Phát hiện mới: Ăn chuối mỗi ngày giúp bạn tránh cơn đau tim chết người
Một nghiên cứu mới tiết lộ: Ăn nhiều thực phẩm giàu kali như chuối, bơ và cá hồi có thể giúp chống lại cơn đau tim hoặc đột quỵ, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa European Heart Journal.
Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chức năng của tim, thận, cơ và dây thần kinh. Lượng kali thấp có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ sỏi thận.
Đặc biệt, chế độ ăn giàu kali có thể chống lại bệnh tim mạch – được gọi là kẻ giết người lớn nhất thế giới.
Tác giả chính, tiến sĩ Liffert Vogt, Giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Amsterdam ( Hà Lan), cho biết, mọi người đã biết tiêu thụ nhiều muối dẫn đến huyết áp cao và tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nhưng kali có vai trò giúp cơ thể bài tiết nhiều natri qua nước tiểu. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ăn nhiều kali giúp tăng cường sức khỏe, tốt nhất là ở phụ nữ.
Ăn nhiều thực phẩm giàu kali như chuối, bơ và cá hồi có thể giúp giảm 13% nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu bao gồm gần 25.000 người Anh từ 40 đến 79 tuổi. Những người tham gia này là thành viên của nghiên cứu mang tên EPIC-Norfolk, từ năm 1993 đến năm 1997, được các nhà nghiên cứu theo dõi trong khoảng hai thập kỷ.
Các tình nguyện viên được chia thành 6 nhóm, dựa trên lượng tiêu thụ kali và muối từ mức thấp, trung bình đến cao.
Kết quả cho thấy, những người hấp thụ nhiều kali nhất trong chế độ ăn uống, có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ thấp hơn 13% so với những người khác.
Và nếu tăng lượng kali tiêu thụ hằng ngày, huyết áp cũng sẽ giảm, đặc biệt ở những phụ nữ ăn nhiều muối.
Cụ thể, cứ 1 gram kali ăn vào sẽ giảm 2,4 mmHg mức huyết áp tâm thu (là chỉ số chính ở trên khi đo huyết áp), theo Study Finds.
Tuy nhiên, kết quả thể hiện rõ ràng ở phụ nữ hơn so với nam giới.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy kali giúp bảo vệ tim mạch, nhưng phụ nữ được hưởng lợi nhiều hơn nam giới.
Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng chế độ ăn uống tốt cho tim ngoài việc hạn chế muối, cần phải tăng hàm lượng kali.
Cứ 1 gram kali ăn vào sẽ giảm 2,4 mmHg mức huyết áp tâm thu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đâu là nguồn cung cấp kali tốt nhất?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người lớn nên tiêu thụ ít nhất 3,5 gram kali mỗi ngày và không quá một muỗng cà phê, dưới 5 gram muối.
Hàm lượng kali cao nhất trong chuối, cá hồi, khoai tây, khoai lang, trái bơ và sữa, theo Study Finds.
WHO khuyên nên ăn nhiều rau, trái cây, các loại hạt, đậu, các sản phẩm từ sữa, cá, thịt bò, thịt gà, vì đó cũng là nguồn dồi dào kali.
Chuyên gia chỉ cách nhận biết cơn đau ngực là đau tim
Hầu như khi đau ngực, ai cũng nghĩ đến đau tim. Nhưng thực tế, không phải cơn đau ngực nào cũng là đau tim, mà còn do nhiều nguyên nhân khác ít nghiêm trọng hơn.
Các chuyên gia nói rằng trong đa số trường hợp, đau ngực là do nguyên nhân khác chứ không phải cơn đau tim chết người.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Internal Medicine cho thấy chỉ 6% bệnh nhân đau ngực thực sự gặp cơn đau tim, theo tạp chí Best Life (Mỹ).
Tất nhiên, đừng bao giờ bỏ qua hoặc xem nhẹ cơn đau ngực nếu nó mang dấu hiệu đặc trưng của cơn đau tim và điều quan trọng là phải biết những triệu chứng này trước khi xảy ra.
Không phải cơn đau ngực nào cũng là đau tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau đây là 3 dấu hiệu cho thấy cơn đau ngực không phải là cơn đau tim, và những dấu hiệu báo động đỏ cần phải gọi cấp cứu ngay.
