72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, vậy mà 604 năm qua không ai dám đụng: Vì sao?
Tử Cấm Thành hiện vẫn là quần thể kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành, cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh tại trung tâm Bắc Kinh, là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành được Vĩnh Lạc Đế của triều đại nhà Minh cho xây dựng vào năm 1406. Sau khoảng thời gian 13 năm cùng sự góp sức của 10 vạn dân phu, năm 1420 Tử Cấm Thành hoàn thành với tổng diện tích 72 hecta, bên trong chứa 70 cung điện lớn nhỏ và hơn 9.000 ngôi nhà.
Tử Cấm Thành là quần thể cung điện hoàng gia được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1987. Ảnh: 163
Sở dĩ Tử Cấm Thành có tên như vậy là vì hầu hết người dân thường đều bị cấm tiếp cận quần thể cung điện hoàng gia có tường bao quanh này. Các quần thần, thậm chí là vương gia chỉ được ra vào một cách hạn chế, chỉ có hoàng đế tại vị mới có thể đi đến bất cứ khu vực nào trong Tử Cấm Thành theo ý muốn.
Năm 2020 đán.h dấu kỷ niệm 600 năm hoàn thành Tử Cấm Thành. Từ đó cho đến nay, trong 604 năm qua, Tử Cấm Thành đã được giới khảo cổ, nhà chuyên môn thu thập nhiều bảo vật quý hiếm.
Hiện tại, bộ sưu tập tại Bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành đã lên tới hơn 1,8 triệu hiện vật, chủ yếu là các bộ sưu tập di tích văn hóa, công trình cổ và sách dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tất cả các di tích nhuộm màu lịch sử bên trong Tử Cấm Thành này không gì có thể so sánh được. Bất kỳ ai đến thăm Tử Cấm Thành ngày nay đều có thể cảm nhận lịch sử hàng trăm năm một cách chân thực nhất.
Hình ảnh một chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, đã 604 năm qua, 72 giếng nước trong Tử Cấm Thành chưa bao giờ được phép đụng đến dù chuyên gia ước tính bên trong chúng có vô số báu vật quan trọng. 72 chiếc giếng cổ kích cỡ khác nhau này được liệt kê là di tích văn hóa trọng điểm cần được bảo vệ.
Vì sao không ai dám đụng đến 72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành?
Trước khi bàn về vấn đề này, trước tiên cần làm rõ một câu hỏi, đó là giếng cổ trong Tử Cấm Thành có báu vật gì không?
Trên thực tế, theo các chuyên gia khảo cổ, trong giếng cổ của Tử Cấm Thành quả thực có những cổ vật có giá trị. Ví dụ, vào năm 1995, một lò nung chính thức từ thời nhà Minh đã được phát hiện trong Giếng Tây Môn của Tử Cấm Thành. Người ta có thể tưởng tượng giá trị của lò nung chính thức thời nhà Minh này. Phát hiện này đóng vai trò to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử cuối thời nhà Minh.
Các giếng trong Tử Cấm Thành được phân bổ khác nhau và có kích thước khác nhau. Vì nhiều giếng không dùng làm nước uống nên để đề phòng người dân bị ngã, nhiều giếng được thiết kế cực nhỏ. Ảnh: Sina
Video đang HOT
Ví dụ này đủ để chứng minh rằng trong giếng Tử Cấm Thành còn có rất nhiều cổ vật, nhiều báu vật chứa thông tin lịch sử thời nhà Minh, Thanh. Một số được cố tình cất giữ bên trong, một số vô tình rơi vào, dù là bằng cách nào thì chúng đều có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu lịch sử.
Vậy tại sao người ta không trục vớt cổ vật bên trong giếng cổ của Tử Cấm Thành trên quy mô lớn? Các chuyên gia đưa ra lời giải thích này và tin rằng có ba hạn chế sau đây.
