Phát triển Đảng trong trường trung học phổ thông: Tạo nguồn kế cận dồi dào
Năm học 2020 – 2021, Hải Phòng có 198 học sinh, sinh viên được kết nạp Đảng, riêng số học sinh được kết nạp khi đang học tại trường THPT là 11 em.
Lễ kết nạp đảng viên tại Trường THPT Thái Phiên.
Kết nạp Đảng đối với những học sinh ưu tú nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước, tạo môi trường cho thanh, thiếu niên các nhà trường tiếp tục rèn luyện, cống hiến, trưởng thành.
Động lực tích cực
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hải Phòng, từ năm 2017 đến nay có 32 học sinh các trường THPT được kết nạp Đảng. Số lượng trên chưa nhiều nhưng đây là những nhân tố xuất sắc, tích cực, góp phần tăng cường sức trẻ, sức chiến đấu cho Đảng. Việc kết nạp Đảng cho học sinh trong trường THPT sẽ là động lực tích cực để các em phấn đấu rèn luyện trong thời gian học tập tại nhà trường để trở thành thanh niên sống có lý tưởng, “vừa hồng, vừa chuyên”.
Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường THPT Kiến Thụy – Đào Thế Anh – chia sẻ: Đoàn Trường THPT Kiến Thụy là lá cờ đầu thi đua trong khối trường THPT trên địa bàn huyện. Nhiều năm liên tiếp nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn và Thành đoàn Hải Phòng. Hoạt động Tháng Thanh niên của Đoàn Trường THPT Kiến Thụy với dấu son là chương trình Kết nạp Đảng viên cho 3 đoàn viên thanh niên ưu tú của nhà trường hướng đến kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đây là hoạt động chính trị có ý nghĩa sâu rộng với tuổi trẻ nhà trường – lần đầu tiên trong lịch sử gần 60 năm xây dựng trưởng thành, Trường THPT Kiến Thụy, Đảng bộ nhà trường kết nạp Đảng với đối tượng là học sinh ưu tú.
Trải qua một thời gian dài nỗ lực học tập và tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội; được sự quan tâm dìu dắt, giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, các thầy, cô giáo và các đồng chí đảng viên trong chi bộ 1, 3 gương mặt học sinh ưu tú đã được vinh dự làm hồ sơ kết nạp Đảng của Trường THPT Kiến Thụy gồm: Em Phạm Tiến Thành, Ngô Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Giang.
Em Phạm Tiến Thành – Bí thư Chi đoàn 12A1 – chia sẻ: Khi được Đoàn trường giới thiệu để kết nạp đứng trong hàng ngũ của Đảng, em rất vui. Sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp ủy Đảng là động lực giúp em phấn đấu. Em sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao để được chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới sẽ là thử thách đầu tiên, em sẽ nỗ lực hoàn thành để khẳng định mình.
Trường THPT Thái Phiên, quận Ngô Quyền là đơn vị tiêu biểu trong việc bồi dưỡng, phát triển, kết nạp học sinh vào Đảng. Theo thầy Hoàng Anh Tuấn – Hiệu trưởng nhà trường, để tạo nguồn đảng viên là học sinh, ngay từ năm học đầu cấp, nhà trường phải xây dựng kế hoạch với những tiêu chí lựa chọn rõ ràng.
Học sinh được lựa chọn phải là đoàn viên thanh niên ưu tú, tiêu biểu trong phong trào học tập, bản lĩnh chính trị vững vàng và có ảnh hưởng tích cực trong phong trào thanh niên… Đảng ủy sẽ phân công giáo viên là đảng viên dạy lớp đó phụ trách, giúp đỡ đoàn viên phấn đấu, rèn luyện. Đồng thời, Đoàn Thanh niên trường tổ chức các hoạt động, phong trào, tạo cơ hội để các em nâng cao năng lực, phẩm chất và từng bước trưởng thành.
Video đang HOT
Hàng năm, Đoàn Trường THPT Thái Phiên lựa chọn khoảng 10 đoàn viên ưu tú là học sinh lớp 10 để bồi dưỡng thông qua các hoạt động, phong trào Đoàn. Sau khoảng 2 năm, sẽ giới thiệu 1 – 3 đoàn viên ưu tú nhất để cấp ủy Đảng xem xét kết nạp. Từ năm 2006 đến nay, nhà trường đã có 14 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng.
