Phát triển giáo dục tại huyện khó khăn của Hà Nội
Ngày 11/10, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội do Tiến sĩ Chử Xuân Dũng (Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Mỹ Đức về công tác phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện.
Thông tin tại buổi làm việc, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức Đặng Văn Viện cho biết: Toàn huyện Mỹ Đức hiện có 83 cơ sở giáo dục công lập, trong đó có 26 trường Mầm non, 29 trường Tiểu học, 23 trường Trung học cơ sở, 4 trường Trung học phổ thông và 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 3.911 người.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Là một trong những huyện khó khăn nhất của thành phố Hà Nội, vì vậy cơ sở vật chất trường lớp tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Một số trường còn thiếu phòng học, phải sử dụng phòng học xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ.
Việc đầu tư các phòng bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế do nguồn kinh phí của địa phương hạn hẹp. Trong khi đó, đời sống của nhân dân còn khó khăn nên nhận thức và sự quan tâm chăm lo cho việc học tập của con em còn khiêm tốn và không đồng đều, công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều trở ngại.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của địa phương, giáo dục Mỹ Đức đã có nhiều chuyển biến. Tính đến nay, Mỹ Đức đã có 42/78 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia (chiếm 53,8%). Trong năm học 2018 – 2019, đã xây mới 39 phòng học, 64 phòng bộ môn, chức năng, hiệu bộ; cải tạo 55 phòng học.
Video đang HOT
Toàn huyện Mỹ Đức hiện có 83 cơ sở giáo dục công lập.
Chất lượng giáo dục ngày càng khởi sắc. Các cấp học thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Số học sinh đạt giải Nhất, Nhì cấp Thành phố ngày càng tăng.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thẳng thắn chỉ ra những thế mạnh và những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, từ cơ sở vật chất, công tác quản lý, chất lượng đội ngũ đến công tác dạy và học… Từ đó, đưa ra những phương hướng phát triển giáo dục phù hợp cho huyện trong thời gian tới.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Mỹ Đức Bạch Liên Hương nhận định: Buổi làm việc thể hiện sự quan tâm của Thành phố tới công tác giáo dục của Mỹ Đức, đồng thời cũng giúp làm rõ hơn bức tranh chân thực về giáo dục của huyện.
Là một huyện khó khăn của Hà Nội nên giáo dục của huyện còn nhiều hạn chế. Thời gian tới, Mỹ Đức sẽ quan tâm hơn tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ; chăm lo nâng cao cơ sở vật chất; đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục…
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng, những kết quả về giáo dục và đào tạo mà huyện Mỹ Đức đạt được đã cho thấy sự nỗ lực cố gắng lớn của huyện. Tuy nhiên so với mong muốn của người dân và so với các địa phương khác thì Mỹ Đức cần quyết tâm và có nhiều giải pháp hiệu quả hơn nữa.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị, thời gian tới, lãnh đạo huyện Mỹ Đức quan tâm tới quy hoạch mạng lưới trường học, tạo ra thế chủ động trong phát triển giáo dục; đồng thời sớm triển khai xây dựng mô hình trường chất lượng cao, quan tâm nâng cao số lượng học sinh học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó tăng cường các điều kiện để hoạt động giáo dục trong trường đạt hiệu quả hơn, cụ thể: Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị trường học; quan tâm nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch cho học sinh; chăm lo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục…
Để làm được điều này thì ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức cần chủ động xây dựng môi trường giáo dục các trường đảm bảo dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm, phát huy nội lực của các nhà trường và sự phối hợp của địa phương, phụ huynh; tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, đặc biệt là những yếu kém đã được các phòng chuyên môn của Sở chỉ ra trong buổi làm việc này.
Ngoài ra, huyện Mỹ Đức cũng cần quan tâm hơn nữa đến công tác truyền thông trong giáo dục, tích cực giới thiệu những tấm gương tốt, mô hình hay, cách làm sáng tạo để tạo ra hiệu ứng tốt, từ đó giúp xã hội hiểu hơn về công tác giáo dục của địa phương.
