Frantz và giấc mơ hồi sinh cuộc đời mới cho rác nhựa
Frantz Byrch Pedersen – 42 tuổ.i, doanh nhân gốc Đan Mạch – đã chọn gắn bó với Hội An để thực hiện giấc mơ tái chế rác và dành một phần tốt đẹp ‘trả lại Việt Nam’.
Frantz có hơn 20 năm làm việc ở nhiều quốc gia tại châu Á. Năm 2015, lần đầu đến Việt Nam, Frantz chợt yêu đất nước này. Từ văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên và con người Việt Nam đều cho anh ấn tượng và trở thành động lực níu chân anh lại nơi này.
Chọn Việt Nam
Thời gian đầu anh kiếm nguồn nguyên liệu tre tại một số tỉnh phía Bắc và làm bình nước, bàn chải đán.h răng, cốc và các sản phẩm độc đáo từ tre. Năm 2020-2022, anh tập trung vào việc trộn rác tre, rác cà phê, rác giấy, rác thải gỗ với nguyên liệu sinh học để ép khuôn sản phẩm mang tên Not Just a Cup.
Sản phẩm được đăng ký kiểm định và bán ở châu Âu từ đầu năm 2022. Từ tháng 3-2022, Frantz về Việt Nam và chọn Hội An làm nơi dừng chân. Giữa năm 2022, anh tìm gặp chính quyền Hội An và chia sẻ mong muốn bắt đầu thu gom, băm nhỏ và tái chế rác thải nhựa ở Hội An và Đà Nẵng.
Frantz kể anh mất khoảng 18 tháng nghiên cứu giải pháp của mình và nói chuyện với các chủ cửa hàng kinh doanh lĩnh vực ăn uống, các khách sạn, hộ gia đình, trường học ở cả hai thành phố. Họ đồng ý giúp phân loại rác thải nhựa và làm sạch trước khi trao đến anh.
Chiếc xe đặc biệt của Frantz và hành động đẹp khiến nhiều người yêu mến – Ảnh: N.V.
“Chúng tôi gọi họ là các “đối tác nhựa”. Hai bên cùng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Họ tôn trọng công việc của tôi và cũng hiểu rằng hai bên đang giúp đỡ nhau vì một môi trường tốt hơn và sạch hơn, đồng thời ngăn chặn rác thải nhựa được đưa vào các bãi chôn lấp hoặc đại dương”, Frantz chia sẻ.
Bước tiếp theo Frantz tìm kiếm các nhà máy ở Việt Nam nhận thiết kế và sản xuất các sản phẩm đặt hàng từ nguyên liệu rác tái chế. Tháng 11-2023, anh đặt mua chiếc máy băm nhỏ đầu tiên về kho ở Hội An và cùng vài cộng sự bắt đầu thu gom rác thải nhựa.
Đến nay nhóm anh đã có hơn 100 đối tác nhựa tại Hội An và Đà Nẵng. Thông qua mạng xã hội, những thông điệp được đặt tại các quán cà phê… dự án mang tên “Not Just Plastic” dần được nhiều người biết đến.
Chiếc xe truyền cảm hứng
Sau khi thiết lập sự kết nối và tin cậy với các đối tác nhựa, Frantz bắt đầu hành trình thu gom rác nhựa cố định vào ba ngày mỗi tuần. Anh hướng đến rác thải nhựa có giá trị thấp như ly nhựa và nắp ly dùng một lần, túi nilông, ống hút nhựa, là những loại rác thải khó thu gom và tái chế.
Mỗi ngày chiếc xe kéo tự chế với dòng chữ “Chúng tôi tái chế rác thải nhựa” theo anh rong ruổi khắp các con phố.
Thấy bóng xe anh đi qua, đám trẻ xúm lại, nhảy lên thùng xe và phụ anh gom rác. Du khách ở phố cổ Hội An nhiều người cũng nán lại hỏi han khi thấy chiếc xe lạ của anh. Mỗi tuần lại có thêm vài đối tác nhựa mới tìm đến nhóm.
Anh Trần Đình Quốc Khương, một chủ nhà hàng tại phố cổ Hội An, cho biết hình ảnh Frantz cùng chiếc xe máy kéo rong ruổi trên khắp đường phố để thu gom rác nhựa làm lay động trái tim nhiều người.
“Việc làm của anh không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại rất nhiều tác động tích cực đến với người dân.
Video đang HOT
Nhiều người cũng dần thay đổi ý thức với môi trường khi chứng kiến một chàng Tây làm việc đó tại đất nước mình. Nhiều hàng quán cũng đã sử dụng hộp ly giấy nhiều hơn, bà con thay thế túi nilông bằng túi tái chế dùng nhiều lần”, anh Khương kể.
