Phát hiện mới mang đến hy vọng cho các bệnh nhân Parkinson
Cà phê có thể giúp điều trị căn bệnh Parkinson. Đây là phát hiện mới của các nhà khoa học thuộc Trường Y Rutgers Robert Wood Johnson (Mỹ) và được công bố trên bản tin của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ.
(Nguồn: indiatimes.com)
Theo nghiên cứu này, chất cafein kết hợp một thành phần tự nhiên khác trong cà phê hạt có thể làm chậm quá trình thoái hóa não của các bệnh nhân Parkinson và sự suy giảm trí tuệ của thể bệnh Lewy (gần giống với bệnh Alzheimer).
Trước đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc uống càphê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Chất cafein có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh. Trong khi đó, trong càphê hạt vẫn còn hàng nghìn các chất cấu thành ít được biết đến.
Đối với nghiên cứu nêu trên, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu Eht, một loại acid béo là biến thể của các thành phần hóa học do các neuro thần kinh giải phóng ra (Neurotransmetteur Serotonin), nằm trong các màng nhầy của hạt càphê.
Trong thí nghiệm đối với chuột, Eht kết hợp với cafein đã cho thấy khả năng bảo vệ bộ não khỏi việc tích tụ những protein bất thường, có thể gây bệnh Parkinson và Lewy.
Video đang HOT
Hai hoạt chất này bổ sung tốt cho nhau và hứa hẹn có thể làm chậm, hoặc thậm chí làm dừng tiến triển của bệnh.
Các phác đồ điều trị hiện nay chỉ tác động vào các biểu hiện của bệnh nhưng không bảo vệ được bộ não trước sự thoái hóa.
Vấn đề hiện nay của các nhà khoa học đó là xác định được tỷ lệ chuẩn Eht và cafein để tạo thành hợp chất kháng bệnh, tránh việc lạm dụng quá mức cafein./
Theo vietnamplus
Giới khoa học Trung Quốc muốn quét sóng não để tìm kiếm linh hồn
Thiết bị quét sóng não mới nhất của Trung Quốc được kỳ vọng có thể quan sát hoạt động nhận thức con người và khai thác sức mạnh tâm linh.
Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển máy quét sóng não ở cấp độ tối tân nhất thế giới hiện nay. Cỗ máy này có thể tích tụ từ trường đủ mạnh để quan sát cấu trúc và hoạt động tế bào thần kinh trong não người sống, theo SCMP.
Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là hoàn thiện thiết bị chụp cộng hưởng từ (MRI) mạnh nhất. Nó cho phép theo dõi các phân tử hóa học trong não như natri, phốt pho, kali... nghiên cứu ý thức và các bệnh liên quan đến não như Parkinson.
Theo một nhà khoa học cao cấp làm việc trong dự án, thiết bị này tiêu tốn hàng tỷ NDT, thậm chí vượt qua kinh phí xây dựng kính thiên văn vũ trụ lớn nhất thế giới FAST (kính thiên văn hình cầu khẩu độ 500m) đặt tại Quý Châu.
Với công nghệ MRI mới, các nhà khoa học Trung Quốc kỳ vọng có thể thăm dò nguồn gốc và sự tiến hóa của nhận thức. Từ đó tạo ra được hình ảnh và khai thách sức mạnh của nó.
"Thiết bị sẽ cho chúng ta thấy một thế giới hoàn toàn khác so với những gì đang được chứng kiến, thậm chí là cả linh hồn", ông này nói.
Linh hồn là một khái niệm từ lâu gây ra nhiều tranh cãi. Từ các triết gia đến những cá nhân tin vào sự tồn tại của nó đều đưa ra mô tả và giải thích. Tuy nhiên trong cộng đồng khoa học, vẫn chưa ai tìm ra bằng chứng cho sự tồn tại của linh hồn.
Ảnh minh họa: POP
Tháng 11/2018, Viện Công nghệ cao Shenzhen tuyên bố dự án xây dựng máy MRI mạnh nhất đã được chính phủ Trung Quốc phê duyệt. Dự tính, quá trình thiết kế và phát triển công nghệ có thể kéo dài 5 năm. Người cố vấn cho dự án là giáo sư Zhao Zhongxian, một trong những chuyên gia đầu ngành về công nghệ siêu dẫn.
Ông Zhao cho biết các máy MRI thông thường chỉ có thể tích lũy được từ trường dao động vào khoảng 1,5 đến 3 tesla (đơn vị đo từ trường đặt theo tên của Nikola Tesla). Cỗ máy mạnh nhất hiện nay tại Mỹ và châu Âu là 11 tesla. Còn máy MRI mà Trung Quốc tham vọng chế tạo là 14 tesla, có thể kích thích các hạt nhân của phân tử nặng hơn.
Các chuyên gia trong dự án này đều tỏ ra phấn khích. Họ cho rằng đây là một phát hiện đầy tiềm năng và phá bỏ được những thách thức khoa học trong tương lai.
"Chúng ta có thể lần đầu tiên dựng được hình ảnh về nhận thức của con người. Sau đó phân loại và giải thích chúng theo các khái niệm vật lý, giống như cách Newton và Einstein đã định nghĩa vũ trụ", một chuyên gia từ Bắc Kinh nói.
Giáo sư Lu Haidong, chuyên gia nghiên cứu não bộ tại Đại học Bắc Kinh cho rằng yếu tố an toàn vẫn phải đặt lên hàng đầu. Các máy MRI trong y học chỉ mạnh bằng 1/10 so với cỗ máy họ chuẩn bị tạo ra.
Cỗ máy có lẽ sẽ an toàn, ít nhất là theo các giả thuyết hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro như điện bị quá tải đột ngột có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy hiểm. "Chưa có người nào từng tiếp xúc với từ trường mạnh tới 14 tesla", ông Lu chia sẻ. "Từ trường phải được hạ xuống từ từ. Nếu nó đột nhiên biến mất, rủi ro lớn có thể xảy ra. Giống như bạn rơi từ trên cao xuống vậy".
Giáo sư He Rongqiao từ Viện sinh học vật lý thuộc Viện khoa học Bắc Kinh không tin rằng cỗ máy có thể nhìn được linh hồn hoặc nhận thức của con người. Đơn giản vì đó là một khái niệm quá mơ hồ.
"Nhận thức là gì? Nó thậm chí còn không phải một khái niệm khoa học. Chúng ta không định nghĩa được thì bằng cách nào xác định hình ảnh của nó?", ông He thẳng thắn nói.
Cẩm Anh
Theo VNE
Lối sống nhiệt huyết vượt qua bệnh tật của cố Tổng thống Bush Nhảy dù để mừng sinh nhật, giữ tâm thái tốt và yêu đời là cách mà cựu Tổng thống George H. W. Bush đối phó với bệnh tật của mình. Cựu tổng thống Mỹ George H. W. Bush qua đời tối 30/11, thọ 94 tuổi. "Cha yêu con, con trai" là câu nói cuối cùng trong điện thoại mà Bush "cha" dành cho...