Phát triển nguồn đảng viên trẻ
Số liệu thống kê từ Thành đoàn Hải Phòng, từ năm 2018 đến tháng 4/2021, toàn thành phố có 1.674 đoàn viên ưu tú tại các trường học được giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp; trong đó có 897 đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên ưu tú.
Theo báo cáo của Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT, tính riêng năm học 2020 – 2021, có 433 học sinh, sinh viên là đoàn viên ưu tú được giới thiệu xem xét kết nạp Đảng; 198 học sinh, sinh viên được kết nạp Đảng, trong số sinh viên được kết nạp có nhiều em tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng từ cấp THPT. Riêng số học sinh được kết nạp khi đang học tại các trường THPT là 11 em. Những trường thực hiện tốt công tác phát triển Đảng trong học sinh là: THPT Thái Phiên, THPT Lê Ích Mộc, THPT Quang Trung, THPT Hàng Hải, THPT Phạm Ngũ Lão, THPT Trần Nguyên Hãn…
Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong – Đinh Hồng Tiệp cho hay: Tổ chức kết nạp Đảng viên trong trường THPT không chỉ là sự ghi nhận nỗ lực của những quần chúng học sinh ưu tú, mà còn tạo động lực phấn đấu cho các đoàn viên thanh niên phấn đấu.
Tuy nhiên, việc tạo nguồn, phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT còn hạn chế số lượng do vướng về độ tuổi. Bởi, muốn vào Đảng, các em phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng tại thời điểm chi bộ xét kết nạp). Vì thế, nhiều học sinh là đoàn viên ưu tú xuất sắc khi được giới thiệu đi học lớp cảm tình Đảng và triển khai làm hồ sơ bị vướng tiêu chuẩn độ tuổi nên không thể kết nạp vào Đảng.
Theo bà Nguyễn Thúy Liễu – Phó Trưởng phòng Phụ trách Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Hải Phòng, việc phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT gặp khó khăn do nhiều em ngại tham gia phong trào vào năm cuối cấp, sợ ảnh hưởng đến học tập. Hai năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh, quá trình phấn đấu rèn luyện của nhiều học sinh năm học qua bị gián đoạn nên chưa đánh giá được hết nỗ lực của các em trong quá trình rèn luyện, phấn đấu.
Để đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong học sinh các trường THPT, Sở GD&ĐT thành phố chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2016 – 2020″.
Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công tác phát triển đảng viên trong học sinh ở nhiều trường THPT có chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cũng tích cực đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động. Từ đó xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, ưu tú là học sinh để giới thiệu cho các tổ chức cơ sở Đảng bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng.
Vỡ trận 108 tổ hợp, có nên quay lại chương trình phân ban?
Vấn đề tổ hợp môn tự chọn cho học sinh ở bậc trung học phổ thông là một vấn đề gây nhiều tranh luận, gây đau đầu cho những nhà quản lý trong thời gian qua.
Học sinh được chọn tổ hợp môn tự chọn hay chọn theo định hướng của nhà trường?
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được triển khai đối học sinh lớp 10 trong năm học 2022 - 2023 và áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo của lớp 11 và lớp 12.
Nội dung giáo dục cấp trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ Văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương).
Hai môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.
Ngoài ra, học sinh phải chọn 5 môn trong 3 tổ hợp: Nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Nếu cho học sinh được tự do lựa chọn tổ hợp môn theo sở trường, yêu thích của mình thì có đến hàng trăm cách lựa chọn khác nhau theo phân tích của các tác giả trong thời gian qua trên diễn đàn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Không thể ngụy biện lý do này hay lý do khác mà tước đoạt quyền được chọn môn của học sinh, nhưng nếu cho học sinh được tự do được chọn môn chắc chắn "vỡ trận", có đến hàng trăm cách lựa chọn khác nhau thì không thể nào cho học sinh tự do lựa chọn tổ hợp môn được.
Nếu định hướng chọn tổ hợp môn cho học sinh được học theo đó tức là "ép" học theo tổ hợp môn đã lựa chọn là trái với quan điểm về chương trình mới, tức là thừa nhận thất bại trong việc chọn tổ hợp môn.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Trong bài viết "Chương trình mới "đẻ" hơn 80 tổ hợp môn, các trường ở Hải Phòng chuẩn bị ra sao?" của tác giả Phạm Linh, thầy Phạm Huy Bình - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân, Hải Phòng) cho biết:
"Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn dự kiến phân phối chương trình theo từng học kỳ của 11 lớp được chia thành 6 khối tổ hợp.
