Phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, phòng hộ
Trong thời gian qua, quá trình phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, phòng hộ là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm.
Hội thảo “Tham vấn chính sách phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, phòng hộ”.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Lâm nghiệp ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với sự hỗ trợ của Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học – VFBC) đã tổ chức Hội thảo “Tham vấn chính sách phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, phòng hộ”.
Hội thảo có sự hiện diện của hơn 90 đại biểu đến từ các đơn vị là cơ quan quản lý nhà nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý rừng, giám đốc các Vườn Quốc gia, một số doanh nghiệp du lịch ở khu vực phía Nam.
Tại Hội thảo, ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, nhấn mạnh: “Việt Nam là quốc gia phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch, có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút du khách. Các khu vực rừng đặc dụng, phòng hộ có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, phong phú về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, lịch sử.
Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng của người dân ngày càng tăng. Việc phát triển du lịch sinh thái ngày càng được trú trọng, nhưng phải gắn liền với việc giáo dục ý thức bảo vệ mội trường, bảo tồn đa dạng sinh học”.
Video đang HOT
Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, phát biểu tại Hội thảo.
Theo ông Trần Quang Bảo, trong quá trình triển khai luật Lâm nghiệp và Nghị định hướng dẫn 156/2018/NĐ-CP, mặc dù đã có những tháo gỡ và tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, vẫn còn đó một số vướng mắc đang tồn tại ở các địa phương, đặc biệt là những cơ chế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các Vườn quốc gia.
Để thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng văn bản pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Lâm nghiệp đã tham vấn các địa phương nhằm tháo gỡ, hướng dẫn các trình tự, thủ tục trong quá trình xây dựng các dự án du lịch sinh thái.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về vấn đề xu hướng “du lịch về nguồn” đang tăng cao, bao gồm cả thị phần khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Tuy nhiên, trong hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, các Ban quản lý rừng, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ như: thiếu hướng dẫn về quy định tỷ lệ xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí; các vấn đề liên quan đến những quy định về cấp phép xây dựng, việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng để xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí; giá cho thuê môi trường rừng chưa tương xứng, chưa phù hợp với chính sách khuyến khích đầu tư phát triển (Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
Các đại biểu cũng đã thống nhất những nội dung sửa đổi, bổ sung nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất.
Hội thảo có sự hiện diện của hơn 90 đại biểu đến từ các đơn vị là cơ quan quản lý nhà nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý rừng, giám đốc các Vườn Quốc gia, một số doanh nghiệp du lịch ở khu vực phía Nam.
Các hoạt động du lịch sinh thái được tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh, duy trì hoạt động đón và phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí; tiếp tục phối hợp với các đơn vị lữ hành tổ chức, cung cấp thông tin cho du khách và kết nối để các đơn vị đưa khách tham quan; hướng dẫn tuyên truyền cho du khách về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng; xây dựng, cải tạo các điểm, các tuyến du lịch để tạo sự hấp dẫn cho du khách và luôn chú ý bảo vệ rừng, không làm tổn hại đến cảnh quan và môi trường sinh thái.
Công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ở cơ sở cũng được đẩy mạnh, thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa Ban quản lý rừng với chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương để có sự đồng thuận, hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng, phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên ở các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Nghệ An: Quy hoạch Quỳnh Lưu thành trung tâm kinh tế vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ
UBND tỉnh Nghệ An vừa ký Quyết định số 1168/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳnh Lưu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, quy hoạch định hướng phát triển vùng huyện Quỳnh Lưu là sự phát triển thống nhất về không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn với phát triển chung vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và vùng duyên hải tỉnh Nghệ An; phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn, các vùng chức năng với các vùng miền.
Theo định hướng, quy hoạch vùng huyện Quỳnh Lưu được xây dựng đảm bảo tính chất, chức năng là vùng kinh tế tổng hợp trọng điểm phía Bắc của tỉnh Nghệ An, cùng với Hoàng Mai trở thành cực tăng trưởng quan trọng trong vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ. Là vùng phát triển với các chức năng đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch biển và sinh thái, khai thác chế biến thủy hải sản, nông lâm nghiệp... Là khu vực phát triển hài hòa các mục tiêu kinh tế, văn hóa, môi trường và an ninh quốc phòng.
