Phát ngán với chiến thuật “nuôi rùa” của T1, Wolf chửi thề xối xả trên stream: “Đứa nào bắt các em chơi kiểu này hả?”
Có vẻ như không chỉ riêng Faker cảm thấy khó vừa lòng với đấu pháp mà HLV Daeny đề ra cho T1.
Thời gian gần đây, những thông tin đồn thổi về sự xung đội trong nội bộ T1 đang trở thành đề tài thu hút sự quan tâm chú ý của cộng đồng LMHT Hàn Quốc. Tất cả đều xoay quanh câu chuyện chiến thuật. Khi mà HLV Daeny cùng một số tuyển thủ T1 quyết định lựa chọn đấu pháp chơi an toàn và kéo dài trận đấu về late- game, thì cá nhân đội trưởng Faker lại không đồng tình với lối chơi này.
Anh thậm chí còn thẳng thừng thừa nhận điều đó trên sóng truyền thông, và điều này vô tình khiến cho cộng đồng fan bị chia rẽ thành nhiều luồng ý kiến. Tuy nhiên, có một thực tế là Faker không phải cái tên duy nhất tỏ ra không hài lòng với bộ mặt hiện tại của T1 – Một bộ mặt đang bị cộng đồng mạng mỉa mai là “T1 Red Wings” (chế tên của Jin Air Green Wings – Đội tuyển từng vô cùng nổi tiếng với lối chơi ru ngủ và kéo dài trận đấu của họ lên tới hàng giờ đồng hồ).
Sau trận thua của T1 trước Afreeca Freecs, rất nhiều nhân vật có tiếng nói tại LCK, bao gồm cả Fly – Tuyển thủ thuộc team thắng trận ngày hôm đó, đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của Faker. Người chơi đường giữa của AF, trong buổi trả lời phỏng vấn sau trận đấu, đã có phát biểu về việc Faker đang phải thi đấu hoàn toàn theo sự chỉ đạo của các đồng đội, dẫn đến việc đội trưởng của T1 gần như chỉ thể hiện vai trò hỗ trợ team trong cả 3 ván đấu.
BLV CloudTemplar thì gay gắt hơn, anh chỉ trích lối chơi của T1 quá thụ động, chỉ trông chờ vào Faker và Keria mở giao tranh. Trong ván đấu mà Faker mắc sai lầm khi bị bắt lẻ, CloudTemplar đã chỉ ra rằng: “T1 hơn đối thủ 3k vàng trước tình huống đó, và 3k này đều nằm ở vị trí của Faker”, “thật vớ vẩn khi đổ hoàn toàn trách nhiệm về trận thua đó cho tình huống chết lẻ của Faker, T1 đã có 2 – 3 tình huống có thể định đoạt trận đấu trước đó, nhưng họ không thèm đánh, vì cái tâm lý chờ đến late-game”.
Wolf – Cựu tuyển thủ của SKT (T1), còn tức giận đến mức chửi thề trên stream khi chứng kiến màn trình diễn của đội tuyển cũ. Anh chàng này thậm chí còn có những lời lẽ đầy bất mãn được cho là nhắm vào Ban huấn luyện T1, dù không chỉ đích danh: “Thằng nào dí súng vào đầu mấy đứa bắt chơi kiểu này hả? Mấy đứa sợ lao vào combat một cái là nó bóp cò à? Thằng nào dạy mấy đứa bọn em chơi cái kiểu này thế hả? *** ** nhà nó!”
Wolf không giấu nổi sự bực tức với lối chơi thụ động và “nhút nhát” của T1
T1 vs AF Highlights Game 3 LCK Summer Season 2021 W4D4 T1 vs Afreeca Freecs by Onivia
Trong thời kỳ đỉnh cao của SKT, mà Wolf là một trong những hạt nhân chính, đội tuyển này cũng được biết đến với tư cách là cái tên bậc thầy trong nghệ thuật kiểm soát trận đấu. Dẫu vậy, cái cách mà SKT phiên bản 2015 – 2016 “nuôi late” quả thực rất khác biệt so với hiện tại.
Ở thời của Wolf, SKT thường xuyên “gãy” cánh dưới, so cặp đôi Bang – Wolf không có thế mạnh ở giai đoạn đi đường. Thậm chí ở giai đoạn 2016, khi chiêu mộ Duke để thay thế Marin thì đường trên của SKT gần như chỉ “chơi với lính”, do lối chơi của Duke kết hợp với meta đẩy lẻ khi đó khiến nửa trên bản đồ gần như biệt lập với phần còn lại.
Nhưng đổi lại, SKT là đội sở hữu khả năng giao tranh cực kỳ mạnh mẽ. Cả Faker, Bang và Wolf đều là những siêu sao “out trình” mọi đối thủ trong combat 3vs3 hay 5vs5. Vì vậy, ngay cả khi duy trì lối chơi kiểm soát, SKT vẫn không ngại va chạm với đối phương, vì họ tự tin vào kỹ năng của mình.
