Phát ốm vì quạt hơi nước
Dùng điều hòa tốn điện, quạt thường thì sợ khô người, chị Thủy mua mấy cái quạt hơi nước về dùng. Không ngờ sau một thời gian, mấy đứa con ốm liên tục.
Ốm vì quá thừa… hơi nước
Hai đứa con chị Thủy thường hay viêm họng, cảm sốt vào mùa đông, nhưng gần đây dù mùa hè mà vẫn thường xuyên ốm. Cứ ít hôm, hai đứa trẻ lại phải đi bác sĩ, được kê một lô một lốc thuốc về uống, uống ít hôm thì khỏi, rồi chẳng bao lâu sau lại ốm và lại bị “nhồi” thuốc đủ loại vào người.
Nếu không có ông nội bọn trẻ đến chơi ít hôm thì có lẽ Thủy không bao giờ biết tại sao bọn trẻ bỗng dưng trở nên yếu ớt quá như vậy. Ở mấy ngày, ông bảo: “Trời đã oi bức, mồ hôi chảy ra còn không khô nổi, bọn con còn dùng quạt hơi nước làm gì cho không khí càng ẩm thêm? Thảo nào mấy đứa trẻ con ho hắng suốt ngày”. Thủy nghĩ ông cụ quá lạc hậu mới tín nhiệm mấy cái quạt thường, vì quạt hơi nước vừa hiện đại vừa đắt hơn. Quạt thường thổi bay hết hơi ẩm, trong khi quạt này cung cấp thêm hơi ẩm, cho con người đỡ thiếu nước, đỡ khô người. Chẳng phải mùa hè người ta thường mệt mỏi vì bị mất nước do toát mồ hôi nhiều hay sao?
Nhưng vì hai đứa trẻ vẫn ốm suốt nên nhân khi đưa con đến bác sĩ, Thủy đem ý của bố chồng ra hỏi, không ngờ bác sĩ xác nhận ngay. Ông giải thích: “Quạt hơi nước rất tốt, nó không chỉ làm mát mà còn làm không khí đỡ khô, nhờ đó người cũng đỡ mệt mỏi hơn. Nhưng đó là lúc không khí nóng và khô, chẳng hạn như những ngày gió lào. Còn phần lớn các ngày hè ở Việt Nam, không khí nóng nhưng độ ẩm rất cao. Khi đó nên dùng quạt thường để lưu thông khí và giảm độ ẩm trong phòng, còn nếu dùng quạt hơi nước thì độ ẩm càng cao, mà độ ẩm quá cao rất có hại cho sức khỏe con người, dễ gây bệnh”.
Ngoài việc theo dõi thời tiết hoặc sử dụng thiết bị đo độ ẩm không khí, có thể nhận ra tình trạng nóng ẩm với biểu hiện oi nồng, bức bối, mồ hôi toát ra nhiều nhưng lại khó bốc hơi. Nếu như lúc khô nóng, làn gió từ quạt hơi nước thổi đến khiến ta thấy mát rượi và tỉnh cả người thì vào những ngày nóng ẩm, quạt hơi nước sẽ không làm ta thấy mát hơn là mấy, thậm chí càng thấy oi bức, ngột ngạt, mệt mỏi khó chịu hơn.
“Cái nôi” của vi khuẩn
Không khí có nhiệt độ và độ ẩm cao là môi trường lý tưởng để các nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, hoành hành trong khi con người thì ngược lại, sức đề kháng giảm đi trong dạng thời tiết này. Vào những ngày nóng mà không khô, chiếc quạt hơi nước sẽ cung cấp cho vi khuẩn môi trường tuyệt vời để phát triển.
Vì thế không có gì khó hiểu khi nhiều gia đình mua quạt hơi nước về dùng cho khỏe thì kết quả ngược lại: trẻ con người già thường xuyên lăn ra ốm. Những người có bệnh về đường hô hấp như hen, bệnh phổi… càng dễ phát ốm. Không khí ẩm khiến đồ đạc, chăn gối, đệm… trong nhà cũng dễ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn và gây bệnh ngoài da cho những người tiếp xúc.
