Phát hiện loài thực vật trong suốt độc đáo ở độ cao kỷ lục tại Việt Nam
Nhà khoa học phát hiện loài thực vật trong suốt không chứa diệp lục tại khu vực rừng nguyên sinh thuộc bản Vịn, tỉnh Thanh Hóa.
Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện một loài thực vật đặc biệt, không chứa diệp lục, có tên khoa học là Thismia papillata, tại khu vực rừng nguyên sinh thuộc bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Điều đáng chú ý, đây là loài thực vật dị dưỡng duy nhất được ghi nhận ở độ cao 800 mét so với mực nước biển tại Việt Nam, đán.h dấu một khám phá quan trọng trong lĩnh vực đa dạng sinh học của đất nước.
Phát hiện loài thực vật trong suốt độc đáo tại Việt Nam.
Thông tin được công bố vào ngày 23/12 bởi Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, nơi các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga và Đại học Tổng hợp Moscow (Nga) phối hợp thực hiện chuyến khảo sát sinh thái và đa dạng sinh học. Kết quả đã được đăng tải trên tạp chí khoa học uy tín Phytotaxa vào tháng 6 vừa qua.
Thismia papillata thuộc chi Tiết mi (Thismia), họ Tiết mi (Thismiaceae), một nhóm thực vật thân thảo nhỏ bé, sống dị dưỡng bằng cách cộng sinh với nấm. Khác với phần lớn các loài thực vật có khả năng tự tổng hợp dinh dưỡng thông qua quá trình quang hợp nhờ diệp lục, Thismia papillata hoàn toàn phụ thuộc vào nấm để tồn tại và phát triển.
Loài thực vật mới này có thân cây hơi mọng, rễ dạng sợi và ưa môi trường ẩm ướt trên cạn. Đặc điểm nổi bật của Thismia papillata là sự “trong suốt” do không có diệp lục, lá của chúng bị suy thoái thành dạng vảy nhỏ màu trắng, dài khoảng 2mm. Cành hoa dài khoảng 1mm, mang một bông hoa duy nhất ở đầu được bao quanh bởi 3 lá bắc màu trắng nhạt.
Video đang HOT
Bông hoa của Thismia papillata có màu trắng nhạt, dài khoảng 13mm, hình chén ngược, mặt ngoài có các nốt nhú nổi rõ và uốn cong ở giữa. Các nhị hoa kết hợp thành một ống uốn cong hình chiếc ủng, noãn dưới gồm nhiều ô. Hoa thường nở vào tháng 10. Đặc điểm khác biệt nhất của loài này so với các loài khác trong chi Thismia là hình thái các phần phụ của bao hoa bên ngoài và bên trong. Cụ thể, các bao hoa bên trong hợp nhất thành dạng mũ, các phần phụ của bao hoa bên ngoài dài 15mm, còn phần phụ bên trong dài 9mm.
Theo các nhà khoa học, trên toàn thế giới hiện có 109 loài thuộc chi Tiết mi, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, kéo dài đến vùng ôn đới Úc và châu Mỹ. Tại Việt Nam, trước đây đã ghi nhận 6 loài thuộc chi này, tuy nhiên, tất cả đều phân bố từ Quảng Trị trở vào. Việc phát hiện Thismia papillata tại Xuân Liên đán.h dấu lần đầu tiên loài này được tìm thấy ở vĩ độ cao nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt hơn, mẫu vật duy nhất được phát hiện cho thấy sự quý hiếm và độc đáo của loài thực vật này.
Việc phát hiện loài thực vật mới Thismia papillata tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã khẳng định thêm giá trị đa dạng sinh học của khu vực này, không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Nam Á. Các nhà khoa học cho rằng đây là một phát hiện quan trọng, cho thấy sự đa dạng và phong phú của hệ thực vật Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tìm hiểu và bảo tồn khu vực này.
Phát hiện này không chỉ góp phần làm phong phú thêm danh sách các loài thực vật ở Việt Nam mà còn mở ra những hướng tìm hiểu mới về các loài thực vật dị dưỡng, đặc biệt là cơ chế cộng sinh với nấm và khả năng thích nghi với môi trường sống độc đáo. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên cần tiếp tục được quan tâm, đầu tư tìm hiểu để phát huy hết giá trị đa dạng sinh học, sinh thái và môi trường, đồng thời đảm bảo bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm.