Trong khi lối chơi của T1 hiện tại lại gây “buồn ngủ” vì sự thụ động trong những tình huống tiền giao tranh. Trong 4 trận đấu gần nhất, từ thời điểm áp dụng lối chơi “Red Wings”, chỉ có Cuzz và Faker là cho thấy sự chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội để trao đổi chiêu thức với đối thủ.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của Cuzz cũng chỉ dừng lại ở việc gank và giảm tải áp lực cho các khu vực đường, còn Faker, sau khi bị phản hồi về việc “không phối hợp tốt với đồng đội”, anh đã phải chấp nhận chiều theo lối chơi thụ động của HLV một cách tương đối miễn cưỡng.
Điều này dẫn đến việc các tuyển thủ T1 gần như từ bỏ mọi tình huống giao tranh trước phút thứ 30, ngay cả khi đó là những tình huống mà họ có cơ hội thắng. Đối thủ của T1 thì lại nắm rất rõ điểm yếu này, nên họ không ngần ngại chủ động tấn công vì biết rằng các thành viên T1 thường mất rất nhiều nhịp xử lý trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là có nên phản công hay không.
Công bằng mà nói, chất lượng đội hình của T1 hiện tại không thể so sánh với SKT năm xưa. Vì vậy, cũng chẳng ai dám chắc rằng nếu HLV Daeny chọn một đấu pháp táo bạo và chủ động hơn, thì T1 có thể có kết quả tốt. Faker đã không còn là ông vua đường giữa, trong khi Canna sa sút, Cuzz và Teddy phập phù, việc chủ động giao tranh cũng là một con dao 2 lưỡi với T1.
Chỉ có điều, nếu chọn một đấu pháp ít tiêu cực hơn, thì T1 dẫu có thua, nhưng ít ra còn “thua đẹp”, chứ không phải là thua theo một cách bạc nhược và có phần khiến khán giả lẫn đối thủ cũng phải ngao ngán như hiện tại.
Vô địch Mùa Xuân nhưng đang bét bảng Mùa Hè, đội trẻ T1 cũng khiến fan "trầm cảm" không kém gì các đàn anh
Những nhân tố trẻ của T1 Challengers đang gặp rắc rối không nhỏ tại mùa hè này.
Ở giai đoạn mùa xuân vừa qua, đội trẻ của T1 là T1 Challengers đã lên ngôi vô địch LCK CL một cách quá dễ dàng. Trong đó, tính cả vòng bảng và playoffs thì đội tuyển này cũng chỉ thua có 3 ván đấu.
T1 Challengers lên ngôi vô địch Mùa Xuân với thành tích bất bại, không thua một ván nào tại playoffs.
Trái ngược với giai đoạn đầu năm 2021, T1 Challengers lại khởi đầu mùa hè với 1 trận thắng rồi thua liên tiếp 7 trận một cách bạc nhược. Phong độ chạm đáy của T1 Challengers đang là câu hỏi cực lớn trong làng LMHT Hàn Quốc.
Không có bất kỳ sự xáo trộn nhân sự nào, và cũng không gặp phải vấn đề lùm xùm hậu trường, nhưng các học trò của HLV Bengi lại sa sút một cách đáng kinh ngạc, khiến ngay cả những khán giả đã quá quen với phong độ trồi sụt của đội hình chính T1, cũng không thể hiểu nổi chuyện gì xảy ra.
T1 Challengers đang chạm đáy ở cả phong độ và BXH LCK CL
Những trụ cột tương lai của T1 đang gặp rắc rối không hề đơn giản
Về phần fan hâm mộ, nhiều người không rõ T1 Challengers đang "ngủ quên trên chiến thắng" hay còn nguyên nhân sâu xa nào khác. Bởi xét về đội hình thì T1 Challengers vẫn giữ nguyên cả 5 thành viên sau chức vô địch mùa xuân, kể cả HLV Bengi cũng vẫn ở đó chứ không hề thay đổi gì. Điều này làm nhiều người đồn đoán T1 Challengers chơi "lose-streak" là vì những vấn đề nảy sinh trong chính đội hình của họ.
Nếu so sánh với đội tuyển chính thì hiện tại T1 cũng đang gặp rất nhiều rắc rối xoay quanh nội bộ các thành viên thi đấu với các HLV. Điển hình như Faker cũng đã lên tiếng thừa nhận sự bất đồng quan điểm với HLV Daeny.
Với những dấu hiệu như vậy, cộng đồng LMHT Hàn Quốc đang đồn rằng cách vận hành chiến thuật, mảng chuyên môn LMHT của đội ngũ HLV T1 đang thực sự có vấn đề.
Đáp trả Faker, HLV Daeny ngầm ám chỉ: Tôi rất buồn khi các tuyển thủ không tuân theo đấu pháp dẫn đến thua cuộc Câu chuyện về sự bất đồng giữa HLV Daeny và Faker lại trở thành đề tài gây tranh cãi trên cộng đồng mạng. Trong buổi phỏng vấn sau trận thắng DragonX, Faker đã đưa ra một số phát ngôn rất đáng chú ý về tình hình hiện tại ở T1. Cụ thể, Quỷ Vương thừa nhận việc mình có một số bất đồng...