Phát hiện số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc
Sáng 9/7, Công an huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) cho biết vừa phát hiện và thu giữ số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật nhãn mác nước ngoài, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang kiểm đếm số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật nhãn mác nước ngoài, không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa thu giữ được.
Cụ thể, vào khoảng 16 giờ 30 phút ngày 8/7, Tổ công tác thuộc Đội điều tra tổng hợp – Công an huyện Châu Thành, phối hợp cùng Công an xã An Hòa tổ chức tuần tra chống buôn lậu trên địa bàn. Khi đến Quốc lộ 91 đoạn thuộc ấp Tổ 33, ấp Bình An 1, xã An Hòa, Tổ công tác phát hiện nhiều thùng giấy để trước khu vực nhà dân có biểu hiện nghi là hàng hóa nhập lậu. Tiến hành kiểm tra, Tổ công tác phát hiện 25 thùng giấy, bên trong có chứa 600 chai thuốc bảo vệ thực vật nhãn mác nước ngoài. Tại thời điểm kiểm tra, không ai nhận là chủ sở hữu số thuốc bảo vệ thực vật nêu trên, Tổ công tác tiến hành đã lập biên bản tạm giữ.
Hiện Công an huyện Châu Thành đã bàn giao toàn bộ số thuốc bảo vệ thực vật trên cho Đội Quản lý thị trường số 6 – Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang để tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 28/3, cũng tại khu vực thuộc ấp Bình An 1, xã An Hòa, huyện Châu Thành (An Giang), Công an huyện Châu Thành đã phát hiện, thu giữ 1.600 chai và 60 can thuốc bảo vệ thực vật nhãn mác nước ngoài “vô chủ” để ở cạnh Quốc lộ 91.
Video đang HOT
Bảo vệ môi trường biển: Cần chiến lược sinh kế cho ngư dân
Ô nhiễm môi trường biển trong những năm gần đây đã làm cho nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng, có loài đã biến mất cục bộ, ảnh hưởng đến sự đa dạng của hệ sinh thái biển và nhu cầu sinh kế của ngư dân.
Vậy, các chiến lược bảo vệ môi trường biển cần gắn với chiến lược sinh kế ra sao, để đảm bảo tính bền vững?
Ở Thanh Khê, Đà Nẵng nghề biển là nghề có truyền thống lâu đời. Từ năm 13 tuổi, anh Lê Văn Chiến đã theo cha lên thuyền ra khơi đánh bắt xa bờ. Hơn 40 năm qua, anh chứng kiến lớp người dày dạn kinh nghiệm đi biển ngày càng thưa vắng, trong khi nguồn hải sản ngoài khơi cũng dần cạn kiệt: "Đi làm xa bờ mấy năm trước làm hiệu quả hơn. Thời gian gần đây, nguồn hải sản cũng cạn kiệt. Ngư trường khai thác của mình phân định lại nên cũng hạn hẹp. Lao động ngày xưa họ còn làm nhiều, đi biển nhiều. Bây giờ còn khoảng 40% thôi. Thế hệ sau họ không đi nữa đâu".
Tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, anh Huỳnh Văn Thanh ở xã Tam Thanh cũng kể về cái khó của các ngư dân đi đánh bắt xa bờ khi nguồn hải sản không dồi dào như trước: "3 - 4 năm về trước số lượng mỗi lần tàu về phải được 9 - 10 tấn. Gần đây, số lượng phải giảm 70%, chỉ được đôi tấn".
Không chỉ việc khai thác hải sản gặp khó, mà ngay cả hoạt động nuôi trồng thủy sản của nhiều bà con cư dân ven biển cũng không được thuận lợi do vùng nuôi bị ô nhiễm (Ảnh: Zing)
Không chỉ việc khai thác hải sản gặp khó, mà ngay cả hoạt động nuôi trồng thủy sản của nhiều bà con cư dân ven biển cũng không được thuận lợi do vùng nuôi bị ô nhiễm. Ông Nguyễn Kim Đồng ở thôn Phước Đồng, tỉnh Phú Yên phản ánh: "Tôi nuôi tôm từ 1997, bệnh đen ở tôm mang tỷ lệ thấp, 1.000 con chỉ bị 5 - 10 con thôi chứ không mất hàng loạt. Từ năm 2017 tới giờ xuất hiện nhiều bệnh đen mang ở tôm. Một số bà con bị lỗ nhiều, trắng tay. Trước đây tôi được biết là 32 hộ, giờ chỉ còn khoảng 20 hộ nuôi thôi".
