Phát huy vai trò chủ động của nhà trường, giáo viên khi triển khai CT, SGK mới
Ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc sở GD&ĐT An Giang, cho rằng, để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, vai trò chủ động của nhà trường và giáo viên là vô cùng quan trọng.
Ảnh minh họa/internet.
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên giáo dục tiểu học thực hiện song song hai chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT, đến nay, sở GD&ĐT An Giang đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch, xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng lộ trình. Tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Sắp xếp lại các cơ sở giáo dục phổ thông theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh, tạo thuận lợi cho người dân; phù hợp với quy hoạch.
“Chúng tôi cũng tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng các phòng học, trang thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xây dựng mới, bổ sung… đáp ứng yêu cầu để triển khai dạy học chương trình mới. Bố trí đủ số lượng giáo viên, bảo đảm để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở lớp 1, tất cả giáo viên dạy lớp 1 đều được hỗ trợ tập huấn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông và sách khoa mới” – ông Trần Tuấn Khanh chia sẻ.
Tính đến nay, học sinh lớp 1 đã được học 6 tuần. Bộ GD&ĐT đã có công văn số 3977/BGD&ĐT-GDTH về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Sở GD&ĐT An Giang cũng đã chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lí về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học và hoạt động giáo dục không để quá tải, đáp ứng nhu cầu triển khai chương trình mới theo hướng mở, linh hoạt; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà.
“Thời gian tới, Sở tổ chức hội thảo chia sẻ về xây dựng kết hoạch dạy học, điều chỉnh nội dung, những khó khăn trong triển khai… Từ đó cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc” – Phó Giám đốc sở GD&ĐT An Giang cho hay
Theo ông Trần Tuấn Khanh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xay dưng theo hướng mơ, đam bảo đinh hướng thông nhât va nhưng nọi dung giao duc côt loi, băt buọc đôi vơi hoc sinh toan quôc; đông thơi trao quyên chu đọng va trach nhiẹm cho các đia phuong, nha truơng trong viẹc lưa chon, bô sung mọt sô nọi dung giao duc va triên khai kê hoach giao duc phu hơp vơi đôi tượng giao duc, điêu kiẹn cua đia phương và nha truơng, gop phân bao đam kêt nôi hoat đọng cua nha truơng vơi gia đinh, chinh quyên va xa họi.
Ngoài ra, chương trinh quy đinh nhưng nguyen tăc, đinh hướng chung về yeu câu cân đat vê phâm chât va nang lưc cua hoc sinh, nọi dung giao duc, phương phap giao duc va viẹc đanh gia kêt qua giao duc, tao điêu kiẹn cho giao vien phat huy tinh chu đọng, sang tao trong thưc hiẹn chương trinh.
Như vậy, để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 có hiệu quả, ông Trần Tuấn Khanh cho rằng vai trò chủ động của nhà trường và giáo viên là vô cùng quan trọng. Cụ thể:
Đối với nhà trường, trước hết là vai trò quản lý điều phối các hoạt động giáo dục, trong đó có nhiều mảng công việc cùng một lúc phải thực hiện bao gồm: chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, lựa chọn sách giáo khoa, tổ chức bồi dưỡng …mà quan trọng nhất là việc bồi dưỡng để giáo viên nắm vững chương trình mới và khả năng xây dựng chương trình nhà trường trên cơ sở phát huy sinh hoạt chuyên môn liên tục, tại chỗ với sự hỗ trợ học tập của các đồng nghiệp.
Video đang HOT
Đối với giáo viên, quan trọng là việc thay đổi nhận thức, mỗi giáo viên phải nắm vững những nguyên tắc, định hướng chung về việc dạy học, nhất định phải chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Song song với đó việc thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện học sinh, nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phải thay đổi về phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
“Đổi mới trong giáo dục phổ thông bước đầu có thể sẽ có những khó khăn, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường phải có nhận thức đầy đủ, chịu khó thay đổi mình, đồng thời phải có kiến thức tốt về chuyên môn, vững về nghiệp vụ sư phạm.
Để phát huy tinh thần chủ động mỗi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên phải tích cực thay đổi dần, không thể ngồi chờ, mà phải chuyển dần ngay từ lúc này, những việc có thể thay đổi trước thì phải thay đổi, phải làm (xây dựng chương trình nhà trường theo hướng tự chủ, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá…).
Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên theo các modun quy định mà các trường Đại học sư phạm đang hướng dẫn phải được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, không qua loa chiếu lệ, phải đi vào thực chất, sát với các công việc dạy và học hàng ngày, nếu làm tốt như thế thì việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ mang lại hiệu quả.” – ông Trần Tuấn Khanh nêu quan điểm.
Xin thầy cô đừng lạm dụng con dấu thay lời nhận xét
Sử dụng lời nhận xét như đóng dấu đã không còn hiếm trong ngành giáo dục tiểu học những năm qua.
