Phát hiện ra 3 mẫu virus cổ nhất lịch sử trên hóa thạch Neanderthal 50.000 năm tuổi
Người Neanderthal cổ đại mắc những chứng bệnh truyền nhiễm không khác gì chúng ta ngày nay.
Tại sao họ hàng gần của chúng ta, người Neanderthal, tuyệt chủng? Cho đến nay, câu hỏi vẫn đang làm khó ngành nhân loại học và có lẽ chẳng bao giờ có câu trả lời thỏa đáng. Một số học giả cho rằng biến đổi khí hậu và sự bùng nổ của Homo sapien là tác nhân chính, nhưng không mấy khi bệnh tật được nhắc tới như một yếu tố khiến Neanderthal tiến tới bờ diệt vong.
Trong nghiên cứu mới được thực hiện bởi Đại học Liên bang São Paulo, các nhà nghiên cứu đã lấy được mẫu virus lây lan trên người trên hóa thạch xương 50.000 năm tuổi của những cá thể Neanderthal. Những mẫu virus cổ xưa nhất từng được tìm thấy này làm dấy lên những câu hỏi mới, rằng liệu bệnh dịch cổ đại đã quét sạch họ hàng của chúng ta?
Mô hình tái dựng khuôn mặt của một cá thể Neanderthal đực – Ảnh: Smithsonian Institution, John Gurche.
Để tìm được số virus này, nhóm nghiên cứu đã phân tích DNA từ thi hài người Neanderthal lấy được tại Hang Chagyrskaya ở Nga; họ chủ đích tìm DNA của ba loại virus là Adeno (có thể lây qua đường hô hấp và phân), Herpes và Papilloma (có thể lây truyền qua tiếp xúc và đường tình dục).
Bất ngờ thay, các nhà khoa học tìm được dấu vết của cả 3 loại virus trên, đồng thời khiến phát hiện nay trở thành những mẫu virus cổ nhất từng thấy trên hóa thạch người.
Video đang HOT
Một nghiên cứu thực hiện năm 2018 trên 300 bộ xương Thời kỳ Đồ Đồng đã phát hiện ra 12 virus viêm gan B, bao gồm một biến thể đã tuyệt chủng. Năm 2022, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Copenhagen phát hiện ra virus 31.600 năm tuổi trên mẫu răng sữa lấy được từ vùng Siberia – trước khi khám phá mới được đăng tải trên tạp chí bioRxiv , đây mới là kỷ lục virus cổ đại nhất từng được phát hiện.
Sự hiện diện của những chủng virus này trên di hài của người Neanderthal cho thấy họ hàng cổ đại của chúng ta cũng mắc những bệnh tương tự con người ngày nay. Các nhà nghiên cứu khẳng định mẫu xương của người Neanderthal không hề bị nhiễm bẩn, nói cách khác các mẫu virus đã nằm trên xương suốt 50.000 năm qua.
Trong giới khoa học, không ai tranh cãi về việc bệnh truyền nhiễm lây lan trên các cộng đồng người Neanderthal. Tất cả các loài linh trưởng thường xuyên nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm, … Thực tế, các nghiên cứu cho thấy bệnh dịch vẫn thường xuyên lây chéo giữa các loài.
Và nếu bệnh có thể lây lan từ người sang khỉ, có thể phỏng đoán Homo sapien và Neanderthal thường xuyên “trao đổi” bệnh dịch với nhau, qua cả tiếp xúc và đường tình dục.
Nghiên cứu mới không khẳng định bệnh truyền nhiễm là lý do chính khiến Neanderthal tuyệt chủng, tuy nhiên phát hiện mở ra khả năng lớn cho thấy virus là một trong những yếu tố khiến số lượng và chất lượng giống loài suy giảm.
Loài chim bay 10 tháng liền không cần đậu
Mặc dù nhỏ bé, chim yến thông thường lại có khả năng bay liên tục trong vòng 10 tháng mà không cần ngừng nghỉ.
Một trong số những con chim yến thông thường trong thí nghiệm của nhóm nghiên cứu đến từ Trường đại học Lund, Thụy Điển - Ảnh: ANDERS HEDENSTROM
Theo trang IFLScience, khả năng đặc biệt nói trên được nhóm nghiên cứu đến từ Trường đại học Lund, Thụy Điển kiểm nghiệm.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 13 con chim yến thông thường trưởng thành bằng cách gắn thẻ định vị lên thân và ghi lại hoạt động của chúng trong vòng 2 năm.
Kết quả cho thấy chim yến thông thường dành phần lớn thời gian ở trên không, chúng chỉ dành 2 tháng trên mặt đất để định cư và sinh sản.
Ngoại trừ một số con thỉnh thoảng đáp xuống mặt đất, phần lớn chúng dành đến 99,5% thời gian trong 10 tháng còn lại để bay trên bầu trời.
Ba con trong số đó bay liên tục trong 10 tháng di cư, một thành tích đặc biệt ấn tượng so với kích thước khi trưởng thành của loài chim này: chỉ dài khoảng 20-23cm và nặng tối đa 40g.
Ông Anders Hedenstrom, một thành viên của nhóm nghiên cứu, khẳng định 10 tháng là quãng thời gian bay không cần đậu lâu nhất từng được ghi nhận ở loài chim.
Các nhà khoa học cho rằng sự khác biệt giữa những con chim yến thông thường bay liên tục và đáp xuống đến từ bộ lông của chúng.
Những con chim đáp xuống không thay lông cánh, trong khi những con bay liên tục tranh thủ thay lông trong quá trình bay.
Một đặc điểm khác giúp chim yến thông thường duy trì kỷ lục này là khả năng thích nghi phi thường của chúng.
"Loài chim yến thông thường đã phát triển để trở thành một loài bay rất hiệu quả. Hình dạng cơ thể thon gọn, đôi cánh dài và hẹp - tạo ra lực nâng với mức tiêu hao năng lượng thấp", ông Hedenstrom giải thích.
Điều này giúp chim yến thông thường tiêu hao ít năng lượng hơn so với những loài chim khác, chúng còn có thể tăng tốc để bắt côn trùng bay trên không nhằm tiếp thêm năng lượng.
"Những con chim yến có thể giống loài cốc biển, ngủ trong khi lượn. Hằng ngày, vào lúc bình minh và hoàng hôn, chúng bay ở độ cao khoảng 2-3km. Có lẽ chúng ngủ trong khoảng thời gian này, nhưng chúng tôi không chắc", vị chuyên gia nói thêm.
10 siêu vật thể hình trái chuối "xuyên không" từ vũ trụ cổ đại Một phân tích mới dựa trên dữ liệu kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới đã tiết lộ những vật thể hoàn toàn gây sốc của vũ trụ "sơ sinh". 10 vật thể trông như những trái chuối khổng lồ, sáng chói vắt ngang giữa không gian là những hình ảnh mới nhất vừa được công bố từ cuộc phân tích...