Phát hiện thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng
Năm 2012, công tác thanh tra đã phát hiện nhiều vi phạm và xử lý, thu hồi cho ngân sách nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng, hàng nghìn hécta đất. Tuy vậy, số vụ tham nhũng được phát hiện còn ít, trong cả năm chỉ hơn 100 đối tượng bị phát hiện vì có hành vi liên quan…
Đất đai vẫn là lĩnh vực nóng với nhiều sai phạm bị phát hiện, xử lý (ảnh minh họa)
Tham nhũng nhiều, xử lý ít
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác ngành thanh tra năm 2012 diễn ra sáng 4-1 cho thấy, năm 2012, toàn ngành đã triển khai 9.685 cuộc thanh tra hành chính và 168.702 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 527.544 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 29.860 tỷ đồng, 1.533 ha đất xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 13.085 tỷ đồng xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 31.130 tỷ đồng kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.033 tập thể, 2.212 cá nhân chuyển cơ quan điều tra xử lý 59 vụ việc, 104 đối tượng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, có đến 70% tố cáo khiếu nại, sai phạm liên quan đến đất đai. Chỉ tính riêng 2 cuộc thanh tra về đất đai tại Hà Nội và Đà Nẵng đã phát hiện sai phạm, kiến nghị thu hồi 12.153 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước rất trầm trọng. Qua thanh tra đã phát hiện thất thoát và kiến nghị thu hồi 4.874 tỷ đồng, kiến nghị xử lý 28.901 tỷ đồng có vi phạm về thủ tục đầu tư, mua sắm tài sản không đúng quy định, đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả. Cũng trong 2 lĩnh vực này, ngoài các đoàn thanh tra của bộ, ngành, địa phương, riêng lực lượng Thanh tra Chính phủ tiến hành 46 cuộc thanh tra. Đến nay đã ban hành 24 kết luận, kiến nghị thu hồi 17.750 tỷ đồng, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và xử lý khác 29.562 tỷ đồng… Đáng chú ý, tuy số vụ phát hiện vi phạm khá nhiều song việc thu hồi, xử lý sau thanh tra lại chưa cao. Chẳng hạn trong số 17.750 tỷ đồng mà Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi, đến nay mới thu hồi được hơn 2.500 tỷ đồng.
Đặc biệt, công tác phòng, chống tham nhũng dù đã có chuyển biến tích cực song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, năm 2012, toàn ngành Thanh tra phát hiện 89 vụ, 107 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tài sản là 104.592 triệu đồng kiến nghị thu hồi 104.592 triệu đồng kiến nghị xử lý hành chính 2 tập thể, 56 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 24 vụ, 42 đối tượng, xử lý trách nhiệm 20 người đứng đầu. So với thực tế thì số vụ tham nhũng phát hiện được còn ít, kết quả khiêm tốn, hiệu quả thanh tra chưa cao, một số kết luận thanh tra còn chưa chắc chắn, chưa thuyết phục, nhiều vụ còn biểu hiện dễ dãi, châm chước…
Thanh tra trọng tâm các lĩnh vực “nhạy cảm”
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, năm 2013, công tác thanh tra sẽ dồn trọng tâm, trọng điểm vào các nội dung quan trọng, các lĩnh vực nhạy cảm, bao gồm: Tài chính, ngân sách, ngân hàng, chứng khoán, quản lý tài sản công, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường vàng, quản lý sử dụng đất đai… Đồng thời, sẽ tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng sẽ tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 70%.
Đặc biệt, trong năm 2013, Thanh tra Chính phủ sẽ tổ chức thanh tra lại hoặc thanh tra đột xuất các cuộc thanh tra có dấu hiệu vi phạm. Trong đó sẽ tiếp tục thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ việc khiếu nại tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Cùng với đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường thanh tra xử lý tham nhũng với quyết tâm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tệ nạn này.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành thanh tra cần phải chủ động, tích cực và nỗ lực hơn trong thực hiện nhiệm vụ, tạo sự chuyển động mạnh mẽ hơn, kết quả cao hơn. Với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố cũng cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác thanh tra, giải quyết tố cáo khiếu nại. Trong đó phải chú ý thanh tra làm rõ các vụ việc mà dư luận có nhiều ý kiến, tăng cường thanh tra việc quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng trực thuộc và UBND cấp dưới, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương phải tổ chức thực hiện tốt công tác phòng ngừa tham nhũng, nhất là kê khai tài sản, công khai minh bạch, quy tắc ứng xử, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.