Đồng thời phải luôn tôn trọng tự nhiên, ứng phó với các vấn đề về biến đổi khí hậu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Quy hoạch đã định hướng phát triển không gian vùng, định hướng phát triển không gian đô thị, phát triển nông thôn, phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, quy hoạch định hướng phân thành 03 vùng phát triển không gian theo hướng vừa kết nối với tổng thể phát triển chung của tỉnh Nghệ An, vừa khai thác hiệu quả các tiềm năng của địa bàn khu vực.
Một góc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
Về phát triển không gian đô thị được chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2021- 2030, toàn huyện có 06 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 42,90%. Giai đoạn 2 từ năm 2030-2050, toàn huyện xây dựng và phát triển thêm 06 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 56,20%.
Định hướng quy hoạch 04 khu công nghiệp với tổng diện tích 789,75ha, gồm: Khu công nghiệp Tân Thắng tại xã Tân Thắng; Khu công nghiệp Diễn Quỳnh tại xã Quỳnh Giang; Khu công nghiệp Lạch Quèn tại xã Quỳnh Thuận; Khu công nghiệp Tây Bắc tại xã Tân Thắng .
Quy hoạch 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích 222ha, gồm: Cụm công nghiệp Quỳnh Châu tại xã Quỳnh Châu; Cụm công nghiệp Quỳnh Mỹ tại xã Quỳnh Mỹ; Cụm công nghiệp sạch đô thị Cầu Giát mở rộng tại xã Quỳnh Ngọc và xã Quỳnh Yên; Cụm công nghiệp Quỳnh Thạch tại xã Quỳnh Thạch.
Quy hoạch 03 cụm công nghiệp làng nghề, gồm: Cụm công nghiệp làng nghề Quỳnh Văn tại xã Quỳnh Văn; Cụm công nghiệp làng nghề Quỳnh Nghĩa tại xã Quỳnh Nghĩa; Cụm công nghiệp làng nghề Quỳnh Hoa tại xã Quỳnh Hoa .
Định hướng phát triển du lịch theo 3 loại hình du lịch gồm du lịch biển, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch trải nghiệm gắn với danh thắng. Cụ thể, du lịch biển gồm Khu du lịch biển Quỳnh (các xã ven biển), trung tâm là các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa. Du lịch văn hóa - lịch sử: Phát triển trên cơ sở phát huy giá trị các di tích văn hóa lịch sử, kiến trúc cổ, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng... Điểm du lịch danh thắng, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh: Đền thờ Hồ Xuân Hương, nhà thờ họ Hồ (Quỳnh Đôi), đền Quy Lĩnh (Quỳnh Lương), đền Thượng (Quỳnh Nghĩa), đền Cửa Gan (Quỳnh Hoa), đền Voi (Quỳnh Hồng), đền Cồng (Quỳnh Hưng), đền thờ trạng nguyên Hồ Hưng Dật...
Vẻ đẹp hoang sơ biển Quỳnh, huyện Quỳnh Lưu.
Du lịch trải nghiệm gắn với danh thắng: Khu du lịch hang Dơi tại xã Quỳnh Tam; Khu du lịch sinh thái hồ Vực Mấu; Quy hoạch Sân golf và Resort vị trí hồ An Ngãi (hồ Bà Tùy), xã Quỳnh Tân. Khu du lịch sinh thái hồ Khe Lại; Khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Khe Gỗ (hồ 3/2); Phát triển du lịch "trang trại Edufarm" khai thác từ hệ thống giáo dục đổi mới gắn với các trang trại, sản xuất nông, thủy sản đặc trưng của huyện.
UBND tỉnh giao UBND huyện Quỳnh Lưu phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức công bố quy hoạch và quản lý quy hoạch theo quy định; tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nội dung quy hoạch trong các đồ án quy hoạch và quy định quản lý liên quan đã ban hành phù hợp với Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt. Đồng thời, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng kế hoạch để thực hiện quy hoạch theo tiến độ và trình tự ưu tiên.
Sin Suối Hồ - điểm du lịch hấp dẫn du khách Là một bản nhỏ của người Mông, nằm cách thành phố Lai Châu gần 30km và ở độ cao gần 1500 m so với mực nước biển, Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) có khí hậu mát mẻ, trong lành quanh năm; là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Đến Sin...