Phát hoảng những bài văn tốt nghiệp ‘kinh dị’
Nhiều giáo viên chấm thi phát hoảng khi đọc những bài văn của các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2010 – 2011. Thí sinh “sáng tác” ra những câu văn mà giáo viên chấm thi đọc xong phải nổi da gà.
Còn những cách miêu tả mà các tác giả của tác phẩm được chọn để làm đề thi tốt nghiệp có lẽ không bao giờ ngờ tới được.
Với các giáo viên chấm thi việc gặp các bài văn cười ra nước mắt không phải là hiếm (Ảnh minh họa)
Cười ra nước mắt
Theo cô N.H giáo viên môn Văn, trường THPT Minh Khai (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: “Tôi cũng đã đi chấm thi tốt nghiệp rất nhiều năm. Mỗi kỳ thi để lại cho tôi ấn tượng về những bài văn rất lạ. Năm nay cũng vậy, tôi trực tiếp chấm nhiều bài văn khi đọc lên mà không nhịn được cười khiến cho các đồng nghiệp của tôi không hiểu chuyện gì xảy ra. Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi chấm điểm môn văn, những giáo viên chấm thi như chúng tôi lại được những trận cười ra nước mắt”.
Giáo viên H. trích dẫn: “Trong câu 3b của đề thi tốt nghiệp THPT năm nay đề bài là “Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân”. Tôi đọc nhiều bài thi cùng đề bài về phân tích nhân vật Tràng, tuy nhiên có trường hợp, học sinh phân tích ngoại hình của nhân vật vợ nhặt của Tràng đến gần 2 trang giấy mà “tụ hội” tất cả những gì xấu xa nhất.
Tôi nhớ câu: “Quần áo của cô gái này rách tả tơi như tổ đỉa, thân hình gầy còm, ốm yếu đến mức chỉ có da bọc xương. Khuôn mặt thị gầy xọp như hình lưỡi cày. Nhìn cô, chúng ta chỉ có thể thấy được hai con mắt. Dáng người, “vẻ đẹp” của thị (nhân vật người vợ – pv) cũng tương đương “vẻ đẹp” của vợ Chí Phèo (nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao – PV)”. Sau đó học sinh thản nhiên kết luận: “Có lẽ thị là hình tượng của một con “ma đói” năm 1945″. Đây là một câu văn tôi cảm thấy rất “ấn tượng”, đọc đi đọc lại vẫn cảm thấy buồn cười”.
Giáo viên H. cũng cho biết thêm, năm nay câu 3a thuộc phần II (phần riêng – phần tự chọn) hệ số điểm là 5 điểm, đề bài yêu cầu thí sinh phân tích đoạn thơ từ câu: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” đến câu: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Đây là đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng. Khi làm bài, các thí sinh thi nhau tán về vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến. Có thí sinh bình câu thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm” như sau: ” Có lẽ giữa trời hè nóng nực, cộng với khói lửa chiến tranh các chiến binh Tây Tiến đã quyết định “gọt” trọc để thoải mái thoáng mát hơn và tiện cho việc vệ sinh”(!?).
Video đang HOT
Còn cô N.T.K, giáo viên văn của một trường cấp III Minh Khai (Quốc Oai) cho hay: “Tôi nhớ như in trong bài thi của một thí sinh bình về câu thơ: “Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Thí sinh này nhầm tưởng địa danh Mai Châu thành tên của một cô gái nào đó sinh sống ở địa bàn mà các chiến binh Tây Tiến đóng quân. Thí sinh này bình: “Có lẽ dù chiến tranh có đi qua, các chiến binh Tây Tiến trở lại làng quê cũ nhưng hình ảnh cô em gái Mai Châu ngày đêm tảo tần nấu món xôi nếp cho họ ăn sẽ không bao giờ phai trong lòng các anh bộ đội”. Khi đọc đến đây, tôi thật sự cảm thấy choáng, không dám tin vào mắt mình nữa”.