Nối dài vòng đời cho rác
Rác nhựa sau khi được thu gom về kho sẽ được phân loại thành các loại khác nhau và được băm nhỏ thành các mảnh nhựa có kích thước 8-10 mm. Các mảnh nhựa này sau đó được giao đến nhà máy đối tác để sản xuất ra sàn lót ngoài trời, túi xách, tấm pallet…
Ngoài ra nhóm của Frantz còn làm thêm móc khóa, tổ chức các buổi hội thảo để các trường học đến tham quan, học hỏi và xem hoạt động của họ để truyền thông điệp yêu môi trường.
“Nhìn những nụ cười của người cho rác, những thay đổi nhỏ của người trẻ khi chứng kiến hành động của chúng tôi, tôi biết ơn vì đã đến Việt Nam và làm việc ở đây, biết ơn vì đã và đang làm một công việc tạo nên sự khác biệt và truyền cảm hứng cho mọi người, vì một Việt Nam xanh hơn và tốt đẹp hơn”, Frantz bộc bạch.
Hiện tại Frantz tiếp tục phát triển các sản phẩm bền vững như bàn chải đán.h răng, cốc, chai, ống hút… Sàn ngoài trời bằng rác thải cà phê, rác thải nhựa và rác thải tre cũng đang được sản xuất.
Nhóm vẫn khuyến khích người dân mang rác nhựa đến và tích điểm. Mỗi ký rác tương đương với 1 điểm.
Chàng trai Bắc Ninh đi xin chậu vỡ, chai nhựa từ hàng xóm rồi tái chế thành đồ chơi cho trẻ nhỏ
Từ những thứ tưởng chừng bỏ đi như nắp chai, túi bóng, chậu vỡ,... anh Đinh Đồng Giang (31 tuổ.i, xã Tân Lãng, Lương Tài, Bắc Ninh) đã làm nên những sản phẩm độc đáo, đem tặng cho các em nhỏ và mọi người.
Anh Giang tái chế các vật liệu bỏ đi thành những tác phẩm độc đáo. Ảnh: NVCC
Tuổ.i thơ của chàng trai "thổi hồn" vào rác
Từ lúc ra đời, Đinh Đồng Giang đã không được may mắn như bao bạn nhỏ khác. Khi đó, anh bị liệt nửa người nên tay trái không thể làm gì và chân không thể đi lại được. Bởi vậy, mọi sinh hoạt cá nhân thường ngày, Giang đều phải nhờ bố mẹ giúp đỡ.
Anh Đinh Đồng Giang bên cạnh tác phẩm tái chế của mình
Bước vào lớp 1, Giang thường xuyên bị ốm nặng nên việc học nhanh chóng phải khép lại. "Có những lần ốm nặng, gần một tuần tôi không ăn uống được gì. Bố mẹ tôi lo lắm nhưng không biết phải làm thế nào. Thậm chí, có những lúc bố mẹ tôi tuyệ.t vọn.g nghĩ tôi không qua khỏi", anh Giang chia sẻ.
Cả tuổ.i thơ phải chống chọi với bệnh tật,b>không thể đến trường như bạn bè đồng trang lứa , lúc đó, Giang khao khát có cuộc sống như người bình thường.
Năm 2013, hạnh phúc đã mỉm cười khi anh Giang được chính quyền địa phương hỗ trợ chi phí phẫu thuật. Sau gần một tháng tại bệnh viện, từ cậu bé bị liệt nửa người, Giang đã có thể cử động từng ngón chân, ngón tay.
Dần dần, Giang đã tự bước từng bước chắc nịch trên sàn nhà không cần ai giúp đỡ. Chứng kiến điều này, bố mẹ anh đã không kìm được nước mắt, chạy đến ôm con vào lòng.
Căn phòng nhỏ chưa đầy 10m2 vừa là nơi ngủ nghỉ, vừa là nơi trưng bày các sản phẩm tái chế độc đáo của anh Giang
Mỗi bức tranh đều có ý nghĩa và sự độc đáo riêng
Giang cho biết, bức tranh chữ Cha Mẹ được anh làm từ những chiếc lông gà nhỏ, đặt trong khung tranh tự tái chế
Một số bức tranh làm vỏ sò, túi bóng, giấy,...
Những tháng ngày sau đó, mặc dù không thể làm được những công việc nặng nhưng Giang có thể tự làm những việc cá nhân của mình. Rồi anh phụ giúp bố mẹ quét nhà, rửa bát,... Đến khi sức khỏe ổn định hơn, niềm khát khao con chữ lại hối thúc anh.
"Chứng kiến nhiều bạn khiếm khuyết có hoàn cảnh khó khăn hơn mình nhưng vẫn cố gắng học, hoàn thiện từng nét chữ, khi đó niềm khát khao con chữ trong tôi trỗi dậy. Sau đó, tôi quyết tâm tự tập đọc, tập viết, lấy sách báo đán.h vần từng con chữ. Vài năm sau, bản thân tôi có thể đọc, viết thành thạo", anh Giang chia sẻ.
