Phát hiện xương của khủng long khổng lồ Megaraptor
Các nhà nghiên cứu ở Argentina đã phát hiện hóa hóa thạch của loài khủng long chết chóc Megaraptor còn nhanh nhẹn hơn cả T-rex.
Argentina đã một lần nữa chứng tỏ mình là một điểm nóng của hoạt động cổ sinh vật học sau khi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Argentino công bố một phát hiện lớn. Xương của một loài khủng long ăn thịt lớn – được gọi là Megaraptor có niên đại 70 triệu năm trước – đã được tìm thấy ở tỉnh Santa Cruz nằm ở miền nam nước này.
Các đốt sống, xương sườn và một phần có thể là ngực và vai của mẫu vật đã được phục hồi, dường như cho thấy nó là một loài mới được phát hiện. Nó cũng là một loài Megaraptor hiện đại hơn so với các phát hiện già hơn hàng triệu năm trước đây.
Magaraptor là khủng long ăn thịt lớn, phát triển mạnh và đa dạng trong kỷ Phấn Trắng, chủ yếu sống ở bán cầu nam, cho đến sự kiện tuyệt chủng hàng loạt diễn ra 65 triệu năm trước.
Video đang HOT
Trao đổi với cơ quan nghiên cứu khoa học ở Đại học Quốc gia La Matanza, nhà nghiên cứu cổ sinh vật học Mauro Aranciaga Rolando đã mô tả phát hiện mới nhất này là một “mẫu vật rất lớn”, có kích thước chiều dài khoảng 10 mét với sự thích nghi để săn mồi “thật sự ngoạn mục”.
Móng vuốt dài 40 cm
Ông cho biết, Khác với T-rex, Megaraptor là những con khủng long mảnh mai hơn, được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho cuộc chạy đua, với những cái đuôi dài cho phép chúng duy trì sự cân bằng. Đồng thời, chúng có đôi chân đầy cơ bắp, nhưng [đã] thon dài để có thể bước những bước dài.
Một số đặc điểm của sinh vật này khiến nó trở thành một loài đặc biệt chết chóc, với vũ khí chính là chi trước cực dài và cơ bắp, được trang bị những móng vuốt như lưỡi hái. Những móng vuốt này có thể dài tới 40 centimet và, Rolando cho biết, có chúng thể gây ra những vết thương cực sâu cho con mồi.
Người ta tin rằng, tốc độ chính là chìa khóa sống còn của Megaraptor khi chúng chủ yếu sống dựa vào những con khủng long ăn cỏ nhanh nhẹn, nhỏ hơn một chút và dài từ năm đến sáu mét. Nhà nghiên cứu Sebastian Rozadilla của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Argentino cho biết những con khủng long ăn cỏ này sống thành đàn lớn và di chuyển trên những vùng đất rộng lớn, “tương tự như cách các loài linh dương ngày nay đang làm trên các đồng cỏ ở châu Phi”.
Vào tháng Hai, một nhóm các nhà nghiên cứu khác của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Argentino cũng đã công bố phát hiện ra một loài họ hàng xa của T-rex là thằn lằn sấm ở vùng đồng bằng Patagonia.
Tìm thấy nơi ở của tổ tiên loài người hiện đại
Một nhóm các nhà khoa học tin rằng đã tìm ra ngôi nhà tổ tiên của con người hiện đại chính là một vùng đất ngập nước tồn tại ở vùng Botswana ngày nay.
Theo các nhà khoa học, khu vực nằm ở phía nam sông Zambezi đã trở thành ngôi nhà cho người Homo sapiens khoảng 200.000 năm trước và là nơi tập trung cho việc hình thành loài người ngày nay trong khoảng 70.000 năm.
Thác Victoria trên sông Zambezi, Zimbabwe.
Từ lâu, chúng ta đã biết rằng con người hiện đại có nguồn gốc từ châu Phi vào khoảng 200.000 năm trước, nhưng cho đến gần đây những gì chúng ta chưa biết đã được phát hiện mới hé mở, Van Vanessa Hayes, một nhà di truyền học và tác giả cao cấp về nghiên cứu mới tại Viện nghiên cứu y tế ở Sydney, Úc, cho biết.
Để tìm ra các căn cứ xác thực, các nhà nghiên cứu đã phân tích khoảng 1.217 mẫu
DNA ty thể được truyền từ mẹ sang con để xác định dòng mẹ già nhất được biết đến của con người.
"Tôi chắc chắn thận trọng về việc sử dụng các bản phân phối di truyền hiện đại để suy ra chính xác nơi mà quần thể tổ tiên của chúng ta sống cách đây 200.000 năm, đặc biệt là ở một lục địa rộng lớn và phức tạp như châu Phi", Arnold Chris Stringer, nhà nghiên cứu về nguồn gốc con người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London nhấn mạnh.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Fox News
Đáy biển trên thế giới đã "ngập ngụa" với vi nhựa Rác thải nhựa chỉ chiếm có 1% trong số 10 triệu tấn nhựa được đưa vào các đại dương trên thế giới hàng năm. Phần còn lại là các loại vi nhựa hiện đã có mặt ở dưới đáy đại dương sâu thẳm. Vi nhựa đang có mặt ở những nơi sâu nhất của đại dương trên toàn thế giới. Theo một nghiên...