Phát triển du lịch gắn với Chương trình ‘Mỗi xã một sản phẩm’
Chương trình ‘Mỗi xã một sản phẩm’ (OCOP) với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế nông thôn; nâng cao thu nhập, đời sống Nhân dân; bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn… Đây cũng là những điều kiện cần thiết để khai thác và phát triển du lịch.
Một số sản phẩm quà lưu niệm của du lịch Thanh Hóa đang được quảng bá rộng rãi. Ảnh: Lê Dung
Sắn du lịch với hoạt động nông nghiệp đã được khai thác, phát triển và mang lại hiệu quả cao ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhật Bản là một điển hình về việc khai thác và phát triển du lịch nông nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi. Cách đây 40 năm, tỉnh Oita là địa phương khởi phát phong trào “Ipson Ipin” hay OVOP (mỗi làng một sản phẩm) ở Nhật Bản. Theo đó, mỗi làng/xã/huyện sẽ lựa chọn ra những sản phẩm nông sản độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển như rau, quả, đồ gỗ… Đồng thời, gắn kết với các sản phẩm văn hóa, dịch vụ, du lịch trên địa bàn. Ngôi làng nhỏ Yufuin vốn có 100% dân số sống bằng nông nghiệp. Khi bắt tay vào khai thác phát triển du lịch từ hoạt động nông nghiệp, người dân địa phương đã thành lập hội nghiên cứu và phát triển ẩm thực, nhằm khôi phục các món ăn truyền thống, với nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp địa phương. Đồng thời, cư dân bản địa còn sáng tạo ra các sản phẩm thủ công mang hình ảnh và thương hiệu du lịch Yufuin… Du khách đến với Yufuin được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, ẩm thực hấp dẫn và đặc biệt là được ngâm mình trong những suối nước nóng tự nhiên, có khả năng trị liệu và nghỉ dưỡng. Đến nay, Yufuin đã nổi tiếng khắp Nhật Bản là một điểm đến du lịch có cảnh quan thiên nhiên và môi trường an toàn, thân thiện, gắn với hình ảnh làng quê bình yên và tươi đẹp.
Video đang HOT
Dựa trên kinh nghiệm triển khai “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản và bài học trong triển khai một cách có hệ thống chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh Quảng Ninh; vài năm trở lại đây, Thanh Hóa đã có những tiếp cận tích cực, để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ vốn là lợi thế của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh ta đã xây dựng và phê duyệt nhiều quy hoạch liên quan, như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp; quy hoạch các điểm du lịch làng nghề; quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn… trong nội hàm của chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Thông qua nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện vùng, miền, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, đã có được những kết quả bước đầu. Trong đó, một số sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ đang được phát triển. Điển hình như bưởi Luận Văn, dưa hấu Mai An Tiêm, nước mắm Khúc Phụ, nước mắm Ba Làng, rượu Làng Quảng, rượu Chi Nê, tinh dầu quế Thường Xuân, chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, trống đồng Trà Đông, chiếu cói Nga Sơn… Đây đều là những sản phẩm có lịch sử hình thành khá lâu đời và có tiếng khắp xa gần. Đồng thời, nó gắn liền với những địa danh có nhiều tiềm năng khai thác và xây dựng thành sản phẩm du lịch làng nghề của xứ Thanh.
Đặc biệt, trong định hướng triển khai thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa cũng chú trọng gắn kết chương trình với việc xây dựng và phát triển một số sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng. Điển hình là việc ban hành và triển khai các đề án khai thác, phát huy giá trị Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh…; đề án nghiên cứu phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc phục vụ phát triển du lịch… Đồng thời, phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái – cộng đồng, tỉnh đã phê duyệt và triển khai các đề án phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại xã Trí Nang (huyện Lang Chánh); xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy); các bản người Thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước)… Từ đó, đã hình thành các điểm đến, các tuyến du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch cộng đồng hoàn thiện, đang thu hút khách du lịch như làng Năng Cát (huyện Lang Chánh); bản Hiêu, bản Đôn (huyện Bá Thước); bản Hang (huyện Quan Hóa); bản Ngọc (huyện Cẩm Thủy)…
Tại các khu điểm du lịch của Thanh Hóa, sản phẩm lưu niệm đang được bày bán khá đơn điệu, nghèo nàn cả về hình thức, mẫu mã và chất lượng. Ví như Sầm Sơn có sản phẩm áo phông in chữ Hè Sầm Sơn và một số đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ ốc, trai, nhựa, thạch cao, san hô, gỗ… Vĩnh Lộc có tranh Thành Nhà Hồ, các vật dụng (khay, đĩa,…) in ảnh Thành Nhà Hồ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác. Suối cá Cẩm Lương có sản phẩm điếu cày, cung tên… Theo đó, để góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, trong Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh ta dự kiến đề xuất 10 sản phẩm lưu niệm mang biểu trưng du lịch xứ Thanh. Cụ thể gồm khối pha lê Tượng đài anh hùng Lê Lợi; thủy tinh pha lê quả cầu hòn Trống Mái; bình trà sứ in ảnh các biểu trưng du lịch; đĩa hòn Trống Mái; móc khóa in hình ảnh du lịch; cốc giữ nhiệt; tranh thêu cầu Hàm Rồng và Thành Nhà Hồ; quạt in hình ảnh biểu trưng du lịch; tranh khắc đồng Bia Vĩnh Lăng và Thành Nhà Hồ; mặt trống đồng. Các sản phẩm được đưa vào sản xuất, không chỉ tạo ra những mặt hàng lưu niệm có giá trị và chất lượng; mà qua đó còn tạo cơ hội cho các làng nghề và các cơ sở sản xuất, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tham quan làng nghề.