Điểm 1: Để bảo vệ di tích văn hóa toàn vẹn
Ai cũng đều biết rằng Tử Cấm Thành không phải là một quần thể tòa nhà đơn lẻ mà là “một bộ sưu tập di tích văn hóa” rất phong phú. Dù thế nào đi nữa, mỗi viên gạch ngói trong Tử Cấm Thành đều là nhâ.n chứn.g của lịch sử.
Hàng chục di tích văn hóa giếng cổ, do đã trải qua thời gian tương đối dài hơn 600 năm nên bên trong chắc chắn có lẫn vật thừa thãi. Việc làm sạch 72 giếng cổ bằng tay được chuyên gia đán.h giá là một khối lượng công việc rất nặng nề. Bởi phần lớn giếng cổ đều có miệng giếng nhỏ.
Chưa kể, trong quá trình này chắc chắn sẽ xảy ra va chạm, điều này rất bất lợi cho việc bảo vệ các di tích văn hóa.
Quan trọng hơn nữa, hình dáng chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành rất đẹp, thể hiện trí tuệ và tay nghề điêu luyện của nghệ nhân thời nhà Minh. Các giếng cổ có đường kính lớn nhỏ và hình dáng không đồng đều, điều này thể hiện đầy đủ rằng chúng giống một chiếc giếng trang trí hơn.
Ngay cả khi có những di tích văn hóa bên trong đó thì chúng vẫn có tuổ.i đời rất nhiều năm. Giếng cổ là một phần quan trọng của Tử Cấm Thành, việc phá hủy giếng cổ chỉ vì mục đích tìm kiếm di tích văn hóa bên trong lòng giếng là điều vô lý.
Điểm 2: Việc trục vớt vội vàng là rất nguy hiểm
Hầu hết các giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải là giếng chúng ta dùng để lấy nước uống sinh hoạt. Giếng cổ trong Tử Cấm Thành có độ sâu từ 55 cm đến 10 mét.
Việc lao vào giếng cổ để tìm kiếm, trục vớt cổ vật mà không biết chính xác có cổ vật hay không chỉ càng gây ra những tổn hại cho di tích văn hóa đặc biệt này hơn mà thôi.
Mục đích của Bảo tàng Cố Cung là để bảo vệ các di tích văn hóa. Vì vậy, các chuyên gia sẽ không thực hiện những công việc có tính rủi ro cao như vậy.
Chưa kể, một khi cổ vật trong giếng (vốn đang được bảo vệ tự nhiên) mà được vớt lên thì chúng cũng sẽ bị hư hại khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng Mặt trời.
Giếng cổ trong Tử Cấm Thành trở thành địa điểm cần được chú trọng bảo vệ. Ảnh: Sohu
Điểm 3: Những câu chuyện truyền tai nhau
Thực tế, giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải để uống mà để phòng cháy. Vì Tử Cấm Thành về cơ bản là một công trình kiến trúc bằng gỗ nên rất dễ gây ra hỏa hoạn, nước từ xa không thể dập tắt được. Vì vậy, khi xây dựng Tử Cấm Thành, người ta đã bố trí 72 chiếc giếng cổ này rải rác khắp cung điện để phòng khi có hỏa hoạn.
Tương truyền, việc không ai dám uống nước, thậm chí là giặt giũ, nấu ăn hay tắm rửa ở giếng cổ Tử Cấm Thành là vì, người ta tin rằng, những chiếc giếng này có thể là nơi kết thúc mạng sống của những phi tần, cung nữ bị thất sủng. Lâu dần, người ta cảm thấy đáy giếng âm u và kỳ quái đến mức không ai dám đến gần. Dù đây có thể là câu chuyện được dựng lên, xong cũng là cách bảo vệ giếng cổ, không cho ai đụng vào.