Cơn đau biến mất khi tập thể dục
Các cơn đau tim thường xảy ra sau khi gắng sức mạnh mẽ, vì vậy nếu cơn đau giảm bớt khi tập thể dục, rất có thể đó là do một nguyên nhân khác.
Các chuyên gia từ phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) nói rằng trong trường hợp này, thủ phạm lớn nhất là do trào ngược axit hoặc vấn đề tiêu hóa khác.
Nhiều người gặp phải tình trạng trào ngược sau khi tập thể dục, vì vậy nếu cơn đau ngực xảy ra trong hoặc sau khi tập luyện, chưa chắc là do đau tim.
Các chuyên gia giải thích, khi bạn vận động, cơ vòng thực quản dưới giãn ra nhiều khiến axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, theo Best Life.
Đau nhói và chỉ đau ở một vị trí
Các chuyên gia giải thích rằng nếu cơn đau ngực dồn dập tại một vị trí, tạo cảm giác "đau như cắt hoặc "đau nhói", rất có thể do nguyên nhân khác, chứ không phải đau tim.
Cleveland Clinic cho biết, đặc biệt, nếu cơn đau xuất hiện khi hít thở sâu, ho hoặc thay đổi tư thế, thì rất có thể là một vấn đề liên quan đến phổi.
Điều này càng đúng nếu cơn đau ở phía bên phải ngực, cách xa tim.
Viêm màng phổi có thể gây đau tức ngực, đặc biệt khi hít vào và thở ra.
Có một bài tập thở đơn giản để kiểm tra xem có phải viêm màng phổi hay không. Các chuyên gia từ Cleveland Clinic lưu ý: "Cơn đau màng phổi sẽ giảm bớt hoặc chấm dứt khi nín thở. Còn cơn đau tim sẽ kéo dài ngay cả khi nín thở".
Gọi cấp cứu nếu gặp cơn đau ngực dữ dội kéo dài hơn 5 phút, đặc biệt nếu kèm theo bất kỳ dấu hiệu đau tim nào khác. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cơn đau rất ngắn
Bất kể cơn đau ngực mức độ nào, các chuyên gia cho rằng nó ít có khả năng nghiêm trọng nếu cơn đau nhanh chóng biến mất.
Cleveland Clinic giải thích rằng cơn đau tim là những cơn đau dữ dội kéo dài vài phút, trong khi những cơn đau ngắn hơn thường là do nguyên nhân khác.
Những cơn đau ngắn và đau buốt thường là do chấn thương hoặc giãn cơ ở thành ngực.
Những cơn đau ngắn và dữ dội cũng có thể do viêm sụn sườn, đau cơ xơ hóa hoặc bệnh zona, Cleveland Clinic cho biết.
Vậy đau ngực như thế nào mới là đau tim?
Tuy nhiên, nên gọi cấp cứu nếu gặp cơn đau ngực dữ dội kéo dài hơn 5 phút, đặc biệt nếu kèm theo bất kỳ dấu hiệu đau tim nào khác.
Mặc dù đúng là chỉ một số ít các trường hợp đau ngực thực sự là cơn đau tim, nhưng điều quan trọng là phải gọi cấp cứu ngay lập tức nếu nghĩ mình có thể gặp nguy hiểm.
Gọi cấp cứu ngay nếu cơn đau hoặc tức ở ngực kéo dài từ 5 phút trở lên, đặc biệt cơn đau lan ra cánh tay, lưng, hàm, cổ hoặc bụng trên.
Một số người bị đau tim có thêm các triệu chứng khác, bao gồm khó thở, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, mệt mỏi hoặc choáng váng, theo Best Life.
Ngay cả khi không chắc chắn có phải là cơn đau tim hay không, cũng hãy gọi trợ giúp ngay lập tức. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho biết nhiều bệnh nhân "hành động không đủ nhanh để được cấp cứu kịp thời". Các chuyên gia cảnh báo: "Khi cơn đau tim xảy ra, chỉ chậm một chút là có thể tử vong", theo Best Life.
Vì sao ngày càng có nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim? Các chuyên gia cho biết di truyền đóng vai trò quan trọng, và các bác sĩ tim mạch khuyến cáo 30 - 40 tuổi nên được đánh giá sức khỏe tim mạch từ 3 - 4 năm một lần. Cứ 5 bệnh nhân nhồi máu cơ tim hiện nay thì có 1 người dưới 40 tuổi - là người có tiền sử gia...