Phát hiện mới giúp phát triển công nghệ lọc nước
Công nghệ này không chỉ có thể tăng tốc, cải thiện việc khử muối và những quá trình xử lý nước khác mà còn giúp giảm chi phí.
Hai nhà nghiên cứu Razi Epsztein (trái) và Menachem Elimelech
Vừa qua, Viện Công nghệ Israel (Technion) thông báo nhà nghiên cứu Razi Epsztein thuộc Technion và Giáo sư Menachem Elimelech từ Đại học Yale (Mỹ) đã phát hiện một cơ chế tự nhiên trong các tế bào có thể hỗ trợ phát triển công nghệ lọc nước mang tính chọn lọc.
Công nghệ này không chỉ có thể tăng tốc, cải thiện việc khử muối và những quá trình xử lý nước khác mà còn giúp giảm chi phí.
Trong nhiều năm, công nghệ thẩm thấu ngược được dùng để khử muối, sử dụng các màng lọc polime chỉ cho nước đi qua và ngăn muối lại. Tuy nhiên, màng lọc polime không thể phân biệt các ion, dẫn tới việc thực hiện thêm bước dư thừa là bổ sung lại các ion cần thiết trong nước uống, theo Technion.
Video đang HOT
Hai nhà nghiên cứu Epsztein và Elimelech đã dùng một quá trình lọc có tính chọn lọc một cách tự nhiên, được thực hiện bởi kênh Kali trong các màng tế bào.
Kênh này chỉ cho phép các ion Kali đi qua vì những phân tử Kali trong trạng thái bình thường được bao bọc bởi nước quá dày nên không thể đi vào kênh này. Vì vậy, các ion Kali phải được loại bỏ các phân tử nước để vào được kênh Kali bằng quá trình khử nước. Điều này giúp kênh Kali dễ dàng phát hiện các ion Kali và cho phép chúng đi qua. Phát hiện mới được đăng trên chuyên san Nature Nanotechnology.
Khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển ngành y - dược Việt Nam
Các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ luôn nỗ lực bám sát các yêu cầu thực tế, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt trong thời gian dịch COVID-19 xảy ra vừa qua.
Khoa học và công nghệ đã và đang đóng vai trò quan trọng giải quyết những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực y tế và y dược học, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, phục vụ thiết thực công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Bám sát nhu cầu cấp thiết của xã hội
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đã nỗ lực bám sát thực tiễn, đảm bảo các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước và thế giới, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Vũ Đức Đam, ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch, ngành khoa học và công nghệ đã tích cực huy động các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước, các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ khẩn trương triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phòng chống dịch theo phương châm "chống dịch như chống giặc".
Bộ sinh phẩm (bộ Kít) realtime RT PCR one step phát hiện vi rút corona chủng mới (nCoV)
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng được ghi nhận trong việc sản xuất thành công bộ KIT phát hiện virus SARS-CoV-2 được công nhận về chất lượng để sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Các tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam cũng đã nuôi cấy và phân lập thành công virus SARS-CoV-2, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về virus, đồng thời cung cấp vật liệu và hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu chế tạo bộ KIT, kháng thể đơn dòng và vắc-xin. Việt Nam cũng đã sản xuất và đưa vào thử nghiệm thành công nhiều loại robot phục vụ chăm sóc y tế cho người nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, trên nền tảng Hệ tri thức Việt số hóa đã được xây dựng và hình thành trước đó, với sự tham gia rất trách nhiệm và hiệu quả của các đơn vị chức năng của các bộ như: Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông... nhiều ứng dụng đã được triển khai hiệu quả phục vụ công tác phòng, chống dịch trong y tế như: Bản đồ vùng dịch, phần mềm khai báo y tế...
Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 cũng như kết quả nghiên cứu thành công các sản phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch trong thời gian ngắn vừa qua cho thấy, sự quan tâm đầu tư của nhà nước và xã hội, các tổ chức khoa học và công nghệ, các nhà khoa học Việt Nam. Thực tế này cho thấy Việt Nam đã từng bước đủ năng lực để giải quyết các "bài toán" của đất nước, giải quyết nhu cầu cụ thể, cấp thiết của xã hội.
Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ y - dược ngang tầm thế giới
Thời gian qua, Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nhiều công nghệ cao trong y tế tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh ở người như: Ghép tạng, can thiệp tim mạch, trị liệu tế bào, mổ nội soi, kỹ thuật y sinh phân tử, y học hạt nhân... Đặc biệt là việc thực hiện thành công các ca ghép tạng từ người cho chết não và người cho sống; các tiến bộ đột phá trong nghiên cứu ghép tủy, điều trị bệnh lý chấn thương cột sống có thể liệt tủy. Đến nay, ngành y tế đã xây dựng được 3 trung tâm ghép tạng ở Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh...
Bên cạnh đó, kỹ thuật chẩn đoán và can thiệp mạch của Việt Nam cũng đã ngang bằng với các nước trên thế giới, tính riêng can thiệp mạch cấp cứu đã cứu sống hơn 3.000 người/năm, kỹ thuật can thiệp mạch cũng được ứng dụng trong điều trị tiêu hóa, hô hấp, thần kinh... Ngoài ra, kỹ thuật nội soi và vi phẫu thuật nội soi trong chuyên khoa sọ não, tai - mũi - họng, nhãn khoa, tiêu hóa, phẫu thuật cột sống bằng công nghệ laser rất phát triển mang lại nhiều thành công, hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe người bệnh, nhiều kỹ thuật như kỹ thuật xạ trị 3 chiều, xạ trị trong chọn lọc SIR hay còn gọi là phương pháp tắc mạch phóng xạ, cấy hạt phóng xạ trong điều trị ung thư.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết: Nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước đã phát huy được tiềm năng về dược liệu và thuốc y học cổ truyền của Việt Nam, quy hoạch một số vùng chuyên canh sản xuất dược liệu, góp phần ổn định nguồn nguyên liệu làm thuốc và xuất khẩu. Khoa học và công nghệ cũng góp phần quan trọng trong việc phát hiện được gần 4.000 loài thực vật và nấm dùng làm thuốc ở Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu thì dự báo có tới 6.000 loài thực vật có thể dùng làm thuốc tại Việt Nam.
Ngành y - dược Việt Nam đã ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến trong sản xuất thuốc chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa thay thế thuốc nhập khẩu và có khả năng xuất khẩu. Những tiến bộ kỹ thuật trong ngành y - dược đã đóng góp cho việc thực hiện chính sách thuốc thiết yếu, góp phần thực hiện thành công công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân như: Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất vắc-xin phòng bệnh ở người, đảm bảo sản xuất các loại vắc-xin phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng, làm chủ công nghệ trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm và bệnh mới phát sinh... Có thể nói, khoa học và công nghệ đã góp phần tích cực trong khống chế, đẩy lùi và từng bước thanh toán một số bệnh nguy hiểm ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là đẩy lùi nhiều bệnh dịch nguy hiểm như: Dịch tả, dịch hạch, sốt rét, bại liệt, uốn ván sơ sinh và gần đây là bệnh SARS, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, điển hình là việc nghiên cứu sản xuất thành công bộ KIT phát hiện virus SARS-CoV-2.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tin tưởng rằng, với sự đồng hành, đóng góp của toàn bộ nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, người dân và doanh nghiệp, ngành khoa học và công nghệ sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Google phát triển tính năng 'Read Later' cho Chrome Google đang làm việc với tính năng "Read Later" mới cho Chrome, cho phép người dùng đặt các tab sang một bên để đọc hoặc truy cập sau này. Hình ảnh cho thấy Read Later tồn tại nhưng chưa thể kích hoạt để hoạt động Theo Neowin, các tham chiếu đến tính năng đã được tìm thấy trong các cờ (flags) thử nghiệm...