Sa mạc đã không mưa trong 400 năm và khô cằn nhất trên trái đất, nhưng tại sao vẫn có những thảm họa nở rộ! Lý do chính xác là gì?
Diện tích đất liền trên trái đất rất rộng lớn, hình thành nên nhiều địa hình đa dạng.
Trong số rất nhiều khu vực, một số khu vực thích hợp cho sự sinh tồn sinh học. Nhiều loài sinh tồn ở đây và hầu hết những nơi con người sinh sống cũng nằm trong những khu vực này.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực trên trái đất có môi trường vô cùng khắc nghiệt khiến các sinh vật khó có thể tồn tại ở đó. Ví dụ, các vùng cực, những ngọn núi phủ tuyết cao nguyên và sa mạc đều hoang vắng và chỉ có một số loại động vật và thực vật có thể tồn tại.
Ảnh minh họa.
Trong số đó, đặc điểm lớn nhất của những khu vực có môi trường khắc nghiệt như sa mạc không phải là nắng gắt hay nhiệt độ cao mà là hạn hán và thiếu nước! Ở sa mạc, do thiếu nước, nguồn sống nên chỉ có một số loài thực vật cực kỳ ngoan cường mới có thể bén rễ và phát triển ở đây. Hầu hết chúng đều có nhiều gai khác nhau, khiến chúng trông rất nguy hiểm. Cây xanh thông thường và thậm chí cả hoa chỉ có thể được nhìn thấy ở những ốc đảo quý hiếm.
Sa mạc khô nhất thế giới là sa mạc Atacama ở Chile. Sa mạc này nằm ở giữa bờ biển phía tây Nam Mỹ và trải dài hơn một nghìn km. Nơi đây có những kỳ quan như núi lửa, hồ nước mặn và miệng núi lửa thiên thạch. Nó từng được CNN bình chọn là một trong "25 nơi đẹp nhất" trên thế giới". Nơi đây có bầu trời quang đãng nhất thế giới và là một trong những điểm quan sát thiên văn tốt nhất trên thế giới. Điều này chính xác là do sa mạc Atacama có rất ít mưa và được gọi là "Cực khô nhất thế giới".
Sa mạc Atacama chịu ảnh hưởng của dòng lạnh Peru, dãy núi Andes ngăn lượng mưa ở phía đông nên trở nên cực kỳ khô hạn, lượng mưa trung bình hàng năm dưới 0,1 mm. Đã từng có đợt mưa giảm trong 91 năm liên tiếp, nên nơi này còn được gọi là "Trái đất sao Hỏa". Tuy nhiên, sa mạc khô cằn nhất thế giới bỗng chốc biến thành biển hoa chỉ sau một đêm, với vô số loài hoa khoe sắc, đẹp như trong truyện cổ tích.
Sở dĩ hiện tượng kỳ diệu như vậy xảy ra là do ảnh hưởng của El Ninõ mang đến một lượng mưa lớn cho sa mạc Atacama. Những hạt giống thực vật ngủ yên trong sa mạc nảy mầm, lớn lên và nở hoa chỉ sau một đêm, biến sa mạc hoang vắng ban đầu trở thành sa mạc biển hoa thật tuyệt vời! Nhưng với cảnh đẹp như vậy, người dân địa phương rất lo lắng vì khu vực này hầu như không có mưa nên những ngôi nhà không được chống thấm khi xây dựng và một trận mưa lớn cũng khiến nhà cửa của họ bị hư hại nghiêm trọng.
Một biển hoa nở rộ trên sa mạc chỉ sau một đêm. Cảnh tượng như vậy hiếm có trên thế giới. Thật là một điều may mắn khi được tận mắt chứng kiến. Bạn nghĩ gì về hiện tượng này?
Phát hiện hóa thạch sinh vật ngoại lai đáng kinh ngạc tại Mỹ Các nhà khoa học vô cùng 'bối rối' với phát hiện chấn động gần đây - một loại thực vật ngoại lai lần đầu tiên được tìm thấy gần một 'thị trấn ma' ở Utah, Mỹ, cách đây 55 năm dường như không liên quan đến bất kỳ loài thực vật hiện đại hay đã tuyệt chủng nào được biết tới cho đến...