Phát hiện quái thú đầu như cá sấu, dài đến 8 m
Tàn tích của một quái thú 120 triệu tuổi thuộc nhóm ‘đại long xương gai’ cực kỳ hung hãn vừa được khai quật ở Tây Ban Nha.
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Zoological Journal of the Linnean Society, dù chỉ phát hiện một số phần xương chân của con quái thú, nhưng các nhà khoa học đã dựa vào dữ liệu của các loài họ hàng để tái hiện vẻ ngoài khủng khiếp của nó.
Loài mới được nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Erik Isasmendi từ Đại học Basque (Tây Ban Nha) đặt tên là Riojavenatrix lacustris.
Loài quái thú mới được phát hiện ở Tây Ban Nha là một đại long xương gai – Ảnh đồ họa: Andrey Atuchin
Nó đã lang thang trên vùng đất ngày nay là Tây Ban Nha khoảng 120 triệu năm trước, tức trong thế Phấn Trắng sớm của kỷ Phấn Trắng.
Nó thuộc về một họ khủng long chân thú lớn gọi là Spinosauridae, tức “đại long xương gai”, với những loài lớn nhất trong họ bằng hoặc to hơn cả khủng long bạo chúa T-rex.”
Các đại long xương gai đặc trưng bởi các gai nhọn ngắn hoặc dài dọc sống lưng, chiếc đầu thon dài như đầu cá sấu, bộ hàm hình nón khủng khiếp, hai chi trước có vuốt và tương đối khỏe.
Chúng là khủng long ăn thịt, trong đó đa số chọn các loài cá cỡ lớn làm con mồi chính.
Loài mới được phát hiện cũng là một loài to lớn trong dòng họ, với chiều dài ước tính khi còn sống là 7-8 m, nặng 1,5 tấn.
Theo Sci-News, trước Riojavenatrix lacustris đã có 5 loài đại long xương gai khác được khai quật ở Bán đảo Iberia, chủ yếu thuộc địa phận Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay.
Điều đó cho thấy vùng này từng được thống trị bởi nhóm khủng long hung dữ này.
Tuy nhiên, vì sao cùng lúc nhiều quái thú ăn mồi đỉnh cao này có thể cùng tồn tại với thời gian chỉ chênh lệch nhau một chút trên khu vực này vẫn còn là ẩn số.
Tại sao khủng long ăn thịt Tyrannosaurus lại có chi trước nhỏ đến nực cười?
Tyrannosaurus là một trong những loài khủng long ăn thịt mang tính biểu tượng và nổi tiếng nhất.
Khủng long Tyrannosaurus sống vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây 65 triệu năm và từng thống trị khắp Bắc Mỹ. Chúng rất to lớn, cao hơn 6 mét và có thể nặng hơn 8 tấn, với phần đầu khổng lồ. Hóa thạch hộp sọ lớn nhất của Tyrannosaurus được ghi nhận cho đến nay có chiều dài 1,54 mét. Nó có chiếc đuôi dày và nặng để giữ thăng bằng cho đầu.
Loài khủng long ăn thịt Tyrannosaurus có chi trước rất nhỏ.
Tyrannosaurus là một loài khủng long đi bằng hai chân, để nâng đỡ cơ thể to lớn của nó, các chi sau của chúng cũng khá cao và to, nhưng chi trước lại trái ngược hoàn toàn với chi sau khi khá ngắn và không tương thích với tầm vóc của nó, thậm chí có chút lố bịch. Vậy tại sao điều đó xảy ra, và tác dụng chi trước của nó ra sao? Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết xung quanh đặc điểm này.
Trước tiên chúng ta hãy làm rõ rằng những chi nhỏ của Tyrannosaurus không giúp ích nhiều trong việc săn mồi bởi vì nó quá ngắn so với cơ thể và hoàn toàn không thể chạm tới con mồi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tuy chi trước nhỏ nhưng sức mạnh của chúng lại không phải vậy. Điều này tạo ra một lớp đầy bí ẩn của chi trước, bởi nếu nó thực sự vô dụng thì tại sao lại mạnh như vậy?