Phụ huynh cũng quen dần với việc cô giáo sử dụng con dấu thay cho lời phê truyền thống. Tuy nhiên, việc lạm dụng con dấu trong mọi trường hợp liệu có nên hay không?
Lời phê trăm bài học như một
Ngày 28/8/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 30 (có hiệu lực từ 15/10/2014) quy định về cách đánh giá học sinh tiểu học.
Thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học...
Dù đã qua hai lần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện quy định về đánh giá học sinh tiểu học bằng việc ban hành Thông tư 22 có hiệu lực thi hành kể từ này 06/11/2016 và mới đây là Thông tư 27 có hiệu lực từ ngày 20/10/2020 nhưng có những bất cập vẫn đang tồn tại ngay khi Thông tư mới ban hành còn chờ ngày có hiệu lực trong đó có việc thầy, cô giáo lạm dụng sử dụng dấu "mộc" in sẵn lời nhận xét: "Cô khen", "Hoàn thành", "Con cần cố gắng" ... là một trong những điển hình của muôn vàn nội dung nhận xét được các thầy cô giáo bỏ tiền để có được.
Không thể phủ nhận rằng đã có những phản hồi tích cực về việc dùng con dấu trong nhận xét học sinh như thu hút học sinh bằng các hình thù ngộ nghĩnh, thầy cô giáo tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công tác giảng dạy và nhận xét học sinh.
Thế nhưng bản thân là một cô giáo tâm huyết với học sinh và luôn luôn áp dụng những phương pháp dạy học mới, cô giáo Vũ Thị Minh Hồng, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk cho rằng việc nhận xét bằng con dấu là một phương pháp làm việc "không hay".
Việc kết hợp giữa nhận xét bằng con dấu để tăng thêm thu hút, hứng thú của học sinh với việc nhận xét cụ thể từng trường hợp theo cô Hồng sẽ "bám sát học sinh và tăng hiệu quả hơn trong công tác giảng dạy".
Tuy nhiên, việc lạm dụng vào con dấu sẵn có khiến giáo viên bị phụ thuộc, "lười" làm việc dẫn đến không bám sát học sinh.
Thực tế cho thấy, kỳ vọng của phụ huynh đặt rất nhiều và quan tâm nhiều nhất vào nhận xét của giáo viên. Bởi lời phê chính là "cầu nối" vô hình liên kết vòng tròn tương tác giữa phụ huynh - giáo viên - học sinh - phụ huynh.
Vì vậy, nếu giáo viên bỏ ra nhiều tâm huyết trong việc tận tâm nhận xét học sinh sẽ tạo sự yên tâm cũng như gần gũi trong việc quản lý và giáo dục học sinh.
Chính vì thế, sử dụng con dấu quá nhiều, mà quên mất việc nhận xét, đánh giá là cơ sở phân loại học sinh về khả năng tiếp thu, ưu điểm, khuyết điểm của từng học sinh trong quá trình học tập.
"Nếu trước đây các cô dùng con dấu nhận xét để thu hút học sinh mình cảm thấy hài lòng vì các con hào hứng với các hình thù và nhận xét bằng con dấu khuyến khích các con hoc tập.
Thế nhưng, dần rồi mình thấy cô giáo chỉ nhận xét bằng hình nữa mà quên mất nhận xét đánh giá bằng lời.
Cái đấy mình thấy hơi bất tiện, vì bản thân không biết con mình đang học ở mức độ và tiếp thu như thế nào với bài giảng.
Thường thì các cô nhận xét rất chung như "đạt", "cô khen", "cần cố gắng" bằng dấu, điều này diễn ra lâu dài khiến mình thật sự không lấy làm hài lòng.
Vì thế, hiện nay mình chỉ xem qua nhận xét, còn lại mình chủ động liên lạc với cô để biết tình hình học tập của con", chị Phương Lan, phụ huynh học sinh tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ.
Như vậy, lời phê "truyền thống" dần dà bị thay thế, lạm dụng bằng các lời nhận xét "in sẵn" vô hình trung phá vỡ chức năng vốn có của lời nhận xét là kết nối với phụ huynh bởi sự lặp đi lăp lại, nhận xét "trăm bài như một" của giáo viên.
"Cô khen", "Hoàn thành", "Con cần cố gắng" ... là một trong những điển hình của muôn vàn nội dung nhận xét được các thầy cô giáo bỏ tiền để có được. (Ảnh: T.P)
Kết hợp giữa các phương pháp tăng hiệu quả lời nhận xét
Hiện tại việc dùng dấu thay cho lời nhận xét của thầy cô giáo trong công tác giảng dạy chưa có quy định cụ thể, tức là không cấm. Đây là phương pháp được nhiều người cho là tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc nhất cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nếu thầy cô giáo lạm dụng phương pháp này sẽ tạo ra những hiệu ứng xấu vì hầu như các lời nhận xét đóng dấu sẽ giống nhau.
