Phát hiện tế bào mới thúc đẩy quá trình sửa chữa mô
Viện Nghiên cứu Y khoa miền Nam nước Úc (SAHMRI) vừa công bố nghiên cứu, phát hiện ra một loại tế bào tiền thân lưỡng năng hoàn toàn mới, có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành mô cơ thể.
Phát hiện tế bào mới thúc đẩy quá trình sửa chữa mô
Tế bào mới được phát hiện khi trưởng thành sẽ tạo ra 2 loại tế bào chuyên biệt. Một là tế bào miễn dịch chịu trách nhiệm sửa chữa mô. Hai là tế bào hình thành mạch máu, giúp tăng cường quá trình chữa lành vết thương, đặc biệt là những người bị vết thương mãn tính, khó lành.
Video đang HOT
Tế bào tiền thân (Progenitor cells) là thế hệ con cháu của tế bào gốc, có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Tuy nhiên, chúng không linh hoạt bằng tế bào gốc. Mỗi tế bào tiền thân chỉ có thể biệt hóa thành các tế bào thuộc cùng một mô hoặc cơ quan.
Trong khi một số tế bào tiền thân có một tế bào “mục tiêu” cuối cùng thì những tế bào khác lại lưỡng năng, nghĩa là chúng có tiềm năng biệt hóa thành 2 loại tế bào.
Tiến sĩ Sanuri Liyange, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay, vai trò chính của tế bào tiền thân là thay thế các tế bào chết hoặc bị hư hỏng. Do đó, chúng cần thiết để phục hồi sau chấn thương và là một phần của quá trình duy trì mô đang diễn ra.
Tế bào tiền thân mới được xác định ở lớp ngoài của động mạch chủ của chuột trưởng thành, phân hóa thành các tế bào nội mô và đại thực bào. Các nhà nghiên cứu gọi nó là tiền thân “EndoMac”.
“Khi cấy ghép các tế bào tiền thân này vào vết thương do bệnh tiểu đường, cho thấy sự cải thiện đáng kể về khả năng chữa lành trong vòng vài ngày.
Về mặt lý thuyết, điều này có thể trở thành bước ngoặt đối với những bệnh nhân bị vết thương mãn tính, hứa hẹn phương pháp điều trị hiệu quả hơn, hỗ trợ chữa lành và duy trì chức năng của cơ thể theo thời gian”, Tiến sĩ Sanuri Liyange cho hay.
Gần 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày liên quan đến ô nhiễm không khí
Gần 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí, yếu tố thứ 2 gây nguy cơ tử vong sớm trên toàn thế giới.
Đây là nội dung báo cáo mới được Viện Nghiên cứu các tác động sức khỏe (Mỹ) công bố ngày 19/6.
Theo báo cáo, tiếp xúc với ô nhiễm không khí là một phần nguyên nhân dẫn tới cái chết của 8,1 triệu người, tương ứng khoảng 12% tổng số ca tử vong năm 2021. Điều này cũng có nghĩa rằng ô nhiễm không khí đã trở thành nhóm nguy cơ thứ 2 gây chết non, chỉ sau huyết áp cao và xếp trên các yếu tố khác như hút thuốc lá và chế độ ăn uống thiếu chất.
Đáng chú ý, báo cáo nhấn mạnh trẻ nhỏ đặc biệt dễ chịu tác động của ô nhiễm không khí khi đây là một phần nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 700.000 trẻ em dưới 5 tuổi. Trong đó, hơn 500.000 ca là do tiếp xúc với không khí ô nhiễm vì nấu ăn trong nhà bằng nhiên liệu bẩn như than, gỗ hoặc phân khô, chủ yếu diễn ra ở châu Phi và châu Á. Viện Nghiên cứu các tác động sức khỏe (Mỹ) đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thực hiện báo cáo thường niên về Tình trạng không khí toàn cầu.
Nội dung báo cáo nêu rõ hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều hít phải không khí có mức độ ô nhiễm đáng lo ngại mỗi ngày. Hơn 90% số ca tử vong có liên quan đến bụi mịn PM2.5, những vật chất gây ô nhiễm không khí được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Báo cáo cũng phát hiện ra rằng tình trạng ô nhiễm tầng ozone có liên quan đến gần 500.000 ca tử vong vào năm 2021. Tình trạng nàysẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi Trái Đất ấm lên do biến đổi khí hậu. Theo Giám đốc phụ trách nghiên cứu sức khỏe toàn cầu của Viện Nghiên cứu các tác động sức khỏe, Pallavi Pant, nhiều nơi trên thế giới đang phải trải qua những đợt ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn nhưng rất nghiêm trọng, như sau các vụ cháy rừng, bão bụi hoặc nắng nóng khắc nghiệt và đều có thể làm tăng nồng độ ô nhiễm tầng ozone. Bà lưu ý rằng việc chống biến đổi khí hậu và giảm ô nhiễm không khí có thể áp dụng những giải pháp rất giống nhau, trong đó phải kể đến giải pháp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường nỗ lực nhằm giảm sử dụng nhiên liệu rắn bẩn để nấu ăn trong nhà.
Báo cáo đã sử dụng dữ liệu từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu do Viện Đánh giá và đo lường sức khỏe (Mỹ) thực hiện. Dù những con số trên đã "khá khắc nghiệt" nhưng bà Pant lưu ý báo cáo có thể chưa đánh giá đúng tác động của ô nhiễm không khí do chưa tính những tác động của tình trạng ô nhiễm không khí đến sức khỏe não bộ, các bệnh thoái hóa thần kinh hoặc tác động của việc sử dụng nhiên liệu rắn để sưởi ấm. Trong khi đó, đại diện của UNICEF, Kitty van der Heijden, cho rằng con số gần 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do các tác động về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí cho thấy sự thờ ơ của thế hệ ngày nay có thể gây ra những tác động sâu sắc thế nào đến thế hệ tương lai.
Mộng dừa ngăn ngừa lão hóa và rủi ro sức khỏe Không chỉ là món ăn vặt tuổi thơ của bao thế hệ người Việt, mộng dừa còn là 'siêu thực phẩm' cực bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Mộng dừa hay mầm dừa là phần lõi trắng nằm trong trái dừa khô, thường xuất hiện khi trái dừa đủ độ già và...