Metaverse khiến Meta gặp khó khăn
Meta, công ty mẹ của Facebook đang hoãn một số dự án sau khi đổ quá nhiều tiền cho tham vọng phát triển metaverse.
Nguồn tin từ Reuters cho biết Andrew Bosworth, Giám đốc Công nghệ Meta thừa nhận với đội ngũ Reality Labs rằng công ty sẽ hoãn một số dự án do không đủ kinh phí, nhưng chưa nói rõ kế hoạch nào bị ảnh hưởng. Hiện tại, công ty chưa có dự định sa thải nhân viên.
Theo Futurism, thông tin được đưa ra ít lâu sau khi CEO Mark Zuckerberg cho biết Meta có kế hoạch “làm chậm tiến độ” một số khoản đầu tư lớn, trong đó có Reality Labs – bộ phận nghiên cứu các dự án thực tế ảo, bao gồm nền tảng metaverse được công ty đặt rất nhiều niềm tin. Các bộ phận chịu ảnh hưởng còn lại gồm nền tảng kinh doanh và cơ sở hạ tầng AI.
Mark Zuckerberg đang đặt rất nhiều niềm tin vào metaverse.
Video đang HOT
Vào đầu tháng 5, nhiều nguồn tin cho biết Meta đang hạn chế tuyển nhân sự do dồn nhiều chi phí cho metaverse. Từ khi đổi tên vào tháng 10/2021, công ty đã đầu tư rất mạnh vào Reality Labs, bổ sung hơn 13.000 nhân viên vào năm ngoái và 6.000 người từ đầu năm đến nay.
Không chỉ metaverse, bộ phận này còn phát triển kính thực tế ảo Oculus, thiết bị gọi video Portal và các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp. Sản phẩm mới nhất đang được Reality Labs phát triển là Project Cambria, kính thực tế hỗn hợp với khả năng theo dõi khuôn mặt. Tất cả nhằm phục vụ tham vọng của Zuckerberg với metaverse.
Đồng sáng lập Facebook dự đoán cần 10 năm để metaverse trở nên phổ biến. Chỉ trong quý I, Reality Labs ghi nhận khoản lỗ 2,96 tỷ USD. Con số này là 10 tỷ USD trong năm 2021.
“Tôi nhận ra xây dựng nền tảng này rất tốn kém. Đó là thứ chưa từng được phát triển trước đây”, Zuckerberg cho biết trong buổi báo cáo tài chính quý I. Ông thừa nhận điều này sẽ kìm hãm lợi nhuận tổng thể của Meta trong năm 2022, đặc biệt khi doanh thu từ quảng cáo không tăng nhanh như mong đợi.
Trước các nhà đầu tư, Zuckerberg khẳng định tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng từ Facebook, Instagram và WhatsApp để đầu tư vào Reality Labs. Tuy nhiên cho đến khi metaverse phổ biến, các nhà đầu tư có lý do để lo lắng về tình hình tài chính của Meta. Mạng xã hội Facebook lần đầu ghi nhận lượng người dùng giảm, Instagram đối mặt cạnh tranh lớn từ TikTok, trong khi Apple hoàn toàn có thể gây sóng gió với những quyết định bất ngờ.
Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á đẩy mạnh đầu tư cho metaverse
DBS, ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang nghiên cứu đưa các dịch vụ tài chính vào vũ trụ ảo (metaverse).
Giám đốc CNTT của DBS, Jimmy Ng tại một buổi phỏng vấn cho biết trong một thập kỷ trở lại đây, ngân hàng đã chi khoảng 730 triệu USD mỗi năm cho các lĩnh vực như điện toán đám mây hay trí tuệ nhân tạo và sẽ tiếp tục duy trì mức đầu tư này trong tương lai.
Khái niệm metaverse đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của những cái tên như Microsoft và Meta (công ty mẹ của Facebook).
"Có một số công nghệ chủ chốt mà chúng tôi hướng tới. Một trong số đó, tất nhiên là metaverse. Chúng tôi đang chủ động nghiên cứu lĩnh vực này, ngay cả trong trường hợp khái niệm này tiến hóa xa hơn", Jimmy Ng cho biết.
Lãnh đạo của DBS cũng gợi mở về các mã thông báo không thể thay thế (NFT), đại diện cho các tài sản kỹ thuật số, có thể đóng vai trò trong kế hoạch khai thác tiềm năng của metaverse. Các NFT đang được giao dịch giữa những người chơi trực tuyến và giữa các nền tảng vũ trụ ảo khác nhau. Ng tin rằng "đây là một trong những lĩnh vực chúng tôi có thể thực sự cân nhắc tới".
Mặc dù không nêu chi tiết về thời điểm và dịch vụ cụ thể công ty có thể đưa ra, nhưng lãnh đạo DBS cho biết "cách thức chúng ta sử dụng ngân hàng có thể được tích hợp vào các nền tảng khác nhau, trong đó có metaverse".
"Qua thời gian, các công nghệ như blockchain, thực tế ảo tăng cường và thực tế ảo sẽ hội tụ lại và đem tới nhiều trường hợp thú vị để ứng dụng mà chúng ta chưa từng nghĩ tới", và những công nghệ này sẽ là "nhân tố thay đổi cuộc chơi" trong ngành ngân hàng trong vài năm tới.
Metaverse thu hút sự chú ý từ các ngân hàng lớn khác. JP Morgan gần đây đã bỏ ngỏ cánh cửa cung cấp dịch vụ tài chính cho vũ trụ ảo.
"Thành công của việc xây dựng và mở rộng quy mô metaverse phụ thuộc vào việc có hệ sinh thái tài chính linh hoạt, mạnh mẽ cho phép người dùng kết nối liền mạch giữa thế giới thực và ảo hay không", trích nhận định của ngân hàng này trong một nghiên cứu về metaverse. "Cách tiếp cận của chúng ta đối với cơ sở hạ tầng thanh toán và tài chính sẽ cho phép khả năng tương tác đó phát triển".
DBS bắt đầu chuyển đổi số cách đây gần 10 năm, với 60% khách hàng hiện tại sử dụng các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số. DBS có khoảng 10.000 kỹ sư công nghệ, hầu hết ở Ấn Độ và Singapore, chiếm 30% tổng số nhân viên công ty. Jimmy Ng cho biết đội ngũ công nghệ của ngân hàng phát triển với tốc độ khoảng 1.000 nhân viên mỗi năm. "Theo thời gian, công nghệ sẽ lan tỏa mọi khía cạnh của dịch vụ tài chính".
Meta phát triển AI "cấp độ con người" để xây dựng metaverse Với dự án Project CAIRaoke, Meta tham vọng tạo ra một công nghệ ít cồng kềnh hơn để triển khai và vận hành vũ trụ ảo. Trong một sự kiện vừa được Meta tổ chức, CEO Mark Zuckerberg đã công bố dự án Project CAIRaoke. Đây được xem là nỗ lực của công ty trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)...