Vì đâu đến nỗi
Theo đánh giá của các giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT thì việc có nhiều bài thi có những câu văn dở khóc dở cười có rất nhiều nguyên nhân. Theo cô T. D, giáo viên dạy văn trường THPT Vân Tảo (Thường Tín, Hà Nội) thì việc các thí sinh sáng tác những câu văn… lạ, thường là những thí sinh không có kiến thức cơ bản về môn văn. Có thể trong quá trình làm bài thi, những thí sinh này bất chợt nhớ đến một nhân vật nào đó gần giống như nhân vật trong đề bài thì lập tức chép vào ngay.
Giáo viên N.H (trường THPT Minh Khai, Quốc Oai) nhận xét: “Nhiều sĩ tử mặc dù đã cạn… văn nhưng vì “câu giấy” nên bịa ra những câu chuyện. Vì các thí sinh này có quan niệm văn càng dài thì điểm càng cao (!?). Tuy nhiên, tất cả cấu trúc điểm đã có sẵn barem chấm thi. Đúng ý, chúng tôi mới có thể cho điểm chứ hoàn toàn không có chuyện chấm điểm theo số lượng trang giấy như nhiều thí sinh lầm tưởng”, cô H. khẳng định.
Theo lý giải của các giáo viên chấm thi, một nguyên nhân khác dẫn đến việc xuất hiện nhiều câu văn kinh dị trong đợt thi tốt nghiệp THPT lần này là do chuyện học lệch của các thí sinh. Có nghĩa là, nhiều học sinh có ý định thi đại học khối A, B (các môn toán, lý, hoá, sinh) thì chỉ muốn môn văn thoát khỏi điểm liệt còn lấy các môn khác bù điểm vào.
Chính vì thế, việc cầm cuốn sách văn để ôn cũng chỉ là bất đắc dĩ, học kiểu chống đối, học vẹt được mấy câu rồi vào phòng thi bịa theo tâm lý “nhỡ đâu lại trúng”. Thế mới có chuyện, anh Tràng vạ vật trong nạn đói năm 1945, thời kỳ chống Pháp lại được “bê” đi chiến đấu chống Mỹ ở chiến trường Tây Nguyên vào những năm 70 (?!). Đúng là “miễn bình luận”.
Theo VNN
Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Mặc dù Bộ GDĐT chưa công bố chính thức kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 chung trên cả nước, nhưng thông tin từ các tỉnh đều cho thấy, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay hầu hết đều ở mức trên 90%.
"Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của tỉnh Nam Định là 99,89%. Như vậy, cứ 1.000 em thì chỉ 1 em trượt tốt nghiệp thì cần gì thi cử nữa. Nếu tôi đi mua gạo mà trong đó, cứ 1.000 hạt gạo có 1 hạt thóc, thậm chí 5 hạt thóc, thì tôi cũng không mất công sàng lọc thóc ra làm gì"- Giáo sư Văn Như Cương nói.
"Choáng" với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT
Tỷ lệ đỗ của Nam Định là 99,89% hệ THPT và 99,92% ở hệ GDTX. Tỷ lệ này ở Hà Nội là gần 97,8%, ở Bắc Ninh là 99,6%. Ngay cả những tỉnh thuộc vùng khó khăn tỷ lệ đỗ cũng rất cao như Lai Châu là 92%, Hòa Bình 97%, Bắc Kạn 88%...
Có bước nhảy ngoạn mục nhất phải kể đến Điện Biên. Năm 2010, Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT thấp nhất cả nước với 69,1%. Nhưng năm nay, con số này ở hệ THPT đã là 95,65%, ở hệ GDTX là gần 91,2%, tăng lên 30%.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011. (Ảnh minh họa).
Một điểm đáng ngạc nhiên nữa là tỷ lệ đỗ của học sinh hệ giáo dục thường xuyên cao chót vót, nhiều tỉnh tỷ lệ đỗ hệ này tăng đến 30%, nhiều trung tâm đỗ 100%. Nếu đem kết quả năm nay so với năm 2010 đã... choáng váng, đem so với năm 2007, khi lần đầu tiên ngành giáo dục thực hiện siết chặt thi cử, nói không với gian lận thi cử, thì còn "sốc" hơn nhiều lần.
