Phát hiện manh mối về cách thức người tiền sử dụ chim
Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) ngày 9/6 cho biết một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng tổ tiên của loài người sống ở Thung lũng Hula (miền Bắc Israel ngày nay), có thể đã thổi sáo làm từ xương chim để thu hút con mồi khi đi săn.
Sếu xám di cư tại Hồ Agmon Hula, Thung lũng Hula, phía bắc Israel. Ảnh minh họa: AFP
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Scientific Report, trong quá trình phân tích một số hóa thạch xương cánh của loài thủy cầm được phát hiện tại Thung lũng Hula, nhóm nhà khoa học từ Israel, Áo, Mỹ và Pháp đã nhận thấy rằng những mẫu vật này thực chất là những cây sáo được làm từ xương. Những cây sáo này có niên đại khoảng 12.000 năm và có thể tạo ra âm thanh bắt chước tiếng kêu của các loài chim săn mồi.
Các chuyên gia cho biết những mẫu vật trên được tìm thấy tại khu định cư thời tiền sử Natufian Ain Mallaha, còn được biết đến với tên gọi Eynan – nơi nhiều dấu tích về những ngôi nhà của người săn bắn hái lượm được thiết kế với cấu trúc hình tròn, và xương của nhiều loài động vật khác nhau đã được phát lộ trong các cuộc khai quật tiến hành từ năm 1996 đến 2005.
Sau khi phân tích những mẫu hóa thạch xương thủy cầm nói trên, nhóm nghiên cứu kết luận các dấu vết trên bảy hóa thạch xương cánh của chim cu gáy Á-Âu và mòng biển Á-Âu là những lỗ nhỏ được khoan vào ống xương rỗng. Các hiện vật này có thể được sử dụng trong biểu diễn âm nhạc hoặc để thu hút sự chú ý của các loài thủy cầm. Họ cũng cho rằng điều này góp phần mở ra manh mối về bằng chứng của thời điểm người tiền sử sử dụng âm thanh trong săn bắn.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tạo ra các bản sao của các mẫu vật và phát hiện ra rằng mỗi hiện vật lại tạo ra những âm thanh khác nhau và kết luận rằng chúng là sáo. Ngoài ra, âm thanh phát ra từ các bản sao mẫu vật này giống với âm thanh của chim sẻ Á-Âu và chim cắt – cả hai đều là chim săn mồi.
Theo các chuyên gia, người tiền sử có thể dễ dàng săn bắt thủy cầm bằng cách sử dụng những chiếc sáo này. Thanh âm của sáo sẽ thu hút những con chim săn mồi, khiến chúng tiếp cận và khuấy động đàn thủy cầm, qua đó con người sẽ dễ dàng bắt được thủy cầm hơn.
Video đang HOT
Bằng cách này, người tiền sử cũng có thể bắt được cả những con chim săn mồi khi chúng bối rối trước tiếng sáo, đồng thời sử dụng móng của chúng để làm đồ trang trí và tạo ra những tiếng sáo mới.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng sáo còn được sử dụng để thực hiện các chức năng văn hóa – xã hội khác nhau trong xã hội của người tiền sử.
Bộ dạng 'không thường thấy' của chúa tể rừng xanh khi bị hơn 100 con trâu rừng châu Phi truy đuổi
Từ một kẻ săn mồi ngạo nghễ, tùy sinh tùy sát muôn loài, sư tử bị chính những con mồi của mình truy đuổi.
Sư tử là loài động vật được mệnh danh là vua của muôn loài, ông hoàng của thảo nguyên, bậc thầy trong việc săn bắt và cũng là biểu tượng của sức mạnh.
Không phải tự nhiên sư tử được thiên hạ ban cho những danh xưng hoa mỹ như thế. Chúng là giống mèo lớn thứ hai trên Trái đất, sau hổ.
Tiếng gầm của sư tử có thể vang xa tới 8 km, có thể làm khiếp vía bất cứ loài vật nào. Tầm nhìn của sư tử nhạy cảm với ánh sáng gấp 6 lần so với con người, đem đến lợi thế cho việc săn mồi vào ban đêm. Vũ khí của sư tử, bộ móng vuốt có thể dễ dàng thu gọn, duỗi ra giúp chúng có thể kiểm soát thời điểm cần giết con mồi.
Không những mạnh mà còn nhanh, sử tử có khả năng đạt tốc độ lên đến 80 km/h trong thời gian rất ngắn, nhảy xa tới hơn 10 m.
Hầu như các con mồi của sư tử như lợn rừng, lợn lòi, trâu, linh dương châu Phi, hươu nai, linh dương Gazen hay ngựa vằn... rất ít có "cửa" sống sót khi phải đối mặt với chúng. Tuy nhiên, đôi lúc "gió vẫn đổi chiều", khi mà số lượng những loài động vật - vốn dĩ là con mồi áp đảo hơn hẳn so với kẻ đi săn, giống như trong câu chuyện dưới đây.
Sư tử sợ hãi đến độ phải nhảy lên cây để trốn chạy.
Anh Neelutpaul Barua, người Ấn Độ trong chuyến đi thực tế tại công viên Quốc gia hồ Nakuru ở Kenya đã may mắn chứng kiến khung cảnh có một không hai.
Không rõ nguyên nhân gì mà một con sư tử đực bị hơn 100 con trâu rừng châu Phi truy đuổi. Trâu rừng châu Phi là loài động vật to lớn có chiều dài khoảng 1,7 - 3,4 m, cân nặng từ 500 kg - 1 tấn và có thể bứt tốc lên đến 50 - 60 km/h.
Tuy nhiên, sức nặng của cơ thể đã khiến nó không thể leo lên cao.
Con sư tử vì quá sợ hãi đã phải trên bò lên trên một cành cây để trốn chạy. Tuy nhiên, leo trèo chưa bao giờ là sở trường của sư tử, đặc biệt với tuổi tác và cân nặng của những con sư tử già đã khiến nó không thể trèo lên cao, đồng nghĩa với việc cơ thể dần bị trượt dài xuống dưới.
Biết không thể chạy được, con sư tử đành phải dùng đến chiêu cuối cùng.
Bị dồn vào chân tường, sư tử không còn cách nào khác ngoài việc thị uy bằng tiếng gầm vang trời trước bầy lũ kẻ thù đông đúc.
Chiêu thức "sư tử hống" oai danh thiên hạ đã cứu mạng con sư tử
Anh Barua cho biết: "Đàn trâu vốn dĩ là thức ăn của loài sư tử nay đã vùng dậy và chúng đã uy hiếp được kẻ thù của chúng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sư tử vẫn là một loài động vật đáng sợ, dù bị dồn vào chân tường, nó vẫn biết cách tỏa ra bá khí để đe dọa đối thủ. Cục diện của cuộc chiến thay đổi từ đuổi bắt thành trò chơi của sự kiên nhẫn. Khi mà hai bên đều có nỗi sợ riêng, không bên nào dám chủ động ra đòn trước, cuối cùng đàn trâu rừng đành phải bỏ cuộc nhìn con sư tử nhảy khỏi cành cây và trốn đi mất".
Phát hiện về chế độ ăn giàu carbohydrate của tổ tiên người hiện đại ở Đông Á Một phân tích gần đây về tinh bột trong vôi răng đã hé lộ bằng chứng trực tiếp sớm nhất về chế độ ăn giàu carbohydrate của người hominin cổ đại và thói quen xỉa răng của tổ tiên người Đông Á. Người hominin cổ đại. Ảnh: sci.news Những người hiện đại sống cách đây khoảng 120.000 - 80.000 năm này ăn quả...