Phát hiện pháo đài huyền thoại 3.200 năm tuổi ở Israel
Các nhà khảo cổ học vừa tuyên bố đã phát hiện ra tàn tích của một pháo đài do người Ai Cập cổ đại và người Canaan xây dựng vào giữa thế kỷ XII trước Công nguyên.
Hình ảnh tàn tích pháo đài Galon còn lại đến ngày nay.
Trước đó, các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng người Ai Cập cổ đại và người Canaan- kẻ thù của người Israel trong Kinh thánh – đã xây dựng cấu trúc quân sự vào giữa thế kỷ XII trước Công nguyên để ngăn chặn quân Philistines xâm lược.
Pháo đài được tìm thấy bởi những thanh niên nguyện cùng với Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) trong một cuộc khai quật gần Kibbutz Galon, cách Jerusalem khoảng 70 km về phía nam. Được mệnh danh là pháo đài Galon, công trình có kích thước 18m x 18m và có các tháp canh ở mỗi góc. Một ngưỡng cửa ở lối vào được chạm khắc từ một tảng đá khổng lồ nặng ba tấn và sân được lát bằng đá phiến.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ tìm thấy hàng trăm bình gốm cổ bên trong các căn phòng, một số vẫn còn nguyên vẹn, có khả năng được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
IAA cũng cho biết cấu trúc này làm nổi bật tình trạng bất ổn diễn ra ở Israel vào thế kỷ XII trước Công nguyên. Người Ai Cập cổ đại cai trị khu vực này cho đến khi người Israel và người Philistines đến, buộc phải xây dựng các công trình phòng thủ như pháo đài Galon.
Những bình gốm cổ được tìm thấy trong đống đổ nát của pháo đài.
“Có vẻ như pháo đài Galon được xây dựng như một nỗ lực của người Canaan và Ai Cập nhằm đối phó với tình hình địa chính trị mới”, nhà khảo cổ Saar Ganor và Itamar Weissbein của IAA cho biết.
Pháo đài được xây dựng ở một vị trí chiến lược từ đó có thể quan sát con đường chính đi dọc sông Guvrin – con đường nối đồng bằng ven biển với đồng bằng Judea.
Talila Lifshitz, giám đốc cộng đồng và bộ phận lâm nghiệp ở khu vực phía nam của Quỹ quốc gia Do Thái, cho biết việc phát hiện ra pháo đài Galon mang đến một cái nhìn hấp dẫn về câu chuyện một thời kỳ tương đối ít được biết đến trong lịch sử đất nước.
Thảm họa sóng thần cổ đại giết chết 1/4 dân số Anh
Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng về một trận sóng thần cực mạnh phá hủy nước Anh vào năm 6200 trước Công nguyên ở vùng ven biển phía đông.
Mô phỏng hướng của sóng thần Storegga. Ảnh: Geoscience.
Trận sóng thần khổng lồ mang tên Storegga Slide hình thành khi khu vực đáy biển rộng 77.700 km2, tương đương Scotland, ở dưới biển Na Uy dịch chuyển đột ngột. Bằng chứng địa chất mới hé lộ ba đợt sóng liên tiếp cao 20 - 40 m tràn qua cây cầu cạn cổ đại có tên Doggerland nối nước Anh với phần còn lại của châu Âu. Hiện nay, cây cầu này đã chìm dưới Biển Bắc.
Nhóm nghiên cứu đến từ các trường Đại học Bradford, Warwick, St Andrews và Wales tìm thấy bằng chứng về sự kiện ở Scandinavia, quần đảo Faroe, vùng đông bắc nước Anh, và Greenland. Trầm tích dưới nước bao gồm đá và vỏ sò vỡ từ Biển Bắc, ở phía nam thung lũng sông Outer Dowsing Deep ngoài khơi Lincolnshire, cũng lưu giữ dấu vết của trận sóng thần.
Theo các nhà nghiên cứu đứng đầu là Vincent Gaffney ở Đại học Bradford, sóng thần Storegga dấy lên sau khi lớp trầm tích dài 193 km tích tụ ngoài khơi Na Uy trong kỷ Băng Hà tách khỏi thềm lục địa và chìm xuống sâu hơn. Vụ sạt lở dưới nước khiến sóng cuộn trào khắp mọi hướng, tạo thành sóng thần quét qua ven biển Na Uy và Iceland, gây thảm họa cho những người sống trong khu vực chịu ảnh hưởng.
Những cơn sóng cũng tràn về hướng nam, nuốt chửng quần đảo Faroe, Orkney và phần lớn vùng duyên hải Britain, đồng thời ập tới cầu cạn Doggerland. Lúc đó, cộng đồng người săn bắt - hái lượm thời Đồ đá giữa có thể sinh sống ở các khu vực này. Sóng thần đột ngột xuất hiện, cuốn trôi người đánh bắt cá dọc bờ. Ước tính 1/4 dân số ở Anh thời đó thiệt mạng trong thảm họa. Với những người may mắn sống sót, thiệt hại về nơi ở, thuyền, thiết bị và nguồn tiếp tế có thể khiến cuộc sống trở nên khó khăn trong mùa đông sau đó.
Trận sóng thần lớn nhất từng xảy ra ở Bắc Âu từ kỷ Băng Hà cuối cùng xuất hiện sau thời kỳ biến đổi khí hậu toàn cầu. Gaffney và cộng sự cho rằng sự kiện có thể dẫn tới lần ngập lụt cuối cùng ở Doggerland. Thung lũng sông Outer Dowsing Deep cắt ngang qua phía nam vùng đồng bằng của Doggerland. Các bằng chứng dựa trên địa tầng học và kỹ thuật sắp trình tự ADN cổ đại trong trầm tích cho thấy vật chất lắng đọng ở Outer Dowsing Deep là kết quả của sóng thần. Kết luận của nhóm nghiên cứu được chứng minh bởi phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị carbon và kỹ thuật phát sáng kích thích quang học (OSL).
Bí ẩn truyền thuyết "tượng đá biết hát" 3.400 năm tuổi ở Ai Cập Hai pho tượng khổng lồ tồn tại bên dòng sông Nile khoảng 3.400 năm qua đến nay vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn. Hai pho tượng đá khổng lồ ở Ai Cập. Colossi of Memnon là hai bức tượng đá nổi tiếng nằm ở phía Tây sông Nile, Ai Cập cao khoảng 18 mét, đại diện cho Pharaoh Amenhotep III, người đã trị...