
Tiếp tục phát động phong trào xây dựng "Tủ sách lớp học" trong cơ sở giáo dục; xây dựng thư viện, không gian đọc tại trung tâm học tập cộng đồng, cơ quan, công sở, đơn vị; đa dạng hóa hoạt động giáo dục, học tập tại thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ... góp phần nuôi dưỡng thói quen, nhu cầu học tập thường xuyên cho người dân, từng bước xây dựng văn hóa học tập suốt đời cho cộng đồng dân cư trong khu vực.
Việc tổ chức Tuần lễ nhằm quán triệt nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời; tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc xây dựng, cung ứng các kênh và công cụ học tập suốt đời cho người dân.
Chủ đề "Chuyển đổi số thúc đẩy Học tập suốt đời", Tuần lễ năm 2020 được tổ chức từ ngày 1 - 7/10/2020, trong đó lễ khai mạc bắt đầu từ 8h ngày 1/10/2020. Lễ phát động được tổ chức vào sáng 1/10/2020 tại thành phố Đồng Hới. Tại các huyện, thị xã và thành phố, tổ chức điểm cấp huyện và triển khai đại trà khai mạc Tuần lễ do địa phương tự lựa chọn.
Cần thay đổi suy nghĩ giáo dục thường xuyên kém hơn giáo dục phổ thông Ngày 24-7, tại Hà Nội, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo "Trường đại học với việc xây dựng và triển khai mô hình công dân học tập tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Dự hội thảo có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Phó Thủ tướng...