Phạt tiền và hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ nếu đưa cho người khác sử dụng
Nếu cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình thì người được cấp bằng có thể bị buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ này ngoài việc bị phạt tiền.
Ảnh minh họa – Đào Ngọc Thạch
Đây là một điểm mới được bổ sung trong dự thảo nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực giáo dục vừa được Chính phủ ban hành lấy ý kiến.
Theo Điều 22 của dự thảo, có thể phạt từ 5-10 triệu đồng nếu vi phạm một trong các hành vi sau: Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác; cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình; sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
So với Nghị định 138/2013 đang có hiệu lực, dự thảo nghị định còn bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả với trường hợp cho người khác sử dụng văn bằng chứng chỉ của mình. Cụ thể, buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định trên.
Tuyển vượt chỉ tiêu phạt cao nhất 80 triệu đồng
Dự thảo cũng quy định nhiều mức phạt trong vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh.
Trong đó, đơn vị tuyển sinh sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu thông báo tuyển sinh, công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ, thông báo không đủ thời gian theo quy định.
Trường có thể bị phạt từ 20-30 triệu đồng nếu công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng quy định, phạt 30-40 triệu đồng nếu không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, thực hiện không đúng đề án tuyển sinh đã công bố. Phạt 40-60 triệu đồng nếu tổ chức tuyển sinh chương trình có yếu tố nước ngoài khi chưa được phép thực hiện.
Về vi phạm về chỉ tiêu tuyển sinh, mức phạt cao nhất với bậc đại học là 50-70 triệu đồng với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên. Mức phạt này với bậc thạc sĩ, tiến sĩ từ 60-80 triệu đồng nếu tuyển vượt từ 20% chỉ tiêu trở lên. Biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo là buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển vượt.
Video đang HOT
Mức phạt mới trong dự thảo có tăng lên so với vi phạm tương tự trong Nghị định 138/2013 hiện đang áp dụng – phạt từ 40-60 triệu đồng với hành vi tuyển vượt từ 20% chỉ tiêu trở lên ở bậc cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Khai man giấy tờ để trúng tuyển phạt 10-20 triệu đồng
Vi phạm quy định về thi, cá nhân có thể bị phạt từ 5-7 triệu đồng nếu thông tin sai sự thật về kỳ thi. Hành vi làm mất bài thi có thể bị phạt tiền từ 12-14 triệu đồng; thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm phạt từ 10-12 triệu đồng; 8-10 triệu với tổ chức chấm thi sai quy định; 6-8 triệu nếu đánh tráo bài thi.
Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo với mức phạt này là buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định.
Dự thảo cũng đưa ra nhiều mức phạt tiền về vị phạm đối tượng tuyển sinh. Trong đó, riêng bậc đại học nếu tuyển sai người học, mức phạt cao nhất 60-80 triệu đồng nếu tuyển sai từ 30 người học trở lên. Đồng thời, buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại người học số tiền đã thu.
Phạt tiền 20-30 triệu đồng nếu không thực hiện đúng quy định trong quy chế tuyển sinh. Đáng chú ý, phạt từ 10-20 triệu đồng với hành vi khai man, sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển. Biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này là nộp lại quyết định trúng tuyển và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định trúng tuyển với hành vi này.
Xúi giục người khác bỏ học có thể bị phạt tiền
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền nếu xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học với người khác.
Theo đó, ở điều 28 của dự thảo, nghị định quy đinh phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học đối với người học các cấp học phổ cập. Phạt cảnh cáo hoặc tiền 2-3 triệu đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp phổ cập.
Ngoài ra, dự thảo còn quy định các mức phạt với hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông, liên kết; tư vấn du học, quản lý văn bằng chứng chỉ, quy định thu chi tài chính.
ào tạo, bồi dưỡng cấp văn bằng, chứng chỉ: Cần 'nhạc trưởng'
Trao đổi với PV Tiền Phong về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cấp văn bằng, chứng chỉ áp dụng với cán bộ, viên chức, TS Bùi Huy Tùng, Trưởng ban Quản lý bồi dưỡng, Học viện Hành chính Quốc gia cho biết: Rất cần "nhạc trưởng" trong lĩnh vực này. Lý do là có tình trạng trùng lặp kiến thức trong một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Công chức, viên chức bị đủ loại văn bằng, chứng chỉ bủa vây. Ảnh: Như Ý
TS Bùi Huy Tùng cho biết: Vừa qua Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đây là quy định rất cụ thể mang tính bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức, theo đó có 2 điểm rất đáng lưu ý trong đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Một là, bảo đảm đến hết năm 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý dưới 55 tuổi đối với nam, dưới 50 tuổi đối với nữ còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được bồi dưỡng theo quy định.
Hai là, bảo đảm đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
TS Bùi Huy Tùng
Quan điểm của tôi, khi sử dụng cán bộ, công chức phải đạt chuẩn quy định, không thể đánh giá năng lực chung chung. Có ý kiến cho rằng chỉ cần phỏng vấn thấy được tức là đáp ứng yêu cầu là chưa phù hợp, người được tuyển dụng hay cán bộ, công chức cần phải có các chứng chỉ được thừa nhận bởi cơ quan có thẩm quyền. Nhiều nước trên thế giới cũng đang thực hiện như vậy.
Có nhiều ví dụ "dở khóc dở cười" về câu chuyện văn bằng chứng chỉ như việc hai nghệ sỹ tài năng Quốc Cơ, Quốc Nghiệp không được xét viên chức, thưa ông?
