Phát huy vai trò mũi nhọn trong đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng
Thời gian qua, nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, góp phần giữ vững ANTT địa bàn.
Đại tá Nguyễn Quốc Huy, Trưởng Phòng CSKT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, những năm gần đây, thủ đoạn của tội phạm kinh tế ngày càng phức tạp, tinh vi hơn, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới; các đối tượng lợi dụng những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để phạm tội. Từ thực tế đó đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sỹ Phòng CSKT phải tinh thông nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chiến đấu…
Cơ quan điều tra đọc lệnh bắt tạm giam Hồ Văn Nhật vì mua khống hàng nghìn hóa đơn trái phép.
Cũng theo Đại tá Nguyễn Quốc Huy, khoảng 3 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế “ nóng” tình trạng mua bán hóa đơn trái phép với quy mô rất lớn. Đáng nói, có vụ số tiền mua bán hóa đơn lên đến hàng chục tỷ đồng. Phòng CSKT đã vào cuộc điều tra và đã bắt giữ hàng chục giám đốc, kế toán của nhiều doanh nghiệp có hành vi phạm tội.
Trong 2 năm 2020 và 2021, TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đưa nhiều bị cáo là giám đốc, kế toán doanh nghiệp ra xét xử. Thế nhưng, hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng vẫn tiếp tục diễn ra với nhiều thủ đoạn, làm thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Điển hình, giữa tháng 7/2022, Phòng CSKT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế khởi tố bị can, bắt tạm giam Hồ Văn Nhật (SN 1967, trú tại số 135 An Dương Vương, phường An Đông, TP Huế) để điều tra hành vi “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”.
Quá trình điều tra, cơ quan Công an làm rõ, Hồ Văn Nhật đã nhiều lần mua khống hàng nghìn hóa đơn giá trị gia tăng mặt hàng xăng dầu của các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhật đã bán số hóa đơn này cho Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Quang Đức (địa chỉ thôn 7, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) và một số doanh nghiệp khác nhưng khôngmua bán hàng hóa thực tế kèm theo. Liên quan đến vụ án này, trước đó, cơ quan Công an đã bắt tạm giam Nguyễn Quang Bền (SN 1975) là Giám đốc và Lê Tín (SN 1963) là Kế toán của DNTN Quang Đức.
Video đang HOT
“DNTN Quang Đức chuyên về lĩnh vực thi công xây dựng công trình, có nhiều biểu hiện bất minh trong giao dịch. Quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định, trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2020, doanh nghiệp này đã mua bán trái phép 3.856 hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng trị giá gần 35 tỷ đồng. Số hóa đơn mua bán trái phép có nhiều mặt hàng, trong đó chủ yếu là mặt hàng xăng dầu. Theo Cơ quan điều tra, số tiền các đối tượng trốn thuế bước đầu được xác định hơn 4 tỷ đồng. Các đối tượng khai nhận đã có hành vi mua bán hóa đơn trái phép cho một số đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn thị xã Hương Thủy”, Đại tá Nguyễn Quốc Huy nói.
Tương tự, Phòng CSKT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Đình Quý (SN 1984, trú tại 17 Đặng Dung, TP Huế, Thừa Thiên-Huế). Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2016, Quý thành lập DNTN Minh Quang (trụ sở đóng tại xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) hoạt động trong lĩnh vực cưa, xẻ, bào gỗ rừng trồng và bảo quản gỗ.
Đến tháng 3/2018, Quý tiếp tục thành lập và điều hành Công ty TNHH Một thành viên 29 (trụ sở đóng tại phường An Tây, TP.Huế). Lợi dụng tư cách là chủ DNTN Minh Quang và là người điều hành Công ty TNHH Một thành viên 129, Nguyễn Đình Quý đã mua bán trái phép 116 hóa đơn ghi sẵn nội dung cho 19 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, với tổng trị giá hóa đơn là 17 tỷ đồng.
Cùng với đó, thời gian qua, Phòng CSKT Công an Thừa Thiên-Huế còn đấu tranh, bắt giữ nhiều cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham ô, tham nhũng ngân sách Nhà nước. Một trong những vụ án hiện vẫn đang được Công an Thừa Thiên-Huế điều tra, mở rộng rất được dư luận quan tâm, đó là vụ sai phạm xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát b
Giảm nhẹ án tù để khuyến khích khắc phục hậu quả: Không đánh "người chạy lại"
Theo Trung tướng Trần Văn Độ, chính sách này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và cho thấy hiệu quả, điển hình như Liên bang Nga hoặc Trung Quốc.
Tại hội nghị tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng vừa qua, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí kiến nghị Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cho chủ trương để nghiên cứu, đề xuất giải pháp theo hướng tăng phòng ngừa; giảm xử lý hình sự, thay thế bằng khởi kiện dân sự và tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả đối với nhóm tội phạm tham nhũng, kinh tế. Điều này nhằm thu hồi tài sản nhà nước bị tham nhũng, hướng tới mục tiêu vừa đạt hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, vừa đảm bảo tính nhân văn.
