Phát hiện mã độc cài sẵn trong hàng loạt điện thoại phổ thông ở Nga – Ai bảo ‘cục gạch’ là an toàn?
Máy chủ nơi các thông tin dữ liệu được các thiết bị này bí mật chuyển về đều đặt ở Trung Quốc.
Phát hiện được công bố trong một báo cáo được công bố mới đây bởi một nhà nghiên cứu bảo mật người Nga có tên ValdikSS. Cụ thể, một loạt các điện thoại phổ thông giá rẻ với bàn phím nút bấm truyền thống, mang nhãn hiệu DEXP SD2810, Itel it2160, Irbis SF63 và F Flip 3 đã bị bắt quả tang khi âm thầm thực hiện các hành vi gián điệp bằng các mã độc ẩn trong phần sụn (firmware) của thiết bị.
Chiếc điện thoại mang thương hiệu DEXP không chứa trình duyệt internet nhưng tự kết nối trực tuyến qua GPRS sau lưng người dùng và gửi dữ liệu đến máy chủ trên mạng Internet, bao gồm mã IMEI và IMSI của điện thoại. Nó cũng âm thầm gửi tin nhắn SMS đến các số và máy chủ mặc định khác, đồng thời chặn các tin nhắn xác nhận SMS và trả lời tin nhắn thay cho người dùng.
Chiếc Itel it2160 và F Flip 3 thì thông báo cho máy chủ từ xa ngay khi điện thoại được kích hoạt, bằng cách gửi một loạt các thông tin như mã IMEI, quốc gia, kiểu máy, ngôn ngữ, thời gian kích hoạt, ID trạm gốc di động….
Chiếc Irbis SF63 cũng giống DEXP SD2810, thậm chí “cao tay” hơn khi biết tự lấy số điện thoại của người dùng để đăng ký một tài khoản Telegram trực tuyến.
Chuyên gia bảo mật này cũng cho biết đã thông báo vấn đề cho các nhà cung cấp sản phẩm nhưng đều bị họ phớt lờ.
Video đang HOT
5 mẫu điện thoại “cục gạch” được ValdisSS thử nghiệm.
ValdikSS cho biết bản thân đã tiến hành thử nghiệm trên 5 chiếc điện thoại cũ, những thiết bị có từ thời anh còn là học sinh, thông qua việc mua chúng từ các cửa hàng trực tuyến. Một chiếc điện thoại thứ năm, nhãn hiệu Inoi 101 , cũng đã được thử nghiệm. Nhưng thiết bị này không có bất kỳ hành vi xâm phạm hệ thống nào.
Ngoài ra, chuyên gia bảo mật này cũng cho biết, tất cả các máy chủ từ xa nhận các thông tin nói trên đều được đặt tại Trung Quốc. Đây cũng là nơi tất cả các thiết bị này được sản xuất trước khi chuyển tới để bán lại trên các cửa hàng trực tuyến của Nga. Người dùng tại Nga lựa chọn chúng như một dòng sản phẩm giá rẻ thay thế cho các thiết bị khác, chẳng hạn như của thương hiệu Nokia.
Mặc dù mã độc được tìm thấy trong firmware của điện thoại, nhưng nhà nghiên cứu này cũng không thể xác định rõ liệu chúng được thêm vào bởi nhà cung cấp hoặc bên thứ ba chịu trách nhiệm cài đặt các chương trình cơ sở, hoặc thậm chí chúng được cài vào điện thoại trong quá trình vận chuyển hay không.
Một cửa hàng bán điện thoại di động ở Nga.
Và trên thực tế, những vụ việc như thế này đã không còn hiếm ở Nga. Nhiều trường hợp tương tự đã được phát hiện nhiều lần trong suốt 5 năm gần đây. Tuy nhiên, phần mềm gián điệp trước đó chủ yếu tồn tại trên các dòng điện thoại Android giá rẻ, chứ chưa xâm nhập sâu vào các dòng điện thoại phổ thông như trường hợp này.
ValdikSS đổ lỗi cho các sự cố gần đây ở Nga là do các nhà khai thác và nhà cung cấp địa phương, những người đã bán lại điện thoại mà không có bất kỳ cuộc kiểm tra bảo mật nào trước khi phân phối chúng tới tay khách hàng. Nhà nghiên cứu cũng chỉ trích một thực tế rằng không có bất kỳ cơ quan an ninh viễn thông nào của Nga sẽ tiếp nhận và giải quyết các vấn đề này.