Biến rác thành những tác phẩm độc đáo
Chia sẻ về nguồn cảm hứng tái chế rác thành đồ chơi, bức tranh của mình, anh Giang cho biết: "Trước đây, tôi xem tivi thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên nghiêm trọng. Xong lại nhìn thấy nơi mình sinh sống có rất nhiều rác. Chính điều này đã giúp tôi nảy ra ý tưởng tái chế rác thành đồ chơi".
Năm 2019, anh Giang bắt đầu nhặt nhạnh những thứ bỏ đi rồi biến chúng thành món đồ chơi đẹp mắt. Ban đầu, anh lấy những sợi dây đồng từ dây điện bỏ đi rồi quấn lại thành chiếc xe máy hay những đồ chơi đơn giản.
Tiếp đó, thấy lông gà có màu sắc rất đẹp, lại bóng và mượt nên anh Giang quyết định nhặt chúng rồi làm sạch, phơi khô. Khi nhiều, anh đem cắt, ghép, dán và xếp lại thành một bức tranh hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, anh cũng nhặt những vỏ chai nước rồi lắp thành những con robot, người máy...
Ngoài các bức tranh, anh còn làm nhiều món đồ chơi độc đáo
Một số đồ chơi làm từ vỏ sò, quả thông, nắp chai nhựa
Những chiếc xe được làm từ nhiều nguyên vật liệu tái chế
Sau khi hoàn thiện các sản phẩm, anh Giang chụp ảnh, đăng lên mạng xã hội. Từ người thân, bạn bè cho đến những người xa lạ, họ đều tỏ ra thích thú và khen ngợi những sản phẩm của anh. Nhận được những lời khen ngợi từ mọi người, anh Giang càng có thêm động lực để làm ra những sản phẩm tái chế từ rác nhiều hơn.
"Ngoài làm tranh và đồ chơi, tôi còn làm tiểu cảnh bằng... chậu vỡ. Những vật liệu mà gia đình hay hàng xóm không sử dụng như lon nước ngọt, ấm nước, chai nhựa, bìa giấy,... tôi đều xin giữ lại để tái chế. Mỗi sản phẩm sẽ có thời gian hoàn thiện khác nhau. Có những tác phẩm tôi chỉ mất khoảng 2-3 ngày, có tác phẩm phải mất khoảng một tháng", anh Giang vui vẻ cho biết.
Các tác phẩm tiểu cảnh được làm từ những chiếc chậu vỡ
Tính đến thời điểm hiện tại, anh Giang đã làm ra được hàng trăm sản phẩm tái chế. Rất nhiều sản phẩm tâm huyết của anh Giang đã được tặng cho những người yêu thích, nhất là những bạn nhỏ.
Anh Giang cho hay: "Việc tái chế rác không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang đến cho các bạn nhỏ những món đồ chơi độc đáo và tiết kiệm được một khoản chi phí.
Việc hướng dẫn cho các em nhỏ làm những sản phẩm tái chế từ rác sẽ giúp các em rèn luyện được tư duy sáng tạo. Sản phẩm do các em tạo ra sẽ độc lạ và khiến các em cảm thấy thích thú hơn. Bởi, mỗi sản phẩm tái chế sẽ có màu sắc khác nhau, không phải sản phẩm nào cũng như giống như sản phẩm nào".
Tác phẩm chuông gió được tái chế từ những chai thủy tinh
Khi được hỏi về ước mơ và dự định trong tương lai của bản thân, Giang mỉm cười cho biết, anh có ước mơ mở một quán cafe nhỏ. Sau đó, anh sẽ trưng bày các sản phẩm tái chế của mình. Bên cạnh đó, anh Giang mong rằng có thể truyền cảm hứng sống xanh đến tất cả mọi người.
"Tôi hy vọng việc làm của mình sẽ truyền cảm hứng sống xanh đến tất cả mọi người. Để chúng ta cùng nhau bảo vệ môi trường, giúp môi trường trở nên xanh-sạch-đẹp hơn", anh Giang nói thêm.
Người Hội An xách giỏ đi chợ 0 đồng, ấm lòng mang về hàng tá đồ ăn Tết Hàng trăm hộ dân khó khăn ở TP Hội An, tỉnh Quảng nam hồ hởi xách giỏ đi dự phiên chợ 0 đồng và ai nấy ấm lòng khi mang về hàng tá đồ ăn Tết. Ngày 4/2, UBND phường Thanh Hà, TP Hội An tổ chức phiên chợ 0 đồng, phục vụ cho 500 hộ dân diện khó khăn trên địa bàn...