Phát huy hiệu quả phong trào thi đua yêu nước
Ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, Người chỉ rõ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, “Người người thi đua, ngành ngành thi đua”.
Sản xuất nước uống dinh dưỡng tế bào mía tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Ảnh: Minh Hằng
Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua những hy sinh, gian khổ, đem sức người, sức của tham gia kháng chiến kiến quốc, chiến thắng giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, cùng Nhân dân cả nước giành độc lập dân tộc, thống nhất, dựng xây Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là trong giai đoạn 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều phong trào thi đua được triển khai sáng tạo, thiết thực, có bước phát triển mạnh cả về bề rộng và chiều sâu, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, có sức lan tỏa, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia.
Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, đã tạo động lực chính trị tinh thần to lớn để Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa vượt qua khó khăn, thách thức, phấn khởi, hăng say lao động, học tập, cống hiến, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế; giữ vững quốc phòng – an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; tăng cường, mở rộng đối ngoại; xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo tiền đề vững chắc để toàn tỉnh bước vào giai đoạn phát triển mới.
Trong giai đoạn 2015-2020, Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 12,5%, gấp 1,54 lần so với mức tăng trưởng giai đoạn 2011-2015, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Quy mô kinh tế của tỉnh tăng nhanh, năm 2020 ước đạt trên 229.000 tỉ đồng, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất trong các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 2.670 USD, gấp 1,9 lần năm 2015…
Ngày 5-8-2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″. Đây là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra cho Thanh Hóa những thời cơ, vận hội mới rất nổi trội và khác biệt, để tiếp tục cất cánh, đột phá trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.
Những thành tựu trên là rất to lớn và có ý nghĩa quan trọng. Có thể khẳng định, chưa bao giờ Thanh Hóa có được thế và lực như ngày nay. Trong niềm vui, niềm hân hoan đó, chúng ta đang chuẩn bị tổ chức một sự kiện chính trị quan trọng – Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa lần thứ X.
Video đang HOT
Với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh thi đua xây dựng tỉnh Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”, đại hội sẽ đánh giá kết quả của phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua, rút ra những bài học để tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giai đoạn tiếp theo.
Hướng về Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa lần thứ X với nhiều niềm vui và sự gửi gắm. Chúc cho các gương điển hình, những bông hoa tiên tiến nhiều sắc màu luôn tốt tươi và sức sống sẽ thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, đưa Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, sớm thực hiện thắng lợi “khát vọng thịnh vượng” và trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.
Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước, đưa đất và người Vĩnh Phúc tỏa sáng, vươn xa
Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V tỉnh Vĩnh Phúc đã tôn vinh, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc trong giai đoạn 2020-2025.
Tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Ba cho nhân dân và cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc
Sáng 16/9, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức trọng thể Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V, giai đoạn 2020-2025, với sự tham gia của các đại biểu Trung ương, địa phương và 350 đại biểu ưu tú đại diện cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Lan tỏa nhiều phong trào thi đua yêu nước
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất", 5 năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực theo hướng đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa rộng khắp và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.
Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,1%/năm; quy mô nền kinh tế năm 2020 ước đạt 122,68 nghìn tỷ đồng, gấp 1,56 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt 104,68 triệu đồng/người/năm. Tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 10,61%/năm; dịch vụ đạt 6,21%/năm; nông-lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,8%/năm. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm đầu tư phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố, giữ vững.
Đặc biệt, Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư khi thu hút thêm 2,86 tỷ USD vốn đầu tư từ các dự án FDI, trên 56,27 nghìn tỷ đồng từ các dự án DDI trong giai đoạn 2016-2020 và vươn lên trở thành trung tâm công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy lớn nhất miền Bắc. Với chương trình xây dựng nông thôn mới, từ việc đẩy mạnh phong trào thi đua "Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới", hết năm 2019, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4/9 huyện, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Ngoài các phong trào do Trung ương, tỉnh phát động, các cấp, các ngành, các địa phương đã sáng tạo, đổi mới các phong trào thi đua, tạo sức lan tỏa, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân làm theo.
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế có phong trào: "Giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp", "Lao động giỏi, lao động sáng tạo", "Nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm", "Luyện tay nghề, thi thợ giỏi", "Nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ để hội nhập kinh tế quốc tế"...
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội có các phong trào: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", "Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân", "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bỏ lại phía sau"; lĩnh vực an ninh trật tự có các phong trào "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", "Thi đua quyết thắng", "Sáng mãi phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ"...
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan
Với những thành tích đạt được, 5 năm qua, toàn tỉnh có 40 tập thể, 26 cá nhân vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương; Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua cho 51 tập thể, Bằng khen cho 63 tập thể và 154 cá nhân. Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 492 tập thể; danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho 1.691 tập thể; danh hiệu chiến sỹ thi đua cho 375 cá nhân; Bằng khen cho 2.329 tập thể, 7.430 cá nhân; Huy hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Phúc" cho 9.676 cá nhân.
Thi đua là yêu nước
Biểu dương, đánh giá cao những kết quả tỉnh Vĩnh Phúc đạt được từ các phong trào thi đua yêu nước những năm qua, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định: Vĩnh Phúc có vinh dự lớn, 8 lần được đón Bác Hồ về thăm. Vì thế, để vượt qua khó khăn, để đi đến thắng lợi, tỉnh phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng thi đua ái quốc và tấm gương thi đua mẫu mực của Bác Hồ.
Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần quán triệt và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thi đua, khen thưởng; phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền, sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Đảng viên, cán bộ phải là tấm gương, làm đầu tàu cho đồng bào trong phong trào thi đua.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trì trao Bằng khen cho các tập thể điển hình tiên tiến
Tại Đại hội, thừa ủy quyền của Chủ tich nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Ba cho nhân dân và cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phòng chống dịch Covid-19; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo thực hiện phòng chống dịch Covid-19.
Đại hội đã tôn vinh 30 tập thể, 40 cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016-2020.
Đảng bộ huyện Nga Sơn quan tâm công tác phát triển Đảng vùng đồng bào có đạo Những năm qua, Đảng bộ huyện Nga Sơn xác định công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào có đạo là nhân tố góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong vùng đồng bào có đạo, tạo nguồn cán bộ tại chỗ. Một góc xã Nga Liên. Hàng năm, các cấp ủy cơ sở tiến hành khảo sát về...