Nhóm Khoa học tự nhiên có 3 sự lựa chọn: Môn bắt buộc, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Tin, chuyên đề môn Toán, Lý, Hóa (2 lớp); Môn bắt buộc, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tin, chuyên đề môn Toán, Hóa, Sinh (2 lớp); Môn bắt buộc, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, chuyên đề Toán, Lý, Anh (2 lớp).
Nhóm Khoa học xã hội có 2 sự lựa chọn: Môn bắt buộc gồm Sử, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lý, Tin, chuyên đề môn Văn, Sử, Địa (2 lớp); Môn bắt buộc gồm Sử, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Hóa, Tin, chuyên đề Toán, Văn, Anh (3 lớp)" (*)
Có thể thấy nếu theo định hướng của Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn thì chỉ có 5 cách cho học sinh lựa chọn trong hàng trăm cách, có thể là nhà trường vẫn cho học sinh chọn nhưng chọn theo định hướng sẵn và chọn theo chỉ tiêu (số lớp).
Trao đổi với một số giáo viên ở các trường trung học phổ thông thì việc chọn tổ hợp môn của các trường khác cũng sẽ thực hiện theo hình thức tương tự, tức là cho các lớp sẵn cho học sinh lựa chọn và hầu như nhiều đơn vị không đưa vào chọn môn Âm nhạc, Mĩ thuật do không tuyển dụng được giáo viên 2 môn trên.
Nếu trường định hướng cho học sinh chọn tổ hợp môn thì Bộ nên định hướng cho đồng bộ, thống nhất
Nếu theo các phương án mà các trường chuẩn bị triển khai gần như sẽ là định hướng sẵn tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn, điều này không đúng với quan điểm, định hướng khi xây dựng chương trình mới hay có thể nói bước đầu quan điểm cho học sinh được lựa chọn môn theo chương trình mới đã thất bại.
Việc cho học sinh chọn tổ hợp môn có thể sẽ thất bại vì không còn cách nào khác, nếu không sẽ "vỡ trận" nên đành phải "chữa cháy" bằng cách định hướng sẵn các tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn.
Tuy nhiên, nếu theo cách dự kiến hiện nay là cho các trường lựa chọn sẵn tổ hợp môn cho học sinh theo điều kiện thực tế của trường thì sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp phát sinh như: học sinh không yêu thích môn học đó nhưng phải chọn học tổ hợp có môn học đó, học sinh khi lựa chọn sai sẽ không được lựa chọn lại, học sinh khi chuyển trường, ở lại sẽ không có cơ hội đi học trường khác (do khó có trùng với tổ hợp môn đã lựa chọn), khó khăn dự báo nhân sự giáo viên, đào tạo giáo viên,... vô cùng rắc rối và phức tạp.
Việc cho các trường định hướng chọn tổ hợp môn như trên vô cùng rắc rối, phức tạp khi tiến hành triển khai trong thời gian tới hay có thể nói mỗi nơi sẽ mỗi kiểu khác nhau, trăm hoa đua nở.
Do đó, người viết cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thừa nhận việc dự định cho học sinh chọn tổ hợp môn là không phù hợp, không khả thi trong tình hình hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức các hội thảo với các nhà chuyên gia giáo dục uy tín trong và ngoài nước để tìm cách tháo gỡ vấn đề chọn tổ hợp môn ở lớp 10 trong thời gian rất gấp ở phía trước.
Nếu học sinh không thể được tự do chọn môn thì người viết cho rằng thay vì cho các trường định sẳn tổ hợp môn cho học sinh chọn thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên định hướng tổ hợp cho học sinh lựa chọn để có tính thống nhất cả nước, đồng bộ trong việc triển khai dạy học, trong việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng giáo viên, trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy. Có thể có từ 5-10 phương án cho các địa phương lựa chọn.
Điều gì tốt của chương trình mới thì tiếp thì tiếp thu, phát huy điều gì còn chưa phù hợp, cần thay thế thì mạnh dạn thay đổi để hướng đến tính đồng bộ, khoa học và thống nhất cả nước đáp ứng mục tiêu đổi mới, phù hợp với xu thế của thế giới xin đứng "ném lao thì phải theo lao", "chữa cháy" bằng cách này hay cách khác làm khổ giáo viên và học sinh.
Sở GD Hòa Bình yêu cầu tuyển sinh vào lớp 10 không quá 45 học sinh/lớp Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình hướng dẫn xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2022 - 2023 khối các Trường dân tộc nội trú và các Trường trung học phổ thông. Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về "xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học...