Phát hiện “ma cà rồng” 183 triệu tuổi đang ăn thì ngạt thở chết
“Ma cà rồng” biển sâu là một loài hoàn toàn mới, đã tuyệt chủng, được bảo tồn nguyên vẹn cùng con mồi của nó trong một phiến đá kỷ Jura.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Swiss Journal of Palaeontology, sinh vật vừa được tìm thấy một loài mực ma cà rồng cổ đại chưa từng được biết đến, vừa được đặt tên là Simoniteuthis michaelyi.
Mực ma cà rồng cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn trong phiến đá kỷ Jura – Ảnh: Swiss Journal of Palaeontology
Không chỉ đặc biệt có giá trị vì là một loài mới, hóa thạch Simoniteuthis michaelyi còn là báu vật cổ sinh vật học ở độ bảo tồn đáng ngạc nhiên.
Ngoài việc có thể nhìn thấy rõ bữa ăn cuối cùng của con mực 183 triệu tuổi, các nhà khoa học cũng thu thập được cả tàn tích của các cấu trúc mô mềm, bao gồm cả nhãn cầu.
Thông thường chỉ có xương được hóa thạch. Các con vật thân mềm như mực thậm chí khó lòng được tìm thấy dưới dạng một hóa thạch, chưa nói đến một hóa thạch nguyên vẹn đến khó tin như Simoniteuthis michaelyi.
Video đang HOT
Bên trong nó là hai con cá, nằm gần miệng giữa hai nhãn cầu màu xám.
Đó là bữa ăn cuối cùng của “ma cà rồng” trước khi nó một sự kiện đột ngột vào bạo liệt. Theo Science Alert, con mực cổ đại có lẽ đã bị con mồi làm phân tâm, vô tình để mình chìm xuống vùng nước ít oxy gần đáy biển và chết ngạt.
Hóa thạch được tìm thấy ở khu vực Bascharage của Luxembourg vào năm 2022, bên trong một phiến đá vôi kỷ Jura và bởi 3 nhà cổ sinh vật học người Đức.
Loài mới này cũng có nhiều điểm độc đáo so với các loài mực ma cà rồng cùng nhóm. Các loài thuộc nhóm này sống vào kỷ Jura thường có 5 cặp xúc tu, con này chỉ có 4.
Với bữa ăn còn nguyên chưa kịp tiêu hóa, hóa thạch này cũng là bằng chứng trực tiếp về thói quen ăn thịt của loài mực này, vốn đã tiến hóa ít nhất từ kỷ Jura. Sự hung dữ của nó là lý do nhóm mực này được gọi là mực ma cà rồng.
Có rất nhiều loài mực ma cà rồng thời cổ đại nhưng cho đến nay chỉ một loài duy nhất thuộc nhóm này còn sống sót là Vampyroteuthis infernalis, một sinh vật có da đỏ, mắt đỏ, xúc tu có màng nối nên được mô tả là giống một con bạch tuộc quỷ dữ hơn là mực.
Phát hiện mới về mực ma cà rồng hóa đá với con mồi trên tay
Các nhà cổ sinh vật học tiết lộ một loài mực ma cà rồng chưa từng được biết đến trước đây sống cách ngày nay khoảng 183 triệu năm.
Một con mực ma cà rồng thời hiện đại ở Monterey Canyon, California, ở độ sâu 77 cm. Ảnh: MBARI.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cổ sinh vật học Thụy Sĩ, loài mực mới được xác định, có tên là Simoniteuthis michaelyi, được mô tả là một mẫu vật đáng chú ý bị hóa thạch "với con mồi trên tay".
Ben Thuy, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Quốc gia Lịch sử tự nhiên Luxembourg (LNMNH) và là tác giả của nghiên cứu mới nhất, nói với Newsweek: "Một khía cạnh thực sự thú vị của khám phá này là con mực bị hóa thạch với con mồi trên tay, đây là một trường hợp siêu hiếm gặp về sự tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi bị hóa thạch theo thời gian".
