Phát hiện sinh vật kỳ lạ nằm sâu dưới lớp băng Nam Cực khiến giới khoa học “hoang mang”
Khoan sâu xuồng lớp băng ở Nam Cực, một loài sinh vật sống chưa từng được biết đến đột nhiên xuất hiện khiến các nhà khoa học bối rối.
Lỗ khoan sâu dưới lớp băng Nam Cực giúp các nhà khoa học phát hiện sinh vật đặc biệt (ảnh: CNN)
Huw Griffiths – nhà nghiên cứu sinh vật biển – cho biết, khi nhóm của mình khoan sâu 900 mét dưới thềm băng Filchner Ronne ở Nam Cực, họ tình cờ phát hiện loài sinh vật rất bất thường.
“Chúng bám chặt vào đá, sống trong bóng tối và nhiệt độ cực thấp”, ông Huw Griffiths nói.
Phát hiện của Huw Griffiths được đăng trên tạp chí khoa học Frontiers in Marine Science (Thụy Sĩ).
Theo ông Griffiths, sinh vật mình cùng các đồng nghiệp vừa phát hiện không giống với bất cứ loài nào từng được con người biết đến trước đây.
Video đang HOT
“Sự tồn tại của loài sinh vật này phá vỡ quy luật tự nhiên. Chúng không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cũng không có bất cứ nguồn thức ăn nào sâu dưới lớp băng ở Nam Cực”, ông Griffiths cho hay.
Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện sự tồn tại của loài một sinh vật không di chuyển, nhìn khá giống bọt biển, nằm sâu dưới lớp băng Nam Cực. Loài sinh vật này bám vào một tảng đá và gần như không cần thức ăn hay ánh sáng để duy trì sự sống.
Dưới những lớp băng khổng lồ ở Nam Cực là một trong những môi trường sống ít được biết đến nhất thế giới.
Phát hiện của ông Griffiths khiến giới khoa học bối rối khi nghiên cứu về sinh vật mới.
Sinh vật kỳ lạ bám trên đá và sống trong bóng tối, lạnh giá (ảnh: CNN)
Liên tiếp các câu hỏi đặt ra khó có thể giải thích, ví dụ như làm thế nào sinh vật này xuất hiện sâu dưới lớp băng Nam Cực? Chúng ăn gì? Chúng đã ở đó bao lâu? Chúng tự hình thành hay ai đã mang chúng đến Nam Cực?
“Nếu được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và có nguồn thức ăn dồi dào, tôi tin rằng loài sinh vật này sẽ phát triển mạnh mẽ. Con người có thể học hỏi loài sinh vật đặc biệt này về cách chúng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt”, ông Griffiths nói.
Kinh ngạc phát hiện nơi tồn tại sự sống trên Sao Hỏa
Theo trang tin Science Alert, các nhà khoa học tại Đại học Rutgers của Mỹ đã tìm thấy trên Sao Hỏa những nơi có thể từng tồn tại sự sống ngoài hành tinh, khi trên đó vẫn còn nước lỏng.
Cụ thể, vào thời điểm đó Mặt trời lạnh hơn và ít tỏa sáng hơn, do đó bề mặt của hành tinh rất có thể không thích hợp cho các sinh vật sống.
Phát hiện sự sống của sinh vật ngoài hành tinh trên Sao Hỏa. (Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu cho rằng, ngay cả khi Sao Hỏa có bầu khí quyển dày đặc với hàm lượng carbon dioxide và hơi nước cao, thì khí hậu trên đó vẫn không đủ độ ẩm và độ ấm.
Tuy nhiên, sự sống vẫn có thể tồn tại dưới lòng đất, được hỗ trợ bởi sự ấm áp phát ra từ các nguồn năng lượng địa nhiệt. Điều này giúp giải thích nghịch lý về Mặt trời thời kỳ ban đầu còn mờ nhạt, theo đó sự hiện diện của nước lỏng trong hệ Mặt trời sơ khai khoảng 4 tỷ năm trước mâu thuẫn với thực tế là ánh sáng mặt trời mờ nhạt hơn 30%.
Các mô hình khí hậu đưa ra giả thuyết rằng cách đây 3,7 - 4,1 tỉ năm, nhiệt độ bề mặt trên Sao Hỏa hầu như không đạt được mức -0,15 độ C. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu xác định bên trong hành tinh này đủ ấm để nước ngầm tồn tại ở dạng lỏng.
Các tác động của thiên thạch đã cung cấp thêm nhiệt cho hành tinh này. Theo kết luận của các nhà khoa học, đó là những hồ chứa nước ngầm có thể là môi trường thích hợp cho các sinh vật sống và đến nay có khả năng vẫn tồn tại ở đâu đó dưới bề mặt hành tinh.
Trước đó, các nhà khoa học Italy cung cấp thêm bằng chứng về khả năng có sự sống trên Sao Hỏa với các hồ nước mặn. Theo đó, các nhà khoa học Italy đã báo cáo phát hiện của họ hôm 28/9, hai năm sau khi thông báo về khả năng phát hiện ra một hồ nước lớn, bên dưới cực nam của sao Hỏa.
Họ mở rộng phạm vi nghiên cứu, thậm chí sử dụng công nghệ radar nâng cao để tạo âm thanh dưới bề mặt sao Hoả trên tàu thăm dò Mars Express của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.
Trong nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà khoa học cung cấp thêm bằng chứng về hồ nước mặn nằm dưới lớp băng, ước tính rộng khoảng 20km-30km và sâu khoảng 1,5km.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn xác định được ba hồ nước nhỏ hơn bao quanh hồ lớn. Chúng có kích cỡ khác nhau và nằm tách biệt với hồ chính.
Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Sebastian Emanuel Lauro của Đại học Roma Tre dẫn đầu đã sử dụng phương pháp tương tự như đã áp dụng với trái đất để phát hiện các hồ nước ở Nam Cực và Bắc Cực thuộc Canada. Tất cả nguồn nước này làm tăng khả năng tồn tại sự sống của sinh vật trên hoặc bên trong sao Hỏa. Các nhà khoa học lưu ý rằng, nồng độ muối cao có khả năng giữ nước không bị đóng băng tại địa điểm băng giá này.
Sinh vật 4 tỉ năm trước 'hồi sinh' nơi tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất Miệng hố va chạm Chicxulub - tàn tích của "tiểu hành tinh g iết khủng long" 66 triệu năm trước đã tạo ra một hệ thống thủy nhiệt nơi sinh ra dạng sự sống y hệt các vi sinh vật liên đại Hỏa Thành. Cú lao vào nảy lửa của tiểu hành tinh Chicxulub không chỉ khiến khủng long tuyệt chủng mà còn...