Phát hiện, tịch thu gần 600kg động vật quý hiếm tại Thanh Hóa
Nhận được nguồn tin do người dân cung cấp, lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện gần 600kg động vật hoang dã (thuộc các nhóm động vật quý hiếm) đang lưu giữ tại một nhà dân. Cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản, đồng thời tịch thu số hàng nêu trên, bàn giáo cấp trên xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 27.12, thông tin từ Công an huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) cho biết: Ngày 26.12, lực lượng Công an huyện Thạch Thành đã tiến hành kiểm tra, khám xét nơi ở của gia đình ông Lê Nguyên Bốn (thôn Cẩm Lợi 2, xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành) thì phát hiện ông Bốn đang lưu giữ gần 600kg động vật hoang dã (thuộc các nhóm quý hiếm).
Số tang vật động vật hoang dã thu được tại nhà ông Bốn.
Ông Bốn trình bày với cơ quan chức năng, số động vật quý hiếm nêu trên được ông thu mua từ các thợ săn thuộc địa bàn những huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa có đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào.
Lực lượng chức năng đã kiểm kê số lượng, trọng lượng và chủng loại của một số động vật hoang dã thuộc loại quý hiếm, như: Báo gấm, mèo rừng, cầy bay, cầy đen, cầy cun, khỉ mặt đỏ, lợn rừng và động vật thuộc nhóm hươu, nai… với tổng trọng lượng 573kg.
Lực lượng chức năng đang kiểm tra số hàng đồng vật hoang dã.
Video đang HOT
Sau khi kiểm tra, xác minh, lập biên bản, lực lượng chức năng đã tiến hành niêm phong, tịch thu số hàng nêu trên, đồng thời báo cáo cơ quan chức năng tiếp tục điều tra vụ việc.
Theo Danviet
Cán bộ tòa đi... 'gom' báo của dân và không trả lại
"Tôi đang đọc bài báo viết về chồng mình thì bị công an lấy và không chịu trả lại cho tôi. Chị dâu tôi đã giấu sau lưng nhưng vẫn bị thu, không cho đọc" - vợ bị cáo kể.
Sáng nay 27-9, có tới hàng trăm người dân ngồi chật kín trong hội trường và ngồi tràn cả ra ngoài hành lang của trụ sở UBND xã Đăk Mar để theo dõi TAND huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) xét xử vụ án bị cáo Phan Tiến Dũng và đồng phạm bị truy tố về tội trộm cắp tài sản.
Điều đáng nói, trong lúc chờ tòa xét xử, người dân tranh thủ đọc bài báo "Cưa gỗ khô trong rừng, bị xử tội trộm cắp" mà báo Pháp Luật TP.HCM thông tin thì liền bị cán bộ TAND huyện Đăk Hà và công an gom lại báo, không trả.
Công an và cán bộ tòa (áo xanh) đi gom báo... Ảnh: NGÂN NGA
"Chúng tôi không có điều kiện mua báo mà cũng chẳng biết Internet nên đã nhờ tiệm phôtô in giúp bài báo để đọc. Tôi đang đọc bài báo viết về chồng mình thì bị công an lấy và không chịu trả lại cho tôi. Chị dâu tôi đã giấu sau lưng nhưng vẫn bị thu, không cho đọc" - chị Hoàng Thị Hồng Thụy (vợ bị cáo Nguyễn Ngọc Bình) nói. Theo quan sát của PV, có rất nhiều người dân đang xem bài báo thì bị thu lại.
Vợ của các bị cáo Nguyễn Ngọc Bình và Lê Quốc Khánh còn nói thêm: "Tôi đang dự tòa, mẹ tôi gọi điện thoại báo tin có hai người đến nhà hỏi xem có máy in không? Tôi cũng thấy lạ, khi tôi ra tiệm in bài báo để mang về cho gia đình đọc thì chủ tiệm phôtô nói có người đến dặn không cho phôtô".