Mực ma cà rồng (được biết đến với tên khoa học là vampyromorphs) là một bộ động vật chân đầu, vốn bao gồm bạch tuộc, mực nang và các sinh vật liên quan. Vampyromorph bề ngoài giống mực, nhưng chúng có quan hệ gần gũi hơn với bạch tuộc, có 8 cánh tay thay vì 10.
Nhiều loài vampyromorphs tuyệt chủng đã được phát hiện, cho thấy những sinh vật này là thành phần chính của các cộng đồng đại dương thời tiền sử. Nhưng thành viên duy nhất còn sống của bộ này là loài sinh vật biển sâu Vampyroteuthis infernalis - cái tên có nghĩa là "mực ma cà rồng từ địa ngục".
Loài mực ma cà rồng thời tiền sử được tìm thấy trong một cuộc khai quật do LNMNH thực hiện vào tháng 5/2022 tại Bascharage, phía đông nam Luxembourg. Mẫu vật ước tính có niên đại vào đầu kỷ Jura, kéo dài khoảng 201-174 triệu năm trước.
Chuyên gia Ben Thuy cho biết: "Loài này được khám phá dựa trên một phát hiện đặc biệt về một loài động vật chân đầu giống mực hoàn chỉnh bảo quản các bộ phận mềm một cách chi tiết đến kinh ngạc".
"Khía cạnh khác thường nhất của hóa thạch mới là sự bảo quản tinh tế, bao gồm phần còn lại của các cấu trúc thường không thể hóa thạch như mô cơ, mực hoặc nhãn cầu".
Simoniteuthis có thể trông giống một con mực ngày nay nhưng có 8 cánh tay. Sinh vật này dài khoảng 38 cm.
"Loài vật này là họ hàng xa và nhiều khả năng trông rất giống loài mực ma cà rồng hiện đại. Vì chúng tôi không còn dấu vết sắc tố hóa thạch nào được bảo tồn nên chúng tôi chỉ có thể suy đoán về màu sắc của con vật khi còn sống", chuyên gia Ben Thuy nói.
Các nhà khoa học nhận biết từ bằng chứng hóa thạch trực tiếp rằng Simoniteuthis là một loài săn mồi mạnh mẽ. Trên thực tế, mẫu vật được bảo quản với hai con cá nhỏ trong vùng miệng, cho thấy con vật đã chết khi đang ăn bữa ăn cuối cùng.
Tuy nhiên, sống trong một đại dương đầy cá lớn và các loài bò sát biển, Simoniteuthis cũng là con mồi của những kẻ săn mồi khác, theo chuyên gia Ben Thuy.
Simoniteuthis sống ở vùng biển nông dọc theo bờ biển của một hòn đảo nằm ở trung tâm lục địa châu Âu ngày nay. Tình trạng hóa thạch bảo quản tốt một cách đáng chú ý của sinh vật này có thể được giải thích bằng các điều kiện môi trường hiện có trong vùng nước.
"Vùng nước đáy biển thiếu oxy do khí hậu và điều kiện hoàn lưu đại dương vào thời điểm đó giúp xác Simoniteuthis được bảo quản nguyên vẹn thay vì bị những động vật ăn xác cắn xé", chuyên gia Ben Thuy nói.
"Phát hiện của chúng tôi góp phần nâng cao kiến thức về sinh vật biển kỷ Jura, đặc biệt là về mặt cung cấp bằng chứng hóa thạch trực tiếp về sự tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi thời cổ đại".
Top 3 loại vũ khí đỉnh cao nhất thời cổ đại khiến kẻ thù sợ hãi, số 1 nổi tiếng ai cũng biết tên Dưới đây là những loại vũ khí cổ đại có lực công phá rất mạnh, có loại chỉ cần dùng tay không cũng khiến kẻ thù run rẩy. 1. Nỏ Gia Cát Một trong những loại vũ khí cổ đại nổi tiếng nhất Trung Quốc đó chính là Nỏ Gia Cát do Gia Cát Lượng sáng chế, đây là một loại nỏ liên...