Theo laodongthudo
Hà Nội: 250 giáo viên mầm non được cấp chứng chỉ giáo dục vượt trội
Khóa học đã tạo được kho tư liệu tham khảo cho các nhà trường về các hoạt động STEAM với các chủ đề phù hợp với giáo dục mầm non do các học viên thiết kế dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành về STEAM - Singapore.
Hoạt động làm quen tiếng Anh của trẻ 5 tuổi tại Trường Mầm non Mai Dịch
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Công ty Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam - Enspire, Trường Cao đẳng Quốc tế Á Châu - Singapore tổ chức Lễ tổng kết khóa "Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp nuôi dạy trẻ đối với giáo viên mầm non thành phố Hà Nội" năm 2019 do chuyên gia nước ngoài giảng dạy.
Được biết, năm 2019 là năm thứ 2 khóa "Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp nuôi dạy trẻ đối với giáo viên mầm non thành phố Hà Nội" được tổ chức. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Công ty Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam - Enspire tiếp tục mời giảng viên nước ngoài của Trường Cao đẳng Quốc tế Á Châu - Singapore về giảng dạy.
Khóa học diễn ra trong vòng 10 ngày với 250 học viên. Đối tượng tham gia là các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán được lựa chọn từ 17 quận, huyện và 7 trường mầm non chất lượng cao trên địa bàn thành phố. Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành về STEAM, có sự nghiên cứu chuyên sâu về chương trình giáo dục mầm non Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên kết hợp với sự tích cực học hỏi và ý thức cầu tiến của các học viên các lớp học diễn ra sôi nổi, hiệu quả.
So với năm 2018, khóa học năm nay đã có nhiều đổi mới. Chẳng hạn như: Có sự điều chỉnh về đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu người học, tài liệu bồi dưỡng có sự cập nhật và chắt lọc rút kinh nghiệm từ năm học trước; lựa chọn đơn vị thực hành kiến tập tại Hệ thống Trường Mầm non JustKids và Trường Mầm non chất lượng cao Mai Dịch quận Cầu Giấy giúp học viên kiểm chứng giữa lý thuyết chuyên gia giảng dạy với việc áp dụng lồng ghép STEAM vào các hoạt động chương trình giáo dục mầm non, từ đó hiểu sâu kiến thức hơn để linh hoạt, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục mầm non Việt Nam.
Lễ tổng kết khóa "Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp nuôi dạy trẻ đối với giáo viên mầm non thành phố Hà Nội"
Sau khi kết thúc, khóa học đã tạo được kho tư liệu tham khảo cho các nhà trường về các hoạt động STEAM với các chủ đề phù hợp với giáo dục mầm non do các học viên thiết kế dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành về STEAM - Singapore. 100% các giáo viên được xét duyệt và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học, trong đó 30/250 học viên (chiếm 12%) xuất sắc tiêu biểu được lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng các chuyên gia nước ngoài khen ngợi.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang đề nghị: Ngay sau đợt tập huấn, 7 trường mầm non chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội cần nghiên cứu, nhân rộng thí điểm thực hiện lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM vào chương trình giảng dạy linh hoạt, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Đối với các trường điểm tại 12 quận, 5 huyện tiếp tục nghiên cứu, thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ với các đồng nghiệp, mỗi độ tuổi xây dựng 1 lớp điểm. Có báo cáo định kì sơ kết, tổng kết việc ứng dụng STEAM trong giảng dạy.
Theo laodongthudo
Nâng cao năng lực cho gần 500 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên Gần 500 cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn TP Hà Nội được đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong quản lý và giảng dạy. Nhằm nâng cao năng lực quản lý và năng lực chuyên môn cho công chức, viên chức quản lý trường mầm non, phổ thông và giáo viên THPT, ngày...