Không thể phủ nhận tiềm năng phát triển du lịch gắn với Chương trình OCOP của Thanh Hóa. Tuy nhiên, để có thể tạo ra được một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh như cách Nhật Bản đã làm được với làng Yufuin, thì lại cần thêm rất nhiều yếu tố. Trong đó, cùng với việc khai thác các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương (Chương trình OCOP) làm nòng cốt; còn cần tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất du lịch; cải thiện môi trường, cảnh quan thiên nhiên và môi trường văn hóa; nâng cao ý thức, kiến thức và cách thức làm du lịch cho cộng đồng dân cư…
4 combo ăn chơi, nghỉ dưỡng cho người địa phương
Khách được hưởng giá ưu đãi 360.000 đồng khi dùng dịch vụ tắm bùn 5 sao, thay vì 550.000 đồng như trước.
Dưới đây là những chương trình ưu đãi mới dành riêng cho người Khánh Hòa, nhằm khuyến khích người dân địa phương trải nghiệm những sản phẩm du lịch tại tỉnh nhà.
Tại Khu du lịch đảo Hòn Tằm, du khách có thể chọn gói tắm bùn 5 sao với giá 360.000 đồng. Dịch vụ mà khách được nhận ưu đãi gồm có: đưa đón hai chiều bằng tàu cao tốc, đồ uống chào mừng, dịch vụ tắm bùn hoặc thảo dược, ngâm mình trong hồ bơi vô cực, hồ khoáng. Khách cũng được massage toàn thân bằng hệ thống ôn tuyền thủy liệu pháp và sử dụng khăn tắm, đồ bơi, bữa trưa miễn phí tại nhà hàng.
Gói tắm bùn bắt đầu từ 9h -16h hàng ngày. Ảnh: MerPerle Hòn Tằm
Một lựa chọn khác là trải nghiệm nghỉ dưỡng 5 sao tại MerPerle Hòn Tằm Resort trong 2 ngày 1 đêm với giá 2.850.000 đồng/ 2 khách (giá cũ là 3.500.000 đồng). Các dịch vụ bao gồm: một đêm lưu trú tại phòng Forestal hoặc Tropical Deluxe, buffet sáng tại nhà hàng hướng biển, ăn trưa và tối theo set menu, dịch vụ tắm bùn hoặc tắm thảo dược. Ngoài ra, du khách còn được giảm thêm từ 10 - 20 % dịch vụ ăn uống, spa, giặt là, thuê cano/ tàu, tàu cá heo. Áp dụng đến hết ngày 27/12/2020, không phụ thu ngày lễ.
Khách sạn Ibis Styles Nha Trang ra giá ưu đã 950.000 đồng/ đêm dành cho 2 người. Bao gồm 1 đêm nghỉ, tour du lịch đảo Robinson, ăn sáng, miễn phí hồ bơi. Với khách không lưu trú, khách sạn giới thiệu combo 139.000 đồng dành cho 2 người lớn và 1 trẻ em. Mỗi du khách được chọn một món theo menu và một đồ uống. Thời gian áp dụng từ 15/08/2020 đến khi có thông báo mới.
Hồ bơi tại khách sạn ibis Styles Nha Trang. Ảnh: Ibis Styles
Ngoài dịch vụ lưu trú, khách sạn 5 sao Eastin Grand ra mắt tiệc tối phục vụ tại nhà. Du khách sẽ được xem tổng bếp trưởng khách sạn chế biến ẩm thực ngay trong gian bếp của gia đình. Ưu đãi có giá từ 350.000 đồng/ người với thực đơn 3 món. Chi phí bao gồm 1 chai rượu vang, 6 lon bia cho gói 6 người, miễn phí trang trí tiệc cơ bản. Khách sạn phục vụ tối thiểu 6 người cho mỗi tiệc và không quá 15 người và cần đặt trước 48 giờ, đặt cọc 20%. Các nguyên tắc về an toàn và quy trình vệ sinh sẽ được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo sức khỏe cho khách.
Trọn gói vé cáp treo lên núi Bà Đen đón Trung thu Mùa Trung thu, khu du lịch núi Bà Đen hứa hẹn thu hút du khách với chương trình "Hội trăng rằm" và combo vé cáp treo giảm đến 25%. Núi Bà Đen từ lâu nổi tiếng với nhiều hoạt động tâm linh tại Tây Ninh, sở hữu "nóc nhà Nam Bộ" và quần thể chùa Bà linh thiêng. Đặc biệt, từ khi Sun...