Phát hiện mới về rồng Komodo
Nghiên cứu mới của Đại học Quốc gia Australia chứng minh rằng rồng Komodo từng sống tại Australia, lai tạo với các loài bò sát khác và vượt đại dương đến Indonesia.
Theo trang The Guardian, một nghiên cứu về di truyền mới đây tiết lộ rằng loài rồng Komodo ở Indonesia, loài bò sát lớn nhất còn tồn tại, có mối liên hệ với một loài thằn lằn chỉ có ở Australia, nơi cách đó một đại dương rộng lớn.
Nghiên cứu nói trên của Đại học Quốc gia Australia là lời giải thích cho các phát hiện của nhiều nhà khoa học về một số hóa thạch rồng Komodo tại Australia.
Cụ thể, nhà sinh học tiến hóa và là tác giả chính của nghiên cứu, Carlos Pavón Vázquez, cho biết khi tìm hiểu sâu hơn vào dữ liệu di truyền, họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rồng Komodo đã lai tạo với tổ tiên của loài thằn lắn cát Monitor, một loại bò sát khác chỉ có ở Australia.
Nghiên cứu mới chứng minh rồng Komodo từng lai tạo với thằn lằn cát Monitor ở Australia. Ảnh: AROD.
Video đang HOT
Chuyên gia Pavón Vázquez nói: “Những gì chúng tôi phát hiện là cách đây hàng triệu năm, gene của loài rồng Komodo đã bị lai tạo, nghĩa là chúng đã kết hợp với một loài thằn lằn khác”.
Ông cũng cho biết đây là lần đầu tiên giới khoa học có được bằng chứng rõ ràng về hành vi giao phối giữa các loài thằn lằn hoang dã với nhau.
“Để kết hợp với thằn lằn cát Monitor, hai loài bò sát này phải sống cùng nhau. Vì vậy, rồng Komodo đã từng ở đây, lai tạo với các loài khác, sau đó vượt biển khi thủy triều rút và bằng cách nào đó đã dạt vào Indonesia và tuyệt chủng ở Australia”, Pavón Vázquez chia sẻ thêm.
Hai loài này sau đó bị ngăn cách bởi đại dương và không bao giờ tiếp xúc với nhau nữa.
Theo chuyên gia Pavón Vázquez, nghiên cứu này đã giúp ông và nhóm của mình lấp đầy những khoảng trống về những gì đã xảy ra trước khi rồng Komodo tuyệt chủng ở lục địa phía nam.
Phát hiện xác chết dạt bờ khổng lồ nhất từ trước đến nay, nhưng đau lòng nhất vẫn là lý do giúp con người tìm ra nó
Một cái xác khổng lồ vừa dạt vào bến cảng Sorrento tại Ý.
Biển cả hùng vĩ và rộng lớn, nhưng sự hung hiểm cũng là không thể đong đếm. Vậy nên, mỗi xác chết sinh vật biển dạt bờ đều ẩn chứa một câu chuyện buồn đằng sau. Có thể là bị loài vật bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn, nhưng cũng có thể là vì ô nhiễm môi trường - thứ đã và đang bị con người hủy hoại trầm trọng.
Mới đây, cảng Sorrento (Ý) đã xuất hiện một câu chuyện như thế. Trong bài đăng trên Facebook của đội Cảnh sát biển Ý, họ cho biết đã phát hiện ra xác của một con cá voi vây lưng (Balaenoptera physalus) đã dạt vào cảng. Cái xác được phát hiện vào ngày 17/1, trước khi được đưa về cảng Naples gần đó. Nó dài khoảng 20m, nặng hơn 77 tấn - kích cỡ biến nó thành một trong những cái xác lớn nhất lịch sử tại biển Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, điều khiến họ đau lòng nhất lại là nguyên nhân giúp họ phát hiện ra cái xác này. Ban đầu, họ tìm thấy một con cá voi còn non bơi tại cảng Sorrento, trong tình trạng hết sức khổ sở và kiệt quệ. Nó húc đầu vào tường cảng nhiều lần trước khi bơi đi. Các thợ lặn của đội cảnh sát sinh nghi nên đi theo, và phát hiện ra xác của con cá voi nói trên.
Các chuyên gia nhận định cá voi non có thể là con của con cá voi dạt bờ trên, và hiện tại đội cảnh sát đang theo dõi xem khi nào chú cá voi mồ côi sẽ quay trở lại. Trong khi đó, các nhà sinh học tại Naples đang gấp rút điều tra nguyên nhân khiến cá voi mẹ tử vong.
Cá voi vây lưng là loài động vật lớn thứ 2 trên hành tinh, chỉ sau cá voi xanh. Chúng có thể phát triển đến 25m chiều dài, nặng trên 70 tấn. Hiện tại, cá voi vây lưng được xếp vào danh sách nguy cấp, do hoạt động săn bắt của con người trong thế kỷ 20.
Ngày nay, việc đánh bắt cá voi vì mục đích thương mại bị nghiêm cấm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mối nguy của chúng còn đến từ việc va phải tàu thuyền của con người.
Công nghệ nhận diện áp dụng cho động vật Người bình thường khó phân biệt được ba con gấu Dani, Lenore và Bella vì đều có bộ lông nâu nhạt, nhưng công nghệ có thể giúp sức. Nhà sinh học Melanie Clapham, người dành hơn một thập kỷ để nghiên cứu các cá thể gấu xám Bắc Mỹ, có thể nhận biết được từng con bằng những đặc trưng nhỏ trên khuôn...