Phát hiện mới về loài rồng duy nhất còn tồn tại
Nghiên cứu mới cho thấy rồng Komodo, loài bò sát lớn nhất thế giới, có răng bọc sắt giúp chúng xé xác con mồi.
Phát hiện mới về rồng Komodo được công bố hôm 24/7. Ảnh: Hiệp hội Động vật học London/CNN.
Một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution hôm 24/7 cho thấy có một phần kim loại bọc ở cạnh cắt và đầu nhọn, nhuộm cam những chiếc răng của rồng Komodo.
Nghiên cứu do ông Aaron LeBlanc, giảng viên khoa học răng miệng tại King’s College London, dẫn đầu. Các nhà khoa học đã phân tích răng của rồng Komodo bằng cách sử dụng hình ảnh tiên tiến và phân tích hóa học. Họ phát hiện răng của loài rồng này được phủ một lớp mỏng có chứa sắt, đóng vai trò như một lớp bảo vệ giúp răng sắc bén, ông LeBlanc nói với CNN hôm 24/7.
Video đang HOT
“Nếu chúng không có lớp phủ sắt này, tôi chắc rằng men răng sẽ mòn rất nhanh và răng sẽ bị cùn”, ông nói. “Điều này sẽ gây cản trở cho một loài vật vốn dựa vào những chiếc răng sắc như lưỡi dao cạo này để xé thịt”.
Rồng Komodo có nguồn gốc từ Indonesia, trung bình nặng khoảng 80 kg. Chúng ăn hầu hết loại thịt và được biết đến như những kẻ săn mồi thứ thiệt.
Ông LeBlanc rất ngạc nhiên khi tìm thấy sắt trên rằng của rồng Komodo, vì kim loại này thường chỉ xuất hiện trong cấu trúc phức tạp ở răng của các loài động vật có vú, như hải ly và chuột.
“Tôi phải kiểm tra lại nhiều lần trước khi thực sự tin đó là sắt. Trong những lần đầu tiên, tôi nghĩ đó là vết bẩn do ăn uống. Nó trông giống như ai đó đã dùng bút dạ màu cam hoặc một chiếc cọ nhỏ tô vào chiếc răng”, ông nói thêm.
Những phát hiện này có thể giúp chúng ta hiểu cách những loài khủng long ăn thịt tương tự rồng Komodo đã giết và ăn con mồi của chúng, ông LeBlanc cho biết.
Trong khi đó, ông Benjamin Tapley, người phụ trách nhóm Bò sát và Lưỡng cư tại Hiệp hội Động vật học London và là đồng tác giả của nghiên cứu trên, nhấn mạnh rõ ràng rồng Komodo là “động vật rất ấn tượng”.
“Rồng Komodo đang bị đe dọa tuyệt chủng. Vì vậy, ngoài việc củng cố hiểu biết về cách sống của các loài khủng long trước đây, phát hiện này cũng giúp chúng ta có hiểu biết sâu hơn về những loài bò sát tuyệt vời này khi nỗ lực bảo vệ chúng”, ông nói.
Răng của rồng Komodo được phát hiện có lớp phủ sắt sắc vô cùng nhọn
Cùng với hàm răng sắc như sắt, rồng Komodo còn có vi khuẩn trong nước bọt có thể giết chết con mồi sau khi cắn.
Rồng Komodo, loài bò sát lớn nhất thế giới và nổi tiếng với sự hung dữ, vừa có thêm một điểm đáng sợ nữa trong bộ vũ khí săn mồi của mình. Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện rằng răng của rồng Komodo được phủ một lớp sắt cứng và rất sắc, giúp chúng xé thịt con mồi một cách hiệu quả hơn. Điều này đặt ra khả năng rằng các loài khủng long như Tyrannosaurus rex cũng có thể sở hữu đặc điểm tương tự.
Rồng Komodo, với chiều dài lên tới 3 mét và cân nặng lên tới 150 kg, là thành viên lớn nhất của Chi Kỳ đà và là loài thằn lằn lớn nhất thế giới. Chúng có nguồn gốc từ bốn hòn đảo của Indonesia, nơi chúng săn bắt các loài động vật có vú như lợn rừng và trâu nước, thậm chí đôi khi cả con người.
Trước đây, người ta đã biết rằng răng của rồng Komodo tương tự như răng của nhiều loài khủng long ăn thịt, với hình dạng phẳng theo chiều ngang, cong về phía sau và có răng cưa dọc theo các cạnh. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học từ King's College London dẫn đầu đã phát hiện ra rằng các răng cưa của rồng Komodo còn được phủ một lớp sắt sắc bén. Khám phá này được thực hiện sau khi phân tích răng của các mẫu vật từ các bộ sưu tập của bảo tàng và từ một con rồng Komodo từng sống tại Vườn thú London.
Răng rồng Komodo, với lớp phủ sắt màu cam dọc theo các cạnh, có thể so sánh với răng hóa thạch của khủng long bạo chúa. Các nhà khoa học cũng biết rằng các loài bò sát khác, bao gồm cả các thành viên khác của Chi Kỳ đà, cũng có một số sắt phân bố khắp răng, nhưng với số lượng nhỏ hơn nhiều. Ngược lại, sắt dọc theo các cạnh cắt của răng rồng Komodo thực sự có thể nhìn thấy như một vết màu cam.
Đáng tiếc là quá trình hóa thạch hiện nay khiến chúng ta không thể ước tính được lượng sắt ban đầu có trong những chiếc răng có cấu trúc tương tự của các loài khủng long ăn thịt như T. rex. Tuy nhiên, Tiến sĩ Aaron LeBlanc của King's College London cho biết, "Với việc phân tích sâu hơn về răng Komodo, chúng ta có thể tìm thấy những dấu hiệu khác trong lớp phủ sắt không bị thay đổi trong quá trình hóa thạch. Với những dấu hiệu như vậy, chúng ta sẽ biết chắc chắn liệu khủng long cũng có răng phủ sắt hay không và hiểu rõ hơn về những kẻ săn mồi hung dữ này".
Nghiên cứu này, có sự tham gia của các nhà khoa học từ Đại học Hoàng gia London, Hiệp hội Động vật học London và các tổ chức khác, gần đây đã được công bố trên Tạp chí Nature Ecology & Evolution. Khám phá này không chỉ làm sáng tỏ thêm về cơ chế săn mồi của rồng Komodo mà còn mở ra cánh cửa cho việc hiểu rõ hơn về các loài khủng long ăn thịt trong quá khứ.
Phát hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật khổng lồ 2.000 năm tuổi khắc trên sườn núi đá Các nhà khảo cổ sử dụng máy ảnh và máy bay không người lái để lập bản đồ 14 địa điểm có những bức tranh nghệ thuật khổng lồ khắc trên sườn núi đá, nằm rải rác khắp Venezuela và Colombia. Những tác phẩm nghệ thuật khổng lồ 2.000 năm tuổi khắc trên sườn núi đá. (Nguồn: Live Science) Theo một nghiên cứu...