Phát hiện thành phố cổ đại của Đế chế Khmer
Trong một dự án kéo dài nhiều năm, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng phương pháp quét laser trên không và khảo sát trên mặt đất để lập bản đồ thành phố cổ Mahendraparvata.
Mahendraparvata là một trong những thủ đô đầu tiên của Đế quốc Khmer, tồn tại từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15 sau Công nguyên, nhưng phần lớn những gì nhắc tới thành phố này đến từ những dòng chữ được phục hồi từ các di tích khác nhau.
Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng thành phố này nằm trên cao nguyên Phnom Kulen, khoảng 48 km về phía bắc tỉnh Siem Reap, nhưng thật khó để tìm ra bằng chứng chính xác. Cao nguyên này vốn xa xôi, không thể tiếp cận, được bao phủ bởi thảm thực vật và có khả năng là nơi chứa mìn do chế độ Khmer Đỏ chôn vào những năm 1970.
Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, Mahendraparvata chỉ còn được coi là “thành phố đã mất”. Bây giờ, các nhà khoa học tuyên bố họ đã xác định được vị trí của nó.
“Chúng tôi xác nhận giả thuyết, dựa trên nhiều bằng chức xác thực, rằng Mahendraparvata – thủ đô từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9 của Đế quốc Khmer, nằm trên cao nguyên Phnom Kulen”, báo cáo được công bố trên tạp chí Antiquity.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ quét laser trên không có “khả năng độc nhất để nhìn xuyên qua thảm thực vật và cung cấp các mô hình có độ phân giải cao của nền rừng”, theo bài báo.
Các nhà khoa họcphải lập bản đồ khu vực trong hai giai đoạn, lần đầu tiên vào năm 2012, bao gồm khoảng 37 km2 và một lần nữa vào năm 2015, bao phủ toàn bộ dãy núi, diện tích 975 km2.
Kết quả của bản đồ trên không, cùng với thông tin được thu thập bởi các cuộc điều tra hiện trường, sau đó đã được sử dụng để tạo ra một bản đồ cho thấy các đường dẫn chính và trục tọa độ mới được phát hiện. Bản đồ mô tả chi tiết vị trí của các đặc điểm như một hồ chứa chưa hoàn thành, một số con đập, tường bao quanh của các ngôi đền và thậm chí là một cung điện.
Những khám phá này mở ra cánh cửa để tìm hiểu thêm về Đế quốc Khmer và khu vực Angkor. Bản đồ cho thấy thành phố đã có quy hoạch đô thị, một “hệ thống thủy lực tinh vi” và các công trình sáng tạo khác, báo cáo cho biết.
Một phát hiện nổi bật là thành phố được xây dựng trên các trục tuyến tính gần tương ứng với các hướng chính trên la bàn.
Trước thời kỳ đó, các khu định cư của con người trong khu vực không được quy hoạch chính thức, không có ranh giới rõ ràng và dường như phát triển tự phát, có nghĩa Mahendraparvata là thành phố lớn đầu tiên được quy hoạch trong thế giới Khmer.
Huy Vũ
Theo Ngày nay
Sinh vật bí ẩn trong hình vẽ khổng lồ cổ đại mới được tìm thấy ở Peru
Được chỉ định là Di sản Thế giới của UNESCO để đảm bảo sự bảo vệ, các hình vẽ khổng lồ Geoglyph nằm trên sa mạc Nazca ở Peru vừa qua tiếp tục được quan tâm trở lại.
Nằm cách thủ đô Lima của Peru khoảng 400 km về phía nam, những đường kẻ Geoglyph bí ẩn của sa mạc Nazca đã mê hoặc các nhà khoa học trong gần một thế kỷ. Tuy nhiên, bí ẩn thực sự của nó đến nay vẫn là vấn đề gây tranh cãi.
Những hình vẽ bí ẩn ở sa mạc Nazca ở Peru tiếp tục được các nhà khoa học Nhật Bản khám phá những chi tiết mới.
Cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Yamagata (Nhật Bản) đã sử dụng công nghệ tiên tiến, bao gồm cả trí thông minh nhân tạo để khám phá ra 143 hình ảnh mới chưa từng được ghi nhận dọc theo phía nam cao nguyên Peru.
Các Geoglyph được nghiên cứu trong suốt hơn ba năm qua việc kiểm tra cẩn thận các đường viền mờ của các mẫu, cho đến gần đây mới được tiết lộ.
143 hình ảnh mới, có kích thước từ 5 mét đến 100 mét, bao gồm một người hình người bí ẩn, một sinh vật đầu vuông, cùng với nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm cả những con mèo, rắn hai đầu khổng lồ, cá và thậm chí cả những gì trông giống như một con khủng long, với các Geoglyph mới được tìm thấy có thể được tạo ra từ năm 100 trước Công nguyên và 300 sau Công nguyên. Công nghệ học máy do IBM cung cấp được cho là đã được sử dụng trong nghiên cứu để xử lý dữ liệu vệ tinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, bước tiếp theo sẽ là biên soạn một bản phân phối địa lý của các hình ảnh và chủ yếu là một phân tích về những gì có thể đã thúc đẩy các dân tộc cổ đại tạo ra chúng.
Những ghi chép đầu tiên về các hình vẽ bí ẩn của cao nguyên Nazca đã được cung cấp vào thế kỷ XVI bởi những người chinh phục Tây Ban Nha, họ tin rằng các Geoglyph có thể đóng vai trò là một dấu ấn. Vào thế kỷ XX, các học giả Peru và thế giới bao gồm các nhà khảo cổ học như tiến sĩ Toribio Mexta Xesspe đã sử dụng công nghệ khảo sát trên không còn non trẻ để tiết lộ sự tồn tại của các Geoglyph với thế giới.
Các nhà khoa học thực tế cho đến nay vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về nguồn gốc và mục đích bí ẩn của Geoglyph, cũng như cách mà các dân tộc Nazca cổ đại tạo ra chúng ngay từ đầu, vì khả năng công nghệ hạn chế của chúng. Một số người suy đoán rằng các Geoglyph có thể là một dạng của thiên văn học cổ đại, trong khi những người khác cho rằng chúng có thể có ý nghĩa như một món quà cho các vị thần, hoặc một biểu tượng may mắn đảm bảo một chuyến đi đường dài an toàn. Thậm chí một số người còn cho rằng Geoglyph là do người ngoài hành tinh tạo ra.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Phát hiện bức tường cổ bí ẩn dài hơn 100km ở Iran Ai là những người đã xây bức tường cực dài này? Làm thế nào để xây nó và nó có mục đích gì? Đó là những câu hỏi đang khiến các nhà khảo cổ học đau đầu. Các nhà khảo cổ đã xác định phần còn lại của một bức tường đá ở Iran kéo dài khoảng 71 dặm (115 km), nằm ở...