Dựa vào 3 điểm trên, các chuyên gia tin rằng dù giếng cổ trong Tử Cấm Thành có chứa nhiều báu vật đi chăng nữa thì ‘di tích văn hóa’ đồng nghĩa với việc phải được bảo vệ nguyên vẹn. Tử Cấm Thành và mọi thứ thuộc về quần thể lịch sử này cần được chsu trọng bảo vệ hơn là cải tạo và phát triển.
Việc không trục vớt cổ vật trong 72 giếng cổ chính là nhắm bảo vệ sự toàn vẹn của Tử Cấm Thành, bảo vệ di sản văn hóa quốc gia và tôn trọng lịch sử.
'Quái ngư' ở hồ nước sâu 1.642m của Nga: Bên trong có 'hạt ngọc' cực đắt, chi bội tiề.n chưa chắc mua được
Hồ nước sâu nhất thế giới tại Nga chứa loài 'quái ngư' nặng hàng trăm kg.
Hồ Baikal nằm ở trung tâm đồng bằng Đông Siberia ở Nga. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới (chứa khoảng 1/5 lượng nước ngọt trên bề mặt Trái đất) - sâu nhất thế giới (1.642 mét) - lâu đời nhất trên thế giới (20 triệu-25 triệu năm tuổ.i).
Là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 1996, hồ Baikal có nhiều nguồn tài nguyên sinh vật độc đáo. Thực vật và động vật trong hồ rất phong phú và đa dạng. Có khoảng 1.500 đến 1.800 loài động vật ở các độ sâu khác nhau và hàng trăm loài thực vật sống trên hoặc gần bề mặt. Phần lớn các loài là đặc hữu của Baikal, trong đó đáng ngạc nhiên nhất là cá tầm Nga.
Cá tầm ở hồ nước ngọt lớn nhất thế giới Baikal.
Cá tầm Nga là một trong những loài có giá trị nhất sinh sống ở các con sông ở Nga và phân bố ở phía đông tới Hồ Baikal.
Cá tầm nói chung trên thế giới là một họ cá di cư cổ xưa có nguồn gốc khoảng 200 triệu năm trước. Riêng cá tầm ở hồ Baikal có niên đại hơn 2.500 năm và qua nhiều thế kỷ, cá tầm đã hình thành nên cốt lõi của hệ sinh thái ở hồ Baikal.
Cá tầm Nga (có danh pháp khoa học là Acipenser gueldenstaedtii), còn gọi là cá tầm kim cương hay cá tầm sông Danube. Loài cá này có thể sống tới 48 tuổ.i và sống chủ yếu ở vùng nước mặn, tuy nhiên chúng di cư vào vùng nước ngọt để sinh sản.
Cá tầm hồ Baikal rất lớn. Trong môi trường tự nhiên, cá tầm nơi đây có thể dài tới 2 mét và nặng tới 100 kg. Thân cá tầm cũng rất rộng. Vảy của cá tầm cũng rất đẹp, có màu xám bạc, có thể bảo vệ cá tầm khỏi bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài cũng giúp cá tầm có được hiệu ứng thủy động lực tốt hơn trong quá trình này.
Hồ Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất, sâu nhất và lâu đời nhất thế giới. Ảnh: Sohu
Con cá tầm lớn nhất ở hồ Baikal đã trở thành huyền thoại trong giới sinh vật hồ. Nó không chỉ có kích thước khổng lồ mà còn có lịch sử lâu đời. Đây là một trong những trọng tâm bảo vệ sinh học tại hồ Baikal.
Tại hồ Baikal, cá tầm chiếm vị trí cốt lõi của hệ sinh thái hồ và là một trong những chìa khóa để duy trì sự cân bằng sinh thái nơi đây.
Cá tầm có thể tuyệt chủng tại Nga
Ngày nay cá tầm Nga được liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Quần thể cá tầm đang giảm nhanh chóng trong tự nhiên do hoạt động đán.h bắt trái phép để phục vụ ngành công nghiệp trứng cá muối. Với tốc độ suy giảm hiện tại, việc tuyệt chủng trong tương lai rất gần là điều không thể tránh khỏi.