Tình trạng tương tự xảy ra tại Hải Phòng, số lượng hộ dân nuôi tôm nước lợ những năm gần đây cũng giảm đi trông thấy, do vùng nước bị ô nhiễm, hiệu quả kinh tế thấp. Phân tích về nguyên nhân của tình trạng này, theo TS Nguyễn Mạnh Hào, công tác tại Viện Nghiên cứu môi trường biển, ô nhiễm đến chủ yếu đến từ đất liền: "Hầu hết các cửa sông hiện nay đều có hiện tượng ô nhiễm một thời điểm nào đó. Ví dụ ở các khu nhà máy xí nghiệp nhiều như ở cửa sông Bạch Đằng, sông Lạch Tray bị ô nhiễm từ kim loại nặng, từ các hóa chất. Còn ở các cửa sông như Văn Úc, Thái Bình hay bị ô nhiễm bởi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật".
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa, thải ra biển. Phát triển du lịch nóng thiếu kiểm soát khiến nhiều hòn đảo và các địa phương ven biển đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng, điển hình như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, đảo Cát Bà, Hải Phòng.
Rác thải nhựa trôi nổi mắc kẹt vào tàu thuyền, gây ra va chạm, ảnh hưởng đến hoạt động vận tải biển và ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. TS Phạm Văn Hiếu, công tác tại Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài Nguyên và Môi trường phân tích: "Rác thải nhựa khiến du khách không muốn đến tham quan tắm biển. Rác thải biến khiến sinh vật biển ăn vào cơ thể dẫn đến chết, làm suy giảm sản lượng đánh bắt. Hạt nhựa mang theo vi sinh vật gây bệnh có thể gây hại cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản".
Theo GS.TS Đỗ Công Thung, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện tài nguyên và môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm những người dân nghèo không có công cụ lao động sản xuất, những người nuôi trồng thủy sản ở các bãi triều và những cư dân khai thác hải sản, những người làm du lịch.
Đối với những đô thị coi du lịch là ngành mũi nhọn, cần có kế hoạch phát triển du lịch lồng ghép vào kế hoạch phát triển các lĩnh vực khác, không mâu thuẫn với các ngành thủy sản, khai thác tài nguyên...
Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng suy giảm ô nhiễm môi trường biển, GS.TS Đỗ Công Thung cho rằng, các chính quyền địa phương cần có tạo được sinh kế cho người dân song song với những biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường: "Để bảo vệ được các vùng biển khỏi sự ô nhiễm, cần sự chung tay quản lý giữa chính quyền địa phương và người dân. Chúng ta có thể phân chia một số khu vực cho người dân để họ tự quản lý và khai thác. Trong quy hoạch thì phải tính đến sinh kế bền vững cho người dân, nếu không sẽ không mang lại hiệu quả".
Môi trường biển bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến hàng triệu lao động có hoạt động gắn liền với biển, trong khi ngư dân có cuộc sống bấp bênh, không ổn định. Xây dựng chiến lược sinh kế lâu dài và bền giúp ổn định cho cuộc sống của cư dân ven biển, và cũng là cách để bảo vệ môi trường biển khỏi sự ô nhiễm.
Lên miền rừng dựng cơ nghiệp Lão nông Đào Đức Thân là một trong những điển hình trong khơi dậy tiềm năng đất đồi, làm kinh tế giỏi ở xã Thành Tâm, huyện miền núi Thạch Thành. Tuy một thân một mình, nhưng ý chí vượt khó và bản tính chuyên cần đã giúp người đàn ông sinh năm 1956 có cả một cơ nghiệp nhiều tỷ đồng khiến...