Vấn đề tôi muốn nói đó là tình trạng học đi học lại và nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang làm tốt vị trí việc làm đó mà vẫn phải đi học lấy các loại chứng chỉ khác. Tôi ví dụ như trường hợp hai diễn viên xiếc nổi tiếng Quốc Cơ, Quốc Nghiệp. Bản thân hai anh ấy rất có tài năng, rất nổi tiếng rồi và nếu vẫn làm công việc như huấn luyện cho lĩnh vực xiếc thì rất tốt, đây là những công việc không gắn nhiều với nghiệp vụ hành chính.
Trong câu chuyện của hai diễn viên xiếc Quốc Cơ, Quốc Nghiệp có hai vấn đề đặt ra. Một là, dưới góc độ pháp lý, pháp luật đã ban hành tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, viên chức nhất thiết phải thực hiện nghiêm. Hai là, ở khía cạnh thực tế, nếu tìm được diễn viên xiếc giỏi rất khó vì quá trình đào tạo dài, nghề xiếc lựa chọn diễn viên rất kỹ, mặt khác thu nhập còn thấp, tuổi nghề ngắn. Chúng ta cần nghiên cứu để có chính sách cụ thể đối với trường hợp này để sử dụng tốt nhất những người có tài năng đặc biệt không chỉ Việt Nam mà quốc tế đều thừa nhận. Quay lại cái gốc là học để làm việc thì làm việc gì nhất thiết phải học cái đó.
Nhiều cán bộ, viên chức cho biết bồi dưỡng kiến thức cần thiết nhưng không ít chương trình bị trùng lặp, thiếu kiến thức mới?
Quan điểm của tôi là học phải có đánh giá, phải được ghi nhận qua các chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng và cấp theo quy định. Trong bồi dưỡng, yêu cầu rất lớn đặt ra là làm sao xây dựng chương trình, nội dung không được trùng lặp và phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cần thiết. Bên cạnh đó, phải tránh sự trùng lặp giữa các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng để tránh lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc. Điều đặc biệt quan trọng tôi muốn nhắc lại là học phải đi đôi với hành, học để làm việc, không học đi học lại những điều đã nắm rõ và thực hành tốt.
Theo tôi có mấy việc phải làm: Hiện nay theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định 5 nội dung chính về bồi dưỡng, gồm bồi dưỡng lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng, an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.
Thực tế còn có ý kiến phản ánh tình trạng học trùng, học lại một số nội dung, như vậy, cơ quan có thẩm quyền cần nắm bắt để chủ động rà soát toàn bộ các chương trình cũng như nội dung bồi dưỡng này. Về bồi dưỡng, phải cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, ở tầm cao hơn cho người học, đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ nói chung và yêu cầu về tham mưu, quản lý, điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Về lý luận, chương trình, nội dung bồi dưỡng phải được nâng lên so với yêu cầu chương trình đã học trong trường đại học, không dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cơ bản.
Hiện nay ai là người kiểm duyệt các chương trình đào tạo bồi dưỡng chứng chỉ?
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định rất rõ thẩm quyền quản lý chương trình bồi dưỡng và theo nguyên tắc cơ quan quản lý chương trình tổ chức biên soạn chương trình thuộc thẩm quyền quản lý. Theo tôi, việc chỉnh sửa chương trình phải rất linh hoạt, không cố định theo năm tháng và phải thường xuyên lắng nghe nhu cầu của người học, tức phải dạy cái mà người học thực sự cần để đáp ứng yêu cầu công việc.
Trong chương trình đào tạo đại học, sinh viên đã phải hoàn thành yêu cầu về tin học, ngoại ngữ. Tuy nhiên khi tuyển dụng lại phải nộp chứng chỉ hai môn này. Điều này gây khó khăn hơn cho cán bộ, công chức, viên chức khi tuyển dụng, phát sinh "các loại giấy phép con"?
Về yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi tuyển dụng vào cơ quan, doanh nghiệp, tôi cho rằng về tổng quan không có gì tồn tại vĩnh viễn. Ý tôi muốn nói rằng, kỹ năng nếu không rèn luyện thì sẽ bị mai một. Anh có thể giỏi ngoại ngữ hôm nay nhưng nếu ngày mai anh không dùng thì kiến thức, kỹ năng sẽ rơi rụng. Ngay như tôi đi thi ngoại ngữ cũng có lúc đỗ, lúc trượt.
Tôi cho rằng, nếu sinh viên ra trường được đào tạo tốt, được kiểm định đánh giá tốt, có thể cấp luôn chứng chỉ ngoại ngữ, tạo điều kiện cho các em khi tuyển dụng, không phải thi chứng chỉ bên ngoài. Về văn bằng, chứng chỉ của các chương trình bồi dưỡng, tôi cho rằng cần phải có "nhạc trưởng thực thụ", thường xuyên rà soát đánh giá và nhất thiết loại bỏ các phần trùng lặp thiếu logic và bổ sung các phần kiến thức, kỹ năng mới thực sự thiết thực cho người học.
Cảm ơn ông.
TUẤN MINH (THỰC HIỆN)
Theo Tiền phong
Cách chức Phó trưởng khoa Trường Chính trị sử dụng văn bằng, chứng chỉ dởm Sau quá trình xác minh, kết luận Phó trưởng khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị tỉnh sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để lập hồ sơ dự tuyển sinh đầu vào nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, UBKT Tỉnh ủy Bình Thuận đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cách...