Phát hiện loại vật thể thiên văn mới: ‘Trợ thủ của ma cà rồng’
Trong quá trình tìm hiểu về những ngôi sao Be bí ẩn, một loại ma cà rồng vũ trụ, các nhà khoa học đã phát hiện dấu tích của một vật thể nguy hiểm khác.
Các ngôi sao Be luôn là bí ẩn thú vị đối với các nhà thiên văn. Đó là một tập hợp con của các ngôi sao loại B sáng. Khác với các sao B bình thường, sao Be quay rất nhanh và tạo ra các vòng vật chất quanh quỹ đạo, điều không thấy ở các loại sao khác và vẫn chưa được giải thích cụ thế.
Bằng cách phân tích dữ liệu từ hai vệ tinh cực mạnh Gaia và Hipparcos, các nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds (Anh) đã chỉ ra rằng các đặc điểm kỳ lạ của Be là do sự tương tác với 2 người bạn đồng hành.
Sao Be “quái vật” và ngôi sao nạn nhân ở phía xa, đã bị tước bỏ phần bên ngoài – Ảnh đồ họa: ESO
Sao Be được cho là một loại “ma cà rồng” vũ trụ. Lý thuyết cho rằng loại sao quái dị này phát triển từ một hệ sao đôi gồm 2 ngôi sao quay quanh một tâm chung.
Be “săn mồi” và bạn đồng hành nhỏ hơn của chúng thành nạn nhân. Vật chất từ nạn nhân bị nó hút lấy, tạo nên vòng vật chất quanh mình, đồng thời tích lũy thêm mô-men động lượng để tăng tốc độ quay.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tập trung vào một vấn đề: Phạm vi của các hệ sao đôi quay quanh cùng một tâm điểm dường như quá lớn để ngôi sao Be có thể săn tìm và “hút máu” người bạn đồng hành.
Đó là một câu trả lời khó tìm kiếm, bởi chỉ 28% sao Be được xác định kèm với bạn đồng hành. Có một giả thuyết rằng ngôi sao đồng hành đã trở nên quá mờ nhạt để quan sát sau thời gian dài bị “hút máu”.
Xem xét dữ liệu về các dạng sao khác nơi có một ngôi sao bị tước bỏ vật chất bởi bạn đồng hành, các nhà khoa học kết luận sao Be có khả năng là một phần của hệ thống nhiều hơn 2 ngôi sao.
Trong đó, ngôi sao thứ ba đóng vai trò như “trợ thủ của ma cà rồng”, quay ở quỹ đạo lớn hơn bên ngoài sao Be và sao “nạn nhân”.
Sự hỗn loạn của hệ thống ba sao đã giúp trợ thủ ẩn mình này có cơ hội đẩy ngôi sao nạn nhân lại gần ngôi sao Be hơn, trong khi chính nó lại lùi ra xa.
Khoảng cách đủ gần đã giúp Be dễ dàng “ăn uống” hơn, phát triển tốt hơn để đạt được trạng thái “quái vật” mà các nhà thiên văn hay quan sát được.
NASA: Tiểu hành tinh chưa từng biết áp sát Trái Đất sáng nay
Tiểu hành tinh này mang tên 2023 MU2, có thể to như một tòa nhà 3 tầng và là một trong những vật thể không gian tiếp cận gần Trái Đất nhất từ trước đến nay.
Theo Trung tâm nghiên cứu Vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) thuộc NASA, tiểu hành tinh 2023 MU2 vừa bay xuyên qua khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Khoảnh khắc nó đến gần địa cầu nhất là 19 giờ 19 phút tối 25-6 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức 7 giờ 19 phút sáng 26-6 theo giờ Việt Nam.
Quỹ đạo của 2023 MU2 (màu vàng) cắt ngang quỹ đạo Trái Đất (Earth - màu trắng) - Ảnh: DỰ ÁN KÍNH VIỄN VỌNG ẢO/EU
Theo tờ Space, vật thể từng gây giật mình cho cộng đồng thiên văn bởi lần đầu tiên nó được nhận thấy là ngày 16-6, chỉ trước thời điểm lướt qua Trái Đất vài ngày, quá ngắn cho bất kỳ nhiệm vụ phòng thủ hành tinh nào.
Đường kính ước tính của vật thể là từ 3,9 đến 8,8 m, tức độ lớn dao động từ cỡ một ngôi nhà cho đến một tòa nhà 3 tầng.
Tiểu hành tinh được xác nhận và đặt tên bởi Trung tâm hành tinh nhỏ của Liên minh Thiên văn quốc tế hôm 22-6. Những bước nghiên cứu sau đó đã giúp người Trái Đất thở phào.
Mặc dù 2023 MU2 tiếp cận chúng ta với khoảng cách 215.000 km, tức khoảng 60% khoảng cách Trái Đất - Mặt Trăng. Con số có vẻ lớn, nhưng trong thiên văn, đó là một "khoảng cách rất gần", theo cách gọi của Dự án Kính viễn vọng ảo của Liên minh châu Âu. Nhưng, may mắn là quỹ đạo của nó ổn định và an toàn, chắc chắn không xảy ra va chạm.
Tạm thời chưa có cảnh báo nào được đưa ra về khả năng vật thể này gây nguy hiểm trong tương lai, khi nó quay lại khu vực gần Trái Đất.
2023 MU2 đã được CNEOS thêm vào danh mục hơn 32.000 tiểu hành tinh gần Trái Đất và là một trong những cái từng tiếp cận gần nhất. Có rất ít vật thể bay qua khu vực bên trong quỹ đạo của Mặt Trăng.
Việc theo dõi các vật thể có khả năng gây đe dọa được cộng đồng thiên văn quốc tế thúc đẩy chặt chẽ hơn sau "hồi chuông cảnh tỉnh" năm 2013, khi một tiểu hành tinh phát nổ rất bất ngờ ở TP Chelyabinsk - Nga, khiến hàng ngàn người bị thương, cửa kính nhiều tòa nhà vỡ nát do sóng xung kích từ vụ nổ.
Nhiều cơ quan vũ trụ trên thế giới đã thúc đẩy các sứ mệnh phòng thủ hành tinh hiệu quả, trong đó nổi tiếng nhất là thử nghiệm DART của NASA năm 2022: Phóng một tàu "cảm tử" làm lệch quỹ đạo của một tiểu hành tinh.
Phát hiện hàng trăm vật thể có sắp xếp kỳ dị gần trung tâm Ngân hà Một nhóm các nhà vật lý thiên văn quốc tế đã phát hiện ra hàng trăm cấu trúc bí ẩn ở trung tâm Dải Ngân hà. Theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 2.6 trên Tạp chí Vật lý thiên văn, các "sợi" vũ trụ đơn tuyến này là hàng trăm sợi thẳng đứng với mặt phẳng Ngân hà hoặc sợi...