Là một trong những giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ và luôn luôn dùng các phương pháp đổi mới đánh giá học sinh như dùng sticker (miếng dán hoạt hình, con vật...) hay dùng con dấu thay cho lời nhận xét, cô giáo Chu Thanh Hương chia sẻ: "Thực ra việc sử dụng các phương pháp nhận xét bằng hình ảnh cũng là hình thức để khuyến khích học sinh nếu kết hợp cùng nhận xét bằng lời và tương tác trực tiếp.
Giáo viên không chỉ là người truyền đạt kến thức cho học sinh mà còn đóng vai trò là người đồng hành. Mục đích giao bài để học sinh không quên kiến thức và bố mẹ hỗ trợ con trong việc học.
Bố mẹ quan tâm, sát sao việc học của con hay không thì cô biết được một phần qua việc hoàn thành bài.
Hơn nữa, bố mẹ đã hỗ trợ con thì tất nhiên cô giáo cũng cần đưa những nhận xét cụ thể để phụ huynh nắm bắt tình hình học tập của con trên lớp".
Theo cô Hương, phần nhận xét của giáo viên ngoài việc dùng con dấu in sẵn thì phải tương tác với phụ huynh bằng lời nhận xét "truyền thống" hoặc bằng các hình thức tương tác khác như công nghệ, phần mềm, tương tác trực tiếp.
Cùng ý kiến với cô Thanh Hương, cô giáo Vũ Thị Minh Hồng, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk cũng cho rằng: "Đánh giá học sinh ngoài việc kết hợp các phương pháp, bản thân cô nhận xét học sinh chủ yếu bằng lời. Mặc dù tốn nhiều thời gian vì sĩ số lớp đông, nhưng đã là giáo viên thì bắt buộc phải sát sao và quan tâm học sinh.
Điều đó được thể hiện cụ thể qua lời nhận xét như thế thì giáo viên không nên qua loa, cẩu thả và phải có trách nhiệm với lời nhận xét của mình".
Không thể phủ nhận việc đánh giá, nhận xét học sinh bằng con dấu in sẵn là một phương pháp đổi mới, tiết kiệm được nhiều thời gian cho giáo viên. Nhưng nếu lạm dụng thì có lẽ những cái dấu nhận xét như vậy chỉ còn là hình thức, chẳng khác nào đối phó làm cho xong. Mà chuyện hình thức hay làm việc đối phó thì đều đáng phải dẹp bỏ, nhất là với giáo dục, để những đứa trẻ lớn lên sẽ có trách nhiệm với từng việc làm của chúng, với cộng đồng chứ không qua loa, đại khái theo kiểu đối phó như những con dấu.
Năm học 2020-2021: Khen thưởng phải tạo được động lực, tạo niềm tin cho phụ huynh, xã hội "Năm học 2020-2021, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là phải thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 1" - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ yêu cầu. 8 nhóm vấn đề cần làm để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục tiểu học Tại Hội nghị trực...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Panama 'bật đèn xanh' cho binh sĩ Mỹ đồn trú
Thế giới
18:44:43 11/04/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng khoe bóng lưng gợi cảm gây thương nhớ, netizen tấm tắc: Mỹ nhân đẹp nhất làng bóng đá!
Sao thể thao
18:40:54 11/04/2025
Hoà Minzy bị mạo danh nhận show chỉ với giá bằng 1/4 cát-xê, quản lý ra thông báo khẩn
Nhạc việt
18:21:55 11/04/2025
Hoa hậu Vbiz "đẹp vượt thời gian" sơ hở để lộ vòng 2 lùm lùm, hội mẹ bỉm lướt qua nói đúng 1 câu
Sao việt
17:51:46 11/04/2025
Cam thường bóc nhan sắc thật của đối thủ Chi Pu sau vụ bị "phong sát" vì ủng hộ Lisa (BLACKPINK)
Sao châu á
17:46:49 11/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 11/4: Song Tử 'săn cơ hội', Nhân Mã chớ bốc đồng, Bọ Cạp bị deadline dí
Trắc nghiệm
17:15:31 11/04/2025
Phim "Địa đạo" chân thật đến nghẹt thở, xem phim để thấu hiểu giá trị của hòa bình
Hậu trường phim
17:10:20 11/04/2025
Phát hiện 12 khu vực quặng dự báo cho hơn 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ
Tin nổi bật
17:00:47 11/04/2025
Điều hành đường dây cát lậu 'khủng' dưới vỏ bọc giám đốc công ty
Pháp luật
16:58:56 11/04/2025
Hôm nay nấu gì: Sườn xào - cá nướng - canh ngao chua mát, nghe thôi đã thấy đói!
Ẩm thực
16:53:27 11/04/2025