Trên thực tế, khi các nhà sinh học tiến hóa suy đoán về công dụng cụ thể của một đặc điểm sinh lý trên một sinh vật, họ thường giải thích nó xoay quanh hai khía cạnh: cần thiết cho sự sống còn, hoặc do giới tính để thu hút bên khác giới. Đây cũng là điểm tựa để đưa ra giải thích cho thiết kế chi trên Tyrannosaurus.
Chi nhỏ giúp khủng long Tyrannosaurus không ăn nhầm "đồng đội".
Về khả năng sinh tồn, một số nhà cổ sinh vật học tin rằng chi trước ngắn này đã tiến hóa để ngăn chặn "đồng đội" cắn đứt nó. Nhiều người có thể không biết rằng những loài khổng lồ như Tyrannosaurus là loài động vật ăn uống theo bầy chứ không phải săn thịt một mình và bảo vệ thức ăn một cách quyết liệt. Vì vậy, chúng bị coi là "kẻ ăn xác thối" mà không phải là săn mồi đỉnh cao.
Xét về lực cắn cực lớn của những con khủng long này, nếu chi trước của chúng đủ dài, rất có thể chúng sẽ bị đồng đội cắn đứt khi ăn cùng nhau. Nói cách khác, chi trước của khủng long gây ra một số trở ngại cho sự sinh tồn của chúng. Nhưng quan trọng hơn, chi trước nhỏ như vậy không có tác động tiêu cực nào đến sự sống sót của loài khủng long này.
Lực cắn của Tyrannosaurus có thể lên đến 6 tấn.
Khủng long có chi trước nhỏ về cơ bản là loài khủng long ăn thịt "theropod". Mọi người sẽ thấy rằng ngoài chi trước nhỏ, đầu của chúng thường to không cân đối. Sở dĩ như vậy là do nhóm khủng long này có tính chuyên môn cao, chúng chủ yếu dựa vào lực cắn và chiếc cổ khỏe để săn mồi, chúng cắn con mồi bằng miệng sau đó dùng lực ở cổ lắc mạnh con mồi để ăn, thay vì sử dụng lực đẩy của chi trước. Khủng long Tyrannosaurus được đánh giá là loài động vật có lực cắn mạnh nhất từ trước đến nay trên cạn, với lực cắn lên tới 6 tấn.
Để cung cấp đủ lực cắn, những con khủng long ăn thịt này cần phát triển đủ cơ bắp và để hỗ trợ cho những cơ bắp này, đầu của chúng trở nên rất to.
Rất nhiều suy đoán liên quan đến chi trước của Tyrannosaurus chưa thể có lời giải đáp.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng chi trước của loài khủng long này có những công dụng khác chứ không hề vô dụng, đặc biệt là liên quan đến hành vi giao phối. Ngoài ra, còn một số giả thuyết cho rằng nó giúp khủng long đứng dậy khi ngã, đào tổ và thậm chí là.... chải chuốt.
Trên thực tế, rất khó để suy ra chức năng cụ thể của chi trước từ các ghi chép hóa thạch, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết những con khủng long này dùng chi trước để làm gì, nhưng quả thực nó rất dễ khơi dậy sự tò mò của giới khoa học.
Lộ diện 'rồng quái vật' khổng lồ, bà con 90 triệu tuổi của rắn Một loài quái vật biển hoàn toàn mới vừa được tìm thấy ở Mexico, thân hình dài tới 5,2 m, mõm dài như cá sấu và là kẻ săn mồi cực kỳ đáng sợ. Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Herto Rivea-Sylva từ Bảo tàng Sa mạc (Mexico), loài mới được họ đặt tên là Yaguarasaurus regiomontanus, là...