Năm 2007, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Quảng Ngãi là 63%, trong đó có 7 trường có tỷ lệ đỗ dưới 18%, thậm chí Trường THPT Đinh Tiên Hoàng còn là 0%, không một học sinh nào đỗ tốt nghiệp. Đặc biệt, ở hệ GDTX, tỷ lệ đỗ chỉ đạt 10,7%... Nhưng năm nay, sau 4 năm "phấn đấu", Quảng Ngãi đã đưa tỷ lệ tốt nghiệp lên 98,65% ở hệ THPT và 99,87% ở hệ GDTX.
Tương tự, tỉnh Quảng Nam cũng đã "nâng" tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở hệ GDTX từ gần 9,26% năm 2007 lên 97,8% năm 2011.
Ở các tỉnh ĐBSCL, tỷ lệ đỗ cũng cao bất thường với nhiều dấu hỏi khi mà khu vực này "thống nhất" đáp án chấm mở tới mức "không thể mở hơn".
Kết quả rất khả quan này không khỏi khiến nhiều người nghi ngại về chất lượng thật của nó. Mặt khác, nếu tỷ lệ này phản ánh đúng chất lượng thật, thì một câu hỏi khác được đặt ra là liệu có cần phải tốn tiền tỷ chỉ để đánh trượt vài học sinh?
Nên bình thường hóa kỳ thi?
Vấn đề bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được "xới xáo" lên vài năm trở lại đây nhưng còn chưa được đồng tình vì lý do "sợ tiêu cực". Tuy nhiên, với tỷ lệ đỗ chót vót như vậy, lúc này vấn đề này lại tiếp tục được đưa ra. Là một trong những chuyên gia đầu ngành về giáo dục, đồng thời lại là hiệu trưởng một trường THPT là Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), với kinh nghiệm cả lý luận và thực tiễn, GS Văn Như Cương cho rằng, việc tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tăng vài phần trăm là bình thường, nhưng tăng từ 10% trở lên thì cần xem xét lại.
Ông Phạm Minh Hạc cho rằng xã hội và cả ngành giáo dục cần phải nhìn nhận lại cho đúng quan điểm về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây không phải kỳ thi phân loại học sinh mà là kỳ thi kiểm tra, đánh giá chất lượng ở mức trung bình, cứ học sinh ở học lực trung bình là có thể đạt được.
Cũng theo ông Cương, việc tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT với quy mô cả nước như hiện nay là không cần thiết. Nhìn ở góc độ chuyên môn, ông Cương cho rằng, học sinh đã phải đạt tiêu chuẩn ở các lớp dưới mới được lên lớp 12.
Trong quá trình học, các em cũng đã phải làm các bài kiểm tra, thi giữa kỳ, hết học kỳ I đến học kỳ II. Vì thế, chỉ cần tổ chức một kỳ thi hết năm giống như các em thi cuối các năm học lớp 10, 11, sau đó trường cấp chứng chỉ, hoặc bằng tốt nghiệp, chứng nhận các em đã học hết lớp 12. Những em học khá sẽ học tiếp lên đại học, em học yếu đi học nghề. Như vậy, Bộ GDĐT sẽ có điều kiện để tập trung vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
Nên bình thường hóa kỳ thi tốt nghiệp cũng là ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Minh Hạc: "Chúng ta tổ chức thi tốt nghiệp năm thì quá căng thẳng, năm thì lại bị coi là lỏng lẻo. Tôi nghĩ phải bình thường hóa kỳ thi. Cũng không nên nặng quá về đề dễ hay khó. Đề ra ở mức trung bình nên sẽ dễ với học sinh giỏi, nhưng khó với học sinh yếu kém, đó là chuyện đương nhiên. Càng không nên chấm chéo. Chấm chéo phức tạp, tốn kém, vừa cho thấy lãnh đạo đã không tin tưởng giáo viên, vừa cho thấy đạo đức người chấm có vấn đề" - ông Hạc nói.
Theo BĐVN
Bi hài chấm thi: Hễ có "đàn bà" là có điểm Có thí sinh ghi đáp án là "người đàn ông đánh người đàn bà", hoàn toàn không dính gì đến đáp án, giám khảo không thể cho điểm nhưng thanh tra buộc phải cho điểm tối đa vì có "đàn bà" trong đáp án. Theo kế hoạch của ngành GDĐT, chậm nhất trong ngày 16-6 việc chấm thi phải hoàn thành để ngày...