Đán.h bắt cá tầm trên sông Volga, Volgograd, Nga. Ảnh: Jonathan Wright/Bruce Coleman Inc.
Mặc dù Khu bảo tồn hồ Baikal đã thực hiện hàng loạt biện pháp bảo vệ nhưng do tàu đán.h cá nước ngoài đán.h bắt quá mức và nhu cầu mua cá tầm của người dân nên nhiều con cá tầm đã bị săn bắt, nhiều con trong số đó chỉ có thân hình nhỏ bé cũng trở thành nạ.n nhâ.n.
Theo Danh sách đỏ các loài bị đ.e dọ.a của IUCN, cá tầm Nga đang bị đ.e dọ.a nghiêm trọng và bước tiếp theo có thể là tuyệt chủng.
Theo Bách khoa toàn thư tiếng Anh Britannica, cá tầm có giá trị nhờ thịt, trứng và bong bóng cá. Thịt của chúng được bán tươi, ngâm hoặc hun khói.
Trứng cá muối từ cá tầm là một loại thực phẩm có giá trị rất cao.
Trứng cá tầm được lấy ra từ những con cái và sau đó được thả ra. Đây là loại thực phẩm xa xỉ, có giá rất cao vì chúng chứa nhiều dưỡng chất.
Trong đó trứng cá tầm muối Osetra Hoàng gia [thuộc loài Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii)] có giá cực kỳ đắt đỏ. Caviarcentre cho biết, trứng cá tầm muối Osetra Hoàng gia vốn dành riêng cho các gia đình quý tộc trong nhiều thế kỷ, mang lại sự sang trọng tột đỉnh. Loại trứng cá tầm muối này nổi tiếng vì sự khan hiếm và hương vị tinh tế của nó.
Để mua được 50 gram trứng cá tầm muối Osetra Hoàng gia, người mua phải bỏ 285 USD (hơn 7,2 triệu VND theo tỷ giá hiện tại). Giá của 1kg trứng cá tầm muối loại này là 5.600 USD (hơn 142 triệu VND), Caviarcentre thông tin. Tuy nhiên, vì sự khan hiếm của loại trứng muối này mà không phải ai chi bội tiề.n cũng mua được.
Màng trong của bong bóng cá tầm được sử dụng để làm vi thạch isinglass - một dạng gelatin rất tinh khiết được sử dụng cho nhiều mục đích công nghiệp khác nhau.
Tính toàn vẹn và sức khỏe của hệ sinh thái hồ Baikal là vô cùng quan trọng, bởi nó không chỉ liên quan đến cuộc sống của con người mà còn liên quan đến sự cân bằng của toàn bộ chu trình vật chất và chuyển hóa năng lượng của Trái đất.
Hồ Baikal là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lâu đời nhất trên thế giới. Sự hình thành của nó có thể bắt nguồn từ 25 triệu năm trước.
Nó cũng cho thế giới thấy một hệ sinh thái sâu sắc và bí ẩn. Hình ảnh đàn cá tầm ở hồ Baikal không khỏi gợi cho người ta nhớ rằng đây không chỉ là địa điểm du lịch có khung cảnh dễ chịu mà còn là một thế giới tươi đẹp và sống động.
Chó nhà bị trăn khổng lồ tấ.n côn.g tưởng sẽ chế.t thảm, ai ngờ 'phút 89' làm một việc lật ngược tình thế Con chó nhà liệu có sống sót khi hứng chịu 'đòn kép' của con trăn đá khổng lồ? Sohu (của Trung Quốc) ngày 25/6 đăng tải hình ảnh về cuộc chiến sống còn giữa chó nhà và trăn đá khổng lồ. Theo đó, một con chó nhà đang nằm nghỉ dưới gốc cây thì bất ngờ bị một con trăn đói tấ.n côn.g....