Phát hiện loài sâu châu Phi có khả năng ‘ăn’ rác nhựa
Ấu trùng sâu bột có thể trở thành phương án tái chế hiệu quả và thân thiện với môi trường, thay thế cho các phương pháp truyền thống.
Công nhân phân loại rác thải nhựa để tái chế tại Narashino, tỉnh Chiba, Nhật Bản. Ảnh: TTXVN/phát
Theo một nghiên cứu mới, một loài côn trùng ăn nhựa có thể giúp giải quyết vấn nạn rác thải đã và đang bóp nghẹt Trái đất trong thời gian dài. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, ấu trùng của loài sâu bột Kenya có khả năng tiêu hóa nhựa, khiến nó trở thành loài côn trùng bản địa duy nhất ở châu Phi có năng lực này..
Bà Fathiya Khamis, nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Quốc tế về Sinh lý học và Sinh thái học Côn trùng của Kenya, người đứng sau nghiên cứu này cho biết: “Bằng cách nghiên cứu những ‘kẻ ăn nhựa’ tự nhiên này, chúng tôi hy vọng có thể tạo ra những công cụ mới giúp loại bỏ rác thải nhựa nhanh hơn và hiệu quả hơn”,Bà Khamis và nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng loài sâu này là nhộng của bọ cánh cứng Alphitobius. Nó có các enzyme có thể phân hủy polystyrene – thành phần chính trong xốp. Polystyrene lan tràn trong các hệ sinh thái thủy sinh và có độ bền cao.
Sâu bột có thể cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả và thân thiện với môi trường cho các phương pháp tái chế truyền thống vốn thường tốn kém và thậm chí có thể làm tăng ô nhiễm.
Video đang HOT
Để thử nghiệm khả năng của loài sâu này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm kéo dài một tháng và quan sát vi khuẩn đường ruột của chúng.
Trong thời gian nghiên cứu, các con sâu được cho ăn polystyrene và cám – một loại thức ăn giàu dinh dưỡng.
Kết quả cho thấy sâu tiêu thụ polystyrene hiệu quả hơn khi được cho ăn kèm với cám, so với chế độ ăn chỉ có polystyrene. Chúng có thể phân hủy được 11,7% tổng lượng polymer. Chúng cũng sống sót với tỷ lệ cao hơn, cho thấy tầm quan trọng của chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Bà Khamis cho biết những con sâu phân hủy được polymer có mức độ vi khuẩn nhất định cao hơn, và hiện các nhà nghiên cứu đang hướng tới việc phân lập enzyme của chúng để “tạo ra các giải pháp vi sinh giúp xử lý rác thải nhựa trên quy mô lớn hơn”.
“Thay vì thả một số lượng lớn côn trùng này vào các bãi rác (điều này không thực tế), chúng ta có thể sử dụng vi sinh vật và enzyme chúng tạo ra trong các nhà máy, bãi chôn lấp và địa điểm dọn dẹp”, ông Khamis nói thêm.
Rác nhựa làm tắc nghẽn đập thủy điện, gây mất điện nhiều thành phố lớn CHDC Congo
Luồng rác nhựa chảy vào đập thủy điện chính ở miền đông CHDC Congo đang gây mất điện ở nhiều thành phố lớn, tạo nên thách thức mà giới hữu trách địa phương vẫn đang tìm cách tháo gỡ.
Thủy điện Ruzizi ở Bukavu. ẢNH: REUTERS
"Thủ phạm" gây cúp điện chính là rác nhựa tràn lan, đến từ thực tế người dân CHDC Congo tăng cường sử dụng nhựa vì tính tiện dụng và giá thành thấp cùng với việc thiếu mạng lưới thu gom rác nhựa hiệu quả.
Đập thủy điện Ruzizi ở đầu phía nam của hồ Kivu, giáp Rwanda, cung cấp điện cho Bukavu và những thành phố khác. Vì thế tình trạng cúp điện chưa có lối thoát đang gây tổn thất cho hoạt động của các doanh nghiệp địa phương.
Những cơn mưa lớn vừa qua đã đẩy rác nhựa từ các địa hình núi non xuống hồ, và gây tắc nghẽn con đập.
"Rác nhựa thành công chặn luồng nước. Nước không thể tiến vào các đường ống dẫn để cung cấp áp suất và vận tốc cần thiết cho các cỗ máy hoạt động", Reuters hôm 18.11 dẫn lời ông Ljovy Mulemangabo, Giám đốc tỉnh của Công ty điện quốc gia SNEL.
Mỗi ngày phía công nhân vệ sinh đều dọn dẹp các chai nhựa, hộp chứa thức ăn và những loại rác khiến các cỗ máy của thủy điện lâm vào tình trạng ngưng trệ suốt nhiều giờ. Bất chấp nỗ lực của họ, rác nhựa vẫn tiếp tục tích tụ và gây cúp điện trên diện rộng.
Ông Didier Kabi, Giám đốc Sở Môi trường và Kinh tế Xanh, là một trong những người đang tìm giải pháp, chẳng hạn yêu cầu các hộ gia đình tham gia tổ chức thu thập rác nhựa từ đầu nguồn để ngăn chặn rác thải đổ xuống hồ.
Việc dọn dẹp trên bề mặt vẫn chưa đủ, vì rác nhựa tích tụ đến độ sâu 14 m, buộc những tổ người nhái phải tham gia quá trình xử lý lòng hồ để các tuabin đập có thể vận hành.
Frantz và giấc mơ hồi sinh cuộc đời mới cho rác nhựa Frantz Byrch Pedersen - 42 tuổi, doanh nhân gốc Đan Mạch - đã chọn gắn bó với Hội An để thực hiện giấc mơ tái chế rác và dành một phần tốt đẹp 'trả lại Việt Nam'. Frantz có hơn 20 năm làm việc ở nhiều quốc gia tại châu Á. Năm 2015, lần đầu đến Việt Nam, Frantz chợt yêu đất nước...