Lời khuyên được ông đưa ra dành cho những người muốn mua điện thoại phổ thông, đó là hãy lựa chọn các thương hiệu toàn cầu đáng tin cậy dù chúng có giá đắt hơn một chút. Trước khi mua hãy đọc đánh giá của người mua trước đó để xem có vấn đề gì phát sinh không. Tiếp đó, hãy theo dõi hoạt động của điện thoại mới sau khi mua trong vòng một ngày, đặc biệt chú ý tới các sự thay đổi về số tiền, dù là khá nhỏ, trong tài khoản điện thoại.
Chiếc điện thoại 'cục gạch' độc nhất vô nhị của Nokia
Đây là chiếc điện thoại cơ bản duy nhất của Nokia sử dụng hệ điều hành Android. Tuy nhiên, máy đã không được hãng ra mắt.
Nokia vốn được biết đến với dòng điện thoại "cục gạch" với độ bền rất tốt. Ít người biết rằng hãng đã suýt ra mắt một mẫu điện thoại cơ bản chạy hệ điều hành Android.
Tháng 9/2019, một video trên YouTube đã rò rỉ hình ảnh điện thoại Nokia chạy nền tảng Android. Cùng lúc đó, nhiều người phát hiện mẫu điện thoại Nokia mang mã TA-1208 trên web Wi-Fi Alliance. Danh sách này còn tiết lộ thiết bị có tên gọi Nokia 400 khi phát hành và chạy hệ điều hành Android, hay đúng hơn là GAFP, viết tắt của Google Android for Feature Phones (Google Android cho điện thoại cơ bản).
Hệ điều hành Android trên mẫu điện thoại nút bấm của Nokia.
Chiếc điện thoại này được thiết kế tương tự như các mẫu phổ thông khác của Nokia với màn hình cỡ nhỏ, bàn phím T9 và thân máy polycarbonate mờ. Điện thoại có mặt sau có thể tháo rời với một camera duy nhất được gắn ở trung tâm và đèn flash bên cạnh. Ở cạnh dưới, chiếc điện thoại có giắc cắm tai nghe 3,5 mm và cổng micro-USB để sạc lẫn đồng bộ dữ liệu. Mặt sau có khay thẻ SIM và một khe cắm thẻ nhớ microSD mở rộng.
Sau khi khởi động, máy sẽ có giao diện mở khóa tương tự như những mẫu điện thoại Android khác. Thiết bị này không được trang bị màn hình cảm ứng nên bạn phải mở khóa bằng bàn phím. Màn hình chính chiếc điện thoại có các biểu tượng của Google Chrome, YouTube, Chia sẻ và Máy ảnh cùng với một nút ở giữa để mở ngăn ứng dụng.
Thay vì các nút điều hướng của Android, Nokia 400 bao gồm các nút Cảnh báo, Chọn và Cài đặt bên dưới khay biểu tượng. Khi mở ứng dụng cài đặt bạn sẽ thấy thiết bị có hỗ trợ Wi-Fi và Bluetooth. Đồng thời phần cài đặt sẽ tương tự như các mẫu điện thoại Android khác.
Giao diện chọn ứng dụng trên Nokia 400.
Kho ứng dụng của mẫu điện thoại này bao gồm Máy tính, Lịch, Trình quản lý tệp, Trình dọn dẹp tệp, Đồng hồ, Thư viện, Danh bạ, Radio, Google Maps, WhatsApp và nhiều app khác. Nó cũng bao gồm một số trò chơi có tên là Proxx, Snake và Khủng long Chrome nổi tiếng.
Theo thông tin trong phần Giới thiệu của điện thoại, thiết bị này chạy hệ điều hành Android 8.1.0 Oreo với các bản vá bảo mật vào tháng 8/2019. Ngoài ra, Nokia 400 được trang bị 512 MB RAM.
Một số video trên YouTube cho rằng Nokia 400 được cho là hướng đến thị trường Ấn Độ trước khi bị HMD Global và Google khai tử.
Điện thoại Nokia 110 4G chính thức lên kệ, giá gần 900 nghìn đồng HMD Global tiếp tục củng cố vị thế của mình trên thị trường điện thoại phổ thông với việc ra mắt Nokia 110 4G tại Ấn Độ. Đây là bản nâng cấp của Nokia 110 được ra mắt vào năm 2019 chỉ hỗ trợ 2G. Trong thời đại mà 2G đang dần bị loại bỏ, Nokia 110 4G tự hào có kết nối...