Video đang HOT
Bản thân chiếc quạt cũng có thể là một ổ vi trùng và nấm mốc. Màng thẩm thấu của quạt luôn ẩm ướt, là nơi tập trung vi sinh vật gây bệnh. Khi bật quạt, chúng được phát tán vào không khí, những người đề kháng yếu hít phải sẽ dễ dàng mắc bệnh. Vì thế, nếu dùng loại quạt này, bạn cần vệ sinh nó thường xuyên: lau rửa màng thẩm thấu, lưới lọc bụi, bình đựng nước.Nhớ thay nước trong bình, không nên để lưu cữu quá lâu.
Và lưu ý chỉ dùng quạt hơi nước trong những ngày không khí thiếu độ ẩm. Không nên bật quạt trong phòng kín mà cần để ở không gian thoáng, rộng, tạo điều kiện cho không khí lưu thông.
Coi chừng hỏng đồ đạc
Ngoài chuyện gây ốm cho người, việc dùng quạt hơi nước không đúng cũng khiến đồ đạc trong nhà giảm tuổi thọ, nhất là đồ điện tử. Dưới tác động của quạt, độ ẩm trong phòng tăng cao, các thiết bị điện tử bị ẩm, các chi tiết kim loại bị ôxy hóa và ăn mòn, các mối hàn han rỉ, các tụ hóa, điện trở và linh kiện trong mạch điện bị hỏng hóc, lão hóa, tình trạng chập mạch cũng dễ xảy ra.
Vì thế, không nên dùng quạt hơi nước trong phòng chứa nhiều đồ điện tử, hoặc đừng để chiếc quạt thổi về hướng những thiết bị đó. Nếu dùng thường xuyên, tốt nhất là “sơ tán” các thiết bị trên, hoặc bọc chúng lại bằng túi nylon.
Theo Phạm Hoàng
Báo Đất Việt
Tác dụng của thực phẩm lên men
Người cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận không nên ăn hoặc hạn chế ăn mắm, dưa, cà muối.
Lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác dụng của các men (enzyme) của vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men là vi khuẩn, nấm men, nấm mốc...
Các lợi ích của thực phẩm lên men
- Cải thiện hương vị thực phẩm:
Tùy theo cách lên men và chủng vi sinh vật sử dụng trong quá trình lên men mà tạo ra những mùi vị khác nhau. Ví dụ, muối dưa tạo nên sự lên men lactic, có sự lên men rượu tạo ra mùi thơm, vị chua. Quá trình lên men giải phóng CO2 tạo nên các loại nước giải khát có ga hoặc dưới tác dụng của vi sinh vật phân hủy glucid tạo ra đường đơn làm thực phẩm trở lên ngọt, phân hủy chất đạm tạo ra mùi đặc trưng của sản phẩm.
- Tăng khả năng tiêu hóa hấp thu:
Dưới tác dụng của men vi sinh vật, glucid dạng phức hợp được cắt nhỏ thành các đường mạch ngắn, chất đạm được cắt nhỏ thành các acid amin dễ tiêu hóa hấp thu.
Lactose là đường chỉ có trong sữa. Khi làm sữa chua, 70% đường lactose đã bị lên men và chuyển thành acid lactic nên ăn sữa chua dễ dung nạp hơn.
Sữa chua giúp tăng khả năng hấp thụ (Ảnh minh họa)
Trong môi trường acid của thực phẩm lên men, các khoáng chất như: calci, kẽm tăng khả năng hòa tan giúp dễ dàng hấp thu hơn.
- Tăng sức đề kháng:
Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp lactic - loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella (gây tiêu chảy), vi khuẩn Pylori (gây viêm loét dạ dày) và nấm candida.
Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh như bacteriocm, hydrogen, peroxide, ertanol ức chế vi khuẩn có hại. Người ta còn nhận thấy một vài men tạo ra các chất chống ôxy hóa hấp thu các gốc tự do trong cơ thể - thủ phạm gây ung thư
- Tạo ra chất dinh dưỡng:
Quá trình lên men làm tăng hàm lượng một số vitamin. Sữa lên men thường giàu vitamin nhóm B. Lên men thực phẩm với chủng nấm men Sacchanromyces cerevisia (thường dùng trong nghề chế biến rượu) làm tăng lượng vitamin B1, vitamin PP và biotin. Nhờ các men, chất đạm được cắt nhỏ thành các acid amin được hấp thu trực tiếp và dễ dàng. Các thực phẩm giàu đạm lên men là nguồn cung cấp các acid amin như nước mắm, tương, chao, phô mai.
Muối dưa phải đạt độ chua cần thiết mới an toàn cho người dùng. (Ảnh minh họa)
Những điều cần lưu ý
- Hàm lượng muối: Các loại mắm, dưa, cà muối thường chứa nhiều muối. Bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận cần ăn chế độ ít muối không nên sử dụng hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
- Muối chưa đạt độ chua có thể còn vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng gây nhiễm trùng. Đối với các loại rau quả, đặc biệt những loại rau thường sử dụng phân đạm urê để chăm bón quá trình lên men sẽ khiến hàm lượng nitrat có trong rau bị khử thành nitrit. Hàm lượng nitrit tăng cao trong một vài ngày đầu và giảm dần khi dưa đã vàng. Khi ăn dưa muối chưa đạt, nitrit vào cơ thể sẽ tác dụng với các gốc amin có trong thịt, cá, trứng... và nhất là mắm tôm để tạo thành nitrosamin, một chất có khả năng gây ung thư cho người.
- Sử dụng loại quá chua, đã có nấm mốc: Khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của thực phẩm muối chua có thể xuất hiện nấm mốc để tiêu thụ bớt acid lactic. Hiện tượng này làm giảm acid và sau đó làm hỏng thực phẩm. Do vậy, những thực phẩm muối chua khi đã xuất hiện nấm mốc - thường có váng màu trắng, đen hoặc nhầy nhớt..., tốt nhất không nên sử dụng nữa.
- Quá trình lên men không đúng có thể không bảo đảm được vệ sinh thực phẩm. Trong trường hợp này, các vi khuẩn gây thối phát triển nhanh, thực phẩm không tạo ra môi trường acid nên không ức chế được các vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, không phân hủy được các độc tố và các chất hấp thu; ngược lại, còn có thể tạo ra một số chất độc như nitrosamin.
Loại trừ độc tố và vi khuẩn có hại Quá trình lên men có thể phân hủy các độc tố có trong thực phẩm như cyanogenic glucosid có trong khoai mì, măng hay mycotoxin trong hạt ngũ cốc. Nếu sử dụng những thực phẩm này mà chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách, cyamid sẽ giải phóng vào trong cơ thể và gây ngộ độc. Với liều 50 - 60 mg (tức vào khoảng 200 g măng tươi chưa luộc) cyanogen glucoside có thể gây chết người. Việc muối chua những loại thực phẩm này giúp loại bỏ được 90% - 95% cyanogenic glucoside trong vòng 3 ngày. Lên men còn có tác dụng trung hòa các chất phản hấp thụ như acid phytic có trong hạt ngũ cốc và antitrypsin có trong các loại đậu. Lên men lactic làm tăng nồng độ pH đã ức chế các vi khuẩn gây thối, các vi khuẩn có hại và ký sinh trùng.
Theo Eva
Nước mưa có sạch? Từ trước đến nay có nhiều người luôn cho rằng nước mưa mát, tinh khiết, vô khuẩn. Thực ra nếu chỉ xét qua, nước mưa có phần giống như nước cất vì cũng là hơi nước ngưng tụ. Hơi nước từ mặt biển, sông, hồ... bốc lên nhập vào các tầng không khí, gặp lạnh ngưng tụ lại và rơi thành mưa. Nhưng...