Cán bộ tòa án (áo xanh) đi gom lại bài báo của báo Pháp Luật TP.HCM để trình cho chủ tọa. Ảnh: NGÂN NGA
Trả lời câu hỏi vì sao lại đi thu bản in bài báo Pháp Luật TP.HCM, anh cán bộ tòa nói rằng: "Tôi thấy người dân cầm nhiều tờ giấy, không biết là nội dung gì nên tôi "mượn" lại để trình cho HĐXX xem bên trong ghi nội dung gì".
Có mặt ngoài hành lang của hội trường xử án, một cán bộ Công an huyện Đăk Hà cũng đang cầm tờ giấy phôtô bài báo của Pháp Luật TP.HCM. Tuy nhiên, vị này không thừa nhận cấp dưới đi thu báo của người dân dự tòa: "Anh em tò mò không biết là cái gì nên mới "mượn" đọc xem cho biết. Tôi cũng mượn một tờ đọc rồi đây. Và cán bộ này cũng khẳng định không có chuyện cấm các tiệm phôtô in bài báo".
Như Pháp Luật TP.HCM thông tin, theo cáo trạng, Phan Tiến Dũng là kiểm lâm của Ban Quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy. Ngày 11-4-2016, Dũng rủ Lê Quốc Khánh ra quán cà phê để nhờ tìm thuê người làm cành cà phê thì Khánh đã chủ động xin Dũng vào rừng Đăk Uy cưa trộm gỗ trắc khô.
Cả nể việc Khánh thường tìm thuê người làm cà phê cho mình nên Dũng đồng ý.
Rất đông người dân đến theo dõi phiên tòa. Ảnh: NGÂN NGA
Sáng sớm hôm sau, Khánh cùng Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Thụ, Nguyễn Ngọc Bình đi vào trạm I của rừng, phát hiện có cây gỗ trắc đã chết khô, không có lá nên cùng nhau cưa cây.
Khi đó Dũng làm cảnh giới, canh chừng kiểm lâm khác để cho Khánh, Bảy, Thụ, Bình cắt gỗ. Do cây bị đổ tạo ra tiếng kêu lớn nên một nhân viên kiểm lâm đã phát hiện và báo cho giám đốc rừng là ông Nay Y Riu. Bị đuổi nên Khánh, Bảy, Bình đi giấu tang vật. Khi nghe có tiếng súng nổ, tất cả bỏ chạy về nhà.
Qua giám định, cây gỗ bị cưa nói trên là cây gỗ trắc đã chết khô, không còn khả năng sinh trưởng và phát triển. Khúc gỗ mà các bị cáo lấy trị giá gần 20 triệu đồng.
Sau đó Dũng, Khánh, Bảy, Thụ và Bình cùng bị truy tố về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS.
Đây là vụ án được các chuyên gia đánh giá là có dấu hiệu oan sai. Lý do là các bị cáo chỉ có dấu hiệu của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo Điều 175 BLHS. Tuy nhiên, tội này đòi hỏi các bị cáo phải khai thác gỗ trên 5 m3 mới có thể khởi tố hình sự được. Trong khi đó các bị cáo chặt cả cây gỗ trắc giám định cũng chưa tới 1,5 m3 nên căn cứ theo Điều 12 Nghị định 157/2013 thì chỉ có thể xử phạt hành chính các bị cáo.
Tuy nhiên, trưa nay, TAND huyện Đăk Hà vẫn tuyên phạt bị cáo Lê Quốc Khánh 15 tháng tù, Nguyễn Văn Bảy 14 tháng tù; Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Văn Thụ, Phan Tiến Dũng mỗi bị cáo 12 tháng tù cùng về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS.
Các bị cáo cho biết sẽ kháng cáo kêu oan.
NGÂN NGA
Theo PLO
Kho kiếm Nhật, mã tấu ở trung tâm Cần Thơ Ập vào kiểm tra căn nhà ở quận Ninh Kiều, cảnh sát phát hiện nhiều mặt hàng điện tử, gốm sứ xưa cổ, kiếm Nhật, mã tấu, đao... Nhiều kiếm Nhật được thu giữ tại kho hàng không phép ở trung tâm TP Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long Sau thời gian dài theo dõi, ngày 11/8, Công an quận Ninh Kiều, TP Cần...