Xử phạt 13 cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài
Liên quan đến những sai phạm trong lĩnh vực giáo dục đào tạo gây bức xúc dư luận thời gian gần đây, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ việc đã có kết luận thanh tra. Cụ thể, trong năm 2012, qua thanh tra chuyên ngành 2 nội dung, Thanh tra Bộ đã phát hiện, xử phạt hành chính 13 cơ sở liên kết đào tạo trái phép có yếu tố nước ngoài, chấm dứt hoạt động với 10 đơn vị. Mặt khác, đã phát hiện sai phạm và xử lý, yêu cầu nhiều trường phải đình chỉ tuyển sinh một số ngành đào tạo không đạt điều kiện tối thiểu đảm bảo chất lượng yêu cầu gần 20 trường cao đẳng, đại học khác phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành học có số lượng sinh viên chính quy trên lượng giáo viên quy đổi quá cao, diện tích cơ sở đào tạo quá nhỏ…
Cũng theo ông Nguyễn Huy Bằng, năm 2013, Thanh tra Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra chuyên ngành với 2 chuyên đề mới, gồm: trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các bộ, ngành có trường Đại học, Cao đẳng Thanh tra việc tuyển dụng giáo viên và luân chuyển cán bộ công chức giáo dục tại các trường học cũng như trong toàn ngành…
Theo ANTD
Giá nhà lại đua nhau giảm
Giáp Tết, trong khi lương thực, thực phẩm rục rịch tăng giá, thị trường bất động sản lại diễn biến ngược lại. Hàng loạt chủ đầu tư công bố giảm giá căn hộ để thu hút những khách hàng tiềm năng cuối cùng trước khi bước vào mùa lễ hội 2013.
Căn hộ mặt phố đang đua nhau hạ giá để hút khách trước khi nghỉ Tết
Giảm giá hàng loạt
Chiều 27-12, Công ty CP đầu tư dầu khí toàn cầu (GP Invest) đã công bố chính sách giá bán chung cư Nam Đô Complex. Dù có vị trí khá đắc địa ngay mặt phố Trương Định (quận Hoàng Mai), giá mới công bố chỉ còn 20,6 triệu đồng/m2 (chưa có VAT và phí bảo trì 2%) đối với căn hộ hoàn thiện 100% và 20 triệu đồng/m2 đối với căn hoàn thiện từng phần. Mức giá mới giảm gần 10% so với giá cũ (22 triệu đồng/m2). Chủ đầu tư tuyên bố có 150 căn hộ đã được bán với giá nói trên trong đợt này. Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Tổng Giám đốc GP Invest, khách hàng đã mua nhà trước đó cũng được hưởng chính sách giá mới. Tùy từng đối tượng, mức giảm trừ sẽ từ 1,5 - 2,1 triệu đồng/m2. Khách còn được hỗ trợ vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Với 863 căn hộ, dự án tới nay đã bán được gần 60%. Cam kết tiến độ và chất lượng công trình không có bất cứ thay đổi nào dù giá đã giảm, ông Nguyễn Quốc Hiệp nói: "Nếu không đúng hẹn, chúng tôi sẵn sàng chịu phạt. Khách hàng rất nghiêm chỉnh và tất nhiên, chúng tôi cũng vậy...".
Cách đó không xa, dự án Trung tâm thương mại chợ Mơ (mặt phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) cũng vừa giảm giá bán trên 10%. Cụ thể, giá bán mới chỉ còn 25 triệu đồng/m2 (giá bán trước đây là 28 triệu đồng/m2). Ông Vũ Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển thương mại Vinaconex - chủ đầu tư dự án - cho biết, các khách hàng đã mua căn hộ trong những đợt trước đều được điều chỉnh giá về mức 25 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư còn khuyến mại thêm cho khách hàng một chỗ đỗ xe vĩnh viễn tại tầng hầm.
Trước đó, vào giữa tháng 12-2012, Công ty CP Coma 18, chủ đầu tư dự án tòa nhà Westa, mặt phố Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) cũng niêm yết giá bán mới chỉ còn 16,7 - 19,5 triệu đồng/m2. Giá này đã bao gồm thuế VAT và 2% phí bảo trì. Người mua nhà cũng được hỗ trợ cho vay tới 70% giá trị căn hộ.
Khác với giai đoạn kinh doanh thời "bùng nổ" trước đây, không chỉ giảm giá, khuyến mãi đặc biệt, các dự án căn hộ ngày nay đều đã ở giai đoạn sắp hoàn thiện. Đa số cam kết bàn giao nhà trong năm 2013. Như vậy, thay vì phải chờ đợi 36-42 tháng kể từ ngày "xuống" tiền (gần như 100% các dự án phát triển nhà ở trước đây đều huy động vốn từ lúc bắt đầu đào móng), lúc này, khách hàng chỉ mất từ 3-6 tháng là đã được "chìa khóa trao tay", dọn về ở tại căn hộ mới. Với các dự án này, người mua không còn nỗi lo mua phải dự án "ma" hay dự án "treo" bởi căn hộ thực tế đã hiện hữu, chỉ còn chờ giai đoạn hoàn thiện.
Nên mua hay chưa?
Dự báo về tình hình thị trường lúc này, không chuyên gia nào đưa ra nhận định chắc chắn. Người thì nói giá đã giảm tới đáy, có tiền thì nên đầu tư ngay. Người khác lại bảo giá có thể sẽ giảm thêm chút nữa và đây chưa phải lúc thích hợp để mua nhà. Tuy nhiên, có một thực tế là Chính phủ, các bộ, ngành chức năng, các ngân hàng đang khẩn trương vào cuộc để cứu bất động sản. Nhiều giải pháp về chính sách vĩ mô, mở rộng đối tượng mua nhà, ưu đãi về thuế, đất đai, thủ tục đầu tư và đặc biệt là gói tín dụng 20-40 nghìn tỷ đồng... có thể sẽ có hiệu lực trong ít ngày tới, khi Chính phủ chính thức ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Cũng không mấy tự tin khi dự báo xu hướng thị trường, song ông Nguyễn Quốc Hiệp, Tổng Giám đốc GP Invest cho rằng, bất động sản giờ đã ở đáy nên Chính phủ mới phải ra tay cứu với những giải pháp ngắn hạn cũng như lâu dài. Cứu bất động sản lúc này cũng là vực dậy nền kinh tế bởi có tới hàng trăm ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất với hàng triệu nhân công đang gắn chặt với bất động sản. Ông tin rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan hữu quan, sẽ có lực đẩy mới đối với thị trường bất động sản.
Tuy vậy, các nhà quản lý và doanh nghiệp đều thống nhất với nhau rằng, lực cản lớn nhất của bất động sản hiện nay là khủng hoảng niềm tin. Nút thắt vốn tín dụng có thể thoáng hơn khi Ngân hàng Nhà nước "ấn nút", tung ra các gói tín dụng lớn. Song, niềm tin không thể dễ dàng lấy lại chỉ bằng một văn bản hành chính. Nói như Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ: "Vấn đề đầu tiên cần tháo gỡ là tâm lý. Nếu không tạo ra niềm tin thì người mua nhà sẽ tiếp tục chờ đợi...".
Sẽ có thêm 5.500 suất nhà đất tái định cư
UBND TP Hà Nội vừa có đề xuất chuyển 3.500 căn hộ chung cư và 2.000 căn thấp tầng diện tích từ 60 đến 90m2 cho quỹ nhà tái định cư (TĐC) của thành phố giai đoạn 2013-2015. Quỹ nhà đất này sẽ lấy từ quỹ nhà 30% và 50% của các dự án khu đô thị, khu nhà ở. Chi phí mua nhà TĐC được ứng từ kinh phí GPMB các dự án. Để cơ cấu căn hộ phù hợp hơn với nhu cầu khả năng tài chính của đối tượng TĐC, với các dự án đang xây dựng, thành phố cho phép rà soát, điều chỉnh lại cơ cấu diện tích các căn hộ lớn hơn 90m2. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến năm 2015, nhu cầu nhà TĐC của Hà Nội ước 25.000 căn hộ. Trong khi đó, TP chỉ có khả năng cân đối 14.000 căn. Như vậy, sẽ thiếu khoảng 11.000 căn hộ. Riêng năm 2013, TP cần khoảng 6.600 căn, nhưng mới bố trí được 3.500 căn.
Theo ANTD
Học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị T.Ư 6 Ngày 26.12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh dự và chỉ đạo hội nghị. Khai mạc hội nghị, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng ban...