“Phát kiến” sáng tạo của cô giáo mầm non
Sau khi tham gia các khóa học và tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, cô Trần Thị Quyết đã xây dựng thành công bộ công cụ kiểm tra phát âm và sửa ngọng cho trẻ.
Cô Trần Thị Quyết (đứng giữa) vui cùng trẻ thơ và đồng nghiệp.
Sau một thời gian áp dụng, cô Quyết được đồng nghiệp và phụ huynh mệnh danh là “chuyên gia” sửa tật phát âm cho trẻ cũng như một số GV trong trường.
Những trăn trở
Trường Mầm non Phù Lỗ, nơi cô Trần Thị Quyết công tác nằm trên địa bàn xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có gần 800 HS theo học ở 22 nhóm lớp.
Cô Quyết cho biết: Theo kết quả khảo sát cách đây 3 năm, Trường Mầm non Phù Lỗ có tới 36% trẻ 5 tuổi và 28% GV nói ngọng với các lỗi thường gặp: Dấu hỏi thành dấu nặng, dấu ngã thành dấu sắc, hay các vần anh, inh, ang, at, trẻ phát âm sai các chữ cái d, d, t, c , th…. Điều này khiến cô không khỏi trăn trở, muốn tìm được những cách thức chữa cho HS và GV một cách dễ hiểu, dễ thực hiện và hiệu quả nhất.
Sau khi tham gia các khóa học cùng với sự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, bài báo, cô Quyết đã xây dựng thành công bộ công cụ để kiểm tra phát âm và sửa ngọng cho trẻ. Bộ công cụ gồm có bảng test và các bảng tương tác. Bảng test rất dễ tiến hành, với các nội dung: Nguyên âm, dấu, phụ âm và vần. Chỉ cần dựa vào bảng test này, cô có thể kiểm tra trẻ có những biểu hiện nào sẽ tích vào đó để theo dõi trẻ sau này.
Video đang HOT
Từ kết quả của bảng test, cô Quyết phân nhóm HS theo các lỗi khác nhau và cũng có các bài luyện khẩu hình, luyện thanh, bài tập tương tác khác nhau để sửa cho trẻ. Mỗi bài tập sẽ giúp trẻ mở căng khẩu hình khi nói và sử dụng các bộ phận cấu âm: Môi, răng, lưỡi, lợi mềm dẻo, làm trẻ phát âm tròn vành, rõ chữ hơn.
Ví dụ, với trẻ ngọng dấu ngã, cô Quyết thiết kế bảng gồm các chữ có nghĩa trong tiếng Việt mang dấu ngã và hướng dẫn cách sửa cùng ví dụ minh họa để có thể cho trẻ sửa hàng ngày. Đặc biệt, phụ huynh có thể cùng con sửa ở nhà sau đó gửi video để cô kiểm tra.
Với lỗi chữ cái như chữ kh có rất nhiều trẻ không nói được, cô có thể cho trẻ bắt chước tiếng ngáy trước khi phát âm chữ kh. Ví dụ: Khừ…. hay trẻ phát âm th thành t cô cho trẻ thi thổi nến để trẻ cảm nhận sự khác nhau về hơi phát ra khi nói t và th… Cứ như vậy, với tất cả lỗi, cô đều có bộ công cụ để tương tác hiệu quả.
Bên cạnh sự nỗ lực, sáng tạo của bản thân trong mỗi giờ chăm sóc, nuôi dạy trẻ, cô Quyết còn xác định việc sửa cho trẻ muốn thành công phải có sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh. Từ đó, cô xây dựng các bài tập, bài thơ, đồng dao để phụ huynh tương tác và phối hợp sửa cho con khi ở nhà dựa theo 4 nguyên tắc: Từ dễ đến khó; không vượt quá 5 phút mỗi lần; sửa ngay khi con nói sai; ôn lại các lỗi đã sửa được mỗi ngày.
Sự đồng hành của cha mẹ
Cô Trần Thị Quyết tích cực trong các hoạt động của nhà trường.
Chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nuôi dạy trẻ mầm non, cô Quyết thành lập riêng một trang thông tin để tất cả GV, phụ huynh có thể tương tác, chia sẻ những lỗi mà con mình mắc phải hay cách hướng dẫn sửa cho con. Trên trang, cô thường xuyên đăng tải các video do mình xây dựng để đồng nghiệp và phụ huynh tham khảo. Cô còn tranh thủ thời gian mở các lớp dạy sửa phát âm miễn phí cho trẻ và cả phụ huynh vào cuối mỗi buổi chiều và ngày cuối tuần. Nhiều phụ huynh đã đăng kí cho con và bản thân, hứng thú học theo những cách thức của cô Trần Thị Quyết.
Bền bỉ áp dụng các biện pháp sửa phát âm cho trẻ và GV của cô Quyết, từ năm 2017, đến nay, Trường MN Phù Lỗ đã giảm tỷ lệ trẻ nói ngọng từ 36% tại thời điểm khảo sát ban đầu xuống còn 2,8% năm 2020. Tỷ lệ GV nói ngọng giảm từ 28% xuống còn 1%.
Cô Quyết chia sẻ: Tật phát âm là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm chú trọng để nắn chỉnh cho đúng với ngữ điệu tiếng Việt. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục sáng tạo, đổi mới hơn nữa để hoàn thiện những bộ công cụ và phương pháp chữa cho HS, GV, phụ huynh HS của mình phát huy hiệu quả rõ rệt.
Không ngừng đổi mới và sáng tạo trong dạy học, chăm sóc trẻ thơ, niềm vui nhân đôi đến với cô Trần Thị Quyết trong thời điểm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 khi cô được tín nhiệm bầu làm Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Phù Lỗ, đồng thời đón nhận giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo năm 2020. Với cô, khi mỗi nhà giáo yêu thương trẻ như con mình thì mọi sự nỗ lực, sáng tạo sẽ có kết quả. Khó khăn, thách thức sẽ bị đẩy lùi khi thấy trẻ tiến bộ mỗi ngày…
13 năm gắn bó với công việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non, cô Trần Thị Quyết đã đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận: Nhiều năm là Chiến sĩ thi đua cơ sở; Giải Nhất GV dạy giỏi cấp thành phố; Giải Ba hội thi “Thiết kế đồ dùng – đồ chơi sáng thành phố Hà Nội”; Bằng khen của UBND TP, Liên đoàn Lao động, Thành đoàn Hà Nội…
Cô giáo trẻ mê say cắm bản
Không quản ngại vất vả, nhiều cô giáo đã tình nguyện cắm bản, nỗ lực khắc phục khó khăn để theo đuổi công việc dạy chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; miệt mài gieo chữ nơi các điểm trường vùng cao.
Cô Hồng và học sinh Trường Mầm non Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa). Ảnh: Lan Anh
Với ước mơ trở thành cô giáo mầm non, năm 2007 sau khi tốt nghiệp ngành mầm non, Trường Đại học Hồng Đức, cô Hồng tình nguyện lên công tác tại huyện vùng cao Mường Lát và được ngành GD-ĐT huyện phân công về giảng dạy tại Trường Mầm non xã Pù Nhi.
Cô Hồng chia sẻ: Pù Nhi là bản biên giới với 100% đồng bào Mông sinh sống. Đời sống còn nhiều khó khăn nên người dân chưa quan tâm đến việc học của các con. 12 năm trước, đường đi còn khó khăn, đường chỉ vừa một xe đi, xe thứ hai phải dừng lại nhường đường, trời nắng thì còn đỡ, trời mưa thì vất vả hơn nhiều. Để vào bản, GV phải cõng đồ, mang đồ ăn từ trung tâm xã vào.
Ngày đầu đến điểm trường Cá Nọi, trên lưng đeo ba lô, vừa đi vừa khóc, vừa sợ và buồn. Đang sống ở dưới miền xuôi, khi lên bản thấy nhiều điều lạ: Dân sống thưa thớt, điện không có, phải thắp đèn dầu hoặc nến. Đồ ăn không giữ được lâu nên phải mua mì tôm, cá khô để ăn cả tuần. "Nếu không có tình yêu với học sinh có lẽ một cô giáo trẻ sẽ không thể làm quen với những điều lạ như vậy" - cô Hồng tâm sự.
Cô Trần Thị Hồng. Ảnh: Lan Anh
Ngoài Cá Nọi, cô Hồng dạy ở nhiều điểm trường khác của Trường Mầm non Pù Nhi như Pù Mùa, Na Tao, Pha Đén và hiện nay là điểm trưởng Bản Cơm. Ở đâu cô cũng được học sinh yêu quý, phụ huynh tin tưởng. Dân ở bản còn nghèo nhưng có gì quý đều biếu cô giáo với tình cảm chân thật, nhiều lần khiến cô cảm động đến rơi nước mắt.
Cô Hồng nhớ lại: Mới ra trường đi dạy không có lương, dân bản trả công cô giáo bằng gạo, bằng lúa. Bản có điều kiện thì đóng nhiều hơn một chút, còn không, từng tháng họ đóng cho trưởng bản, cô giáo đến lấy gạo để ăn. Lúc đó, gia đình ở dưới xuôi vẫn phải chu cấp hàng tháng. Năm 2012, GV nhận được 450.000 đồng tiền lương/tháng nên không nhận gạo lúa của dân bản nữa.
Bên cạnh đó, đa phần HS là đồng bào dân tộc Mông nên không nói được tiếng phổ thông, rất khó khăn cho việc dạy học. Vì vậy, cô Hồng đã tự học thêm tiếng Mông để thuận tiện trong việc giảng dạy, vận động các em đến trường, duy trì sĩ số lớp, tiếp xúc với đồng bào thuận tiện hơn.
Trong hơn 12 năm công tác, gắn bó với trò vùng cao, cô Hồng luôn trăn trở, nỗ lực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Cô có nhiều sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh đã và đang áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy ở các điểm trường.
Là giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn, cô Hồng luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng "Lấy trẻ làm trung tâm", tăng cường kỹ năng sống cho các em, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hằng năm, lớp do cô làm chủ nhiệm luôn đạt danh hiệu lớp tiên tiến, tỉ lệ học sinh ra lớp đạt 100%.
Cô giáo mầm non có 20 năm kinh nghiệm: "Đừng mặc váy cho con gái đi học" Theo cô giáo, các bé gái mặc váy đi học có thể gặp 3 kiểu nguy hiểm tiềm ẩn. Sinh được một cô con gái, ai cũng mong muốn mặc đẹp cho bé để con cảm thấy tự tin hơn trước mặt mọi người. Tuy nhiên, một cô giáo mầm non có thâm niên 20 năm trong nghề đã khuyên con dâu của...