Tháng 12/2019, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị Viện kiểm sát đề nghị mức án Tử hình vì tội Nhận hối lộ, trong phiên tòa xét xử đại án AVG, làm thiệt hại của Nhà nước hơn 8.560 tỷ đồng.
Chỉ vài ngày sau khi bị đề nghị mức án cao nhất, ông Nguyễn Bắc Son đã vận động gia đình, nhanh chóng nộp số tiền khắc phục hậu quả 66 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ số tiền 3 triệu USD mà ông bị truy tố Nhận hối lộ.
Ông Nguyễn Bắc Son đã vận động gia đình, nộp toàn bộ số tiền khắc phục hậu quả 66 tỷ đồng. (Ảnh: Trọng Phú)
Kết quả, ông Nguyễn Bắc Son được tòa cấp sơ thẩm tuyên mức án Chung thân về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ. Ở phiên phúc thẩm, hội đồng xét xử quyết định giữ nguyên mức án Chung thân với ông Son.
Có thể nói, việc ông Son và gia đình nhanh chóng nộp tiền, khắc phục toàn bộ thiệt hại là một chi tiết giảm nhẹ quan trọng để tòa quyết định tuyên thấp hơn mức đề nghị của Viện kiểm sát.
Ở những đại án khác, các ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Trương Quốc Cường (cựu Thứ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Duy Linh (cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo)... đều đã được tòa tuyên những mức án giảm nhẹ bởi tình tiết kịp thời nộp tiền khắc phục hậu quả.
Như vậy, thông qua việc thành khẩn nhận tội và kịp thời khắc phục thiệt hại, nhiều quan chức "nhúng chàm" có thể tự rút ngắn thời gian lao lý của mình.
Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Nguyễn Đức Chung tại tòa. (Ảnh: Trọng Phú)
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng sáng 30/6, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ cần đặc biệt quan tâm là thu hồi tài sản Nhà nước bị tham nhũng, chiếm đoạt, thất thoát; tăng tính phòng ngừa và giảm xử lý hình sự với người vi phạm.
Việc giảm nhẹ án tù cho bị cáo, nhưng tăng cường thu hồi tài sản vừa có tính chất nhân văn, vừa mang lại nguồn thu cho Nhà nước. Theo thống kê tại Hội nghị, công tác thu hồi tài sản tham nhũng thời gian gần đây đã có chuyển biến tích cực. Cơ quan thi hành án dân sự các cấp thu hồi 61.000 tỷ đồng, đạt 34,7% (năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%). Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo thu hồi được gần 50.000 tỷ đồng, đạt 41,3%.
Nói về đề xuất giảm án khi bị cáo khắc phục hậu quả, Trung tướng Trần Văn Độ - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương cho biết: "Theo pháp luật Hình sự quy định, việc bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ. Thứ hai, việc thu hồi tài sản tham nhũng là chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý tội phạm tham nhũng. Việc khuyến khích những người phạm tội trả lại tài sản cho Nhà nước là một chủ trương đúng đắn. Bên cạnh đó, điều này cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xử lý tội phạm".
Trung tướng Trần Văn Độ - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương
Cũng theo Trung tướng Trần Văn Độ, chính sách này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và cho thấy hiệu quả, điển hình như Liên bang Nga hoặc Trung Quốc. "Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Khi người phạm tội đã ăn năn hối cải thì phải tạo điều kiện cho người ta sửa chữa sai lầm. Không nên vùi dập người ta quá".
Cách đây 7 năm, khi thảo luận về Bộ Luật Hình sự ở Quốc hội khóa XIII, Trung tướng Trần Văn Độ và một số đại biểu cũng đã kiên trì đề xuất giảm án phạt tù, tăng mức phạt tiền và thu hồi tài sản đối với tội phạm kinh tế, tham nhũng. Đề xuất phân hóa các trường hợp phạm tội để khuyến khích người phạm tội tự nguyện khai báo, tự nguyện nộp lại tài sản.
"Tuy nhiên, ở thời điểm đó vấn đề này cũng chưa được đẩy lên cao trào như hiện nay. Nhưng cũng có những tác động nhất định để đưa vào pháp luật việc giảm án phạt tù từ Tử hình xuống Chung thân, với những bị cáo đã khắc phục số tiền gây thiệt hại." - Trung tướng Trần Văn Độ chia sẻ.
Tham nhũng ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp và bị coi là "giặc nội xâm". Bởi thế, việc phân loại tội phạm tham nhũng, tùy vào tính chất, mức độ và sự chủ động ăn năn hối cải để đưa ra kỷ luật, xét xử là cần thiết./.
Xét xử đại án Bình Dương: Bị cáo Nguyễn Thục Anh khai 'chỉ đứng tên thay cho bố' Khai trước tòa, bị cáo Nguyễn Thục Anh (con gái bị cáo Nguyễn Văn Minh) cho hay được bố cho đứng tên công ty sân sau của bố từ khi còn rất trẻ, mới 19 tuổi chưa hiểu biết nhiều khiến bản thân vướng vòng lao lý. Ngày 16.8, TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